Kiện toàn lực lượng công an tham gia phòng, chống, xử lý hành

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 97 - 100)

3.2. Các giải pháp khác nhằm nâng cao vai trò của lực lượng Công

3.2.1. Kiện toàn lực lượng công an tham gia phòng, chống, xử lý hành

hành vi tham nhũng

Tham nhũng là vấn đề nhức nhối, gây ra những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương. Vì vậy, việc đấu tranh xử lý hành vi tham nhũng cần phải có bước tiến mới về lượng về chất. Từ thực tiễn cho thấy, số vụ án tham nhũng được đưa ra ánh sáng và xử lý còn rất khiêm tốn so với hiện trạng tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các vụ tham nhũng được đưa ra ánh sáng vẫn chỉ là những vụ án nhỏ, lực lượng công an vẫn chưa triệt phá được gốc rễ của tham nhũng, chưa phát hiện và xử lý được những “con bạch tuộc lớn” đang hàng ngày hút máu của Nhà nước và nhân dân. Điều này cho thấy, số lượng và chất lượng của lực lượng công an nhân dân trực tiếp tham gia xử lý tham nhũng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Do đó, cần thiết phải kiện tồn lực lượng cơng an nhân dân trực tiếp tham gia xử lý tham nhũng theo phương hướng sau đây:

Thứ nhất, cần quán triệt người đứng đầu các đơn vị tham gia trực tiếp

vào công tác phát hiện và xử lý tham nhũng phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu để tình trạng địa bàn xảy ra tội phạm tham nhũng mà không được phát hiện, xử lý kịp thời. Người đứng đầu các đơn vị tham gia trực tiếp vào công tác phát hiện và xử lý tham nhũng phải đi đầu, gương mẫu trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiết kiệm và chống lãng phí. Người đứng đầu các đơn vị tham gia trực tiếp vào công tác phát hiện và xử lý tham nhũng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, luôn bám sát, động viên, chỉ đạo các chiến sĩ nỗ lực không ngừng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Người đứng đầu các đơn vị cũng phải đi đầu và gương mẫu trong công tác bám sát nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để từ đó phát hiện ra tình hình mới và có phương án hiệu quả để phát hiện và xử lý tham nhũng (nếu có). Như vậy cần quán triệt nguyên tắc thành công là nỗ lực của người đứng đầu và tập thể nhưng thất bại là trách nhiệm của người đứng đầu.

Thứ hai, cần bổ sung cán bộ, chiến sĩ cho lực lượng công an trực tiếp tham gia nhiệm vụ phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng. Hiện nay lực lượng nòng cốt để phát hiện và xử lý tham nhũng là các cán bộ, chiến sĩ của Phòng cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hải Dương và các cán bộ, chiến sĩ của Đội điều tra các tội phạm kinh tế, ma tuý và môi trường của Công an huyện. Tuy nhiên, các cán bộ, chiến sĩ Phòng cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hải Dương không chỉ làm nhiệm vụ phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng mà cịn có nhiệm vụ phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật khác trong quản lý kinh tế. Tương tự như vậy, các chiến sĩ của Đội điều tra các tội phạm kinh tế, ma tuý và môi trường của Công an huyện khơng chỉ có nhiệm vụ phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng mà cịn có nhiệm vụ phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật khác trong quản lý kinh tế, ma tuý và môi trường.

Như vậy, bản thân các chiến sĩ trong quân số của các đơn vị chiến đấu trực tiếp đã mỏng mà còn phải phân tán ra nhiều nhiệm vụ khác. Trong khi đó, sự phát triển kinh tế của Hải Dương luôn đi cùng với sự phức tạp và tinh vi hơn nữa của các loại tội phạm. Vì vậy, hầu như các cán bộ, chiến sĩ ln ở trong tình trạng căng sức chiến đấu. Các chiến sĩ cũng là những con người như bao con người khác. Nếu như các chiến sĩ vẫn tiếp tục phải căng sức, gồng mình để hồn thành nhiệm vụ, sẽ đến lúc sức lực suy giảm và đương nhiên hiệu quả công việc cũng giảm theo. Vì vậy, cần xem xét bổ sung thêm cán bộ, chiến sĩ có năng lực cho các đơn vị trực tiếp đấu tranh, phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng.

Thứ ba, cần nâng cao chất lượng của các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm

nhiệm vụ phát hiện và xử lý tham nhũng. Hiện nay 100% các chiến sĩ đều có trình độ cử nhân luật trở lên. Nhiều chiến sĩ đã tham gia học tập các khoá học ngắn hạn, dài hạn về quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế… để tự trang bị cho mình các kiến thức cần thiết. Đây là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của cuộc đấu tranh, phòng chống tham nhũng, các chiến sĩ phải tiếp tục nâng cao nghiệp vụ hơn nữa. Trước hết, định kỳ (06 tháng/01 lần), Công an tỉnh cần tổ chức các buổi tập huấn để cập nhật cho các cán bộ, chiến sĩ về các kiến thức pháp luật, chính sách của nhà nước về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư công, đấu thầu, … Trong trường hợp có các quy định hoặc chính sách mới của Nhà nước về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư cơng, đấu thầu, … thì cần tổ chức ngay các buổi tập huấn, hội thảo để các cán bộ, chiến sĩ được cập nhật thơng tin. Bên cạnh đó, trong nội bộ các đơn vị cũng cần phải thường xuyên có các buổi họp giao ban, trao đổi nghiệp vụ nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cập nhất kiến thức cho nhau. Cuối cùng, bản thân mỗi chiến sĩ cần tự giác trong việc tự học, tự trau dồi kiến thức thông qua việc tự tham gia các hội thảo, tập huấn do các cơ quan quản lý

chuyên ngành tổ chức. Đồng thời, mỗi chiến sĩ cùng cần không ngừng học tập thông qua cập nhật kiến thức từ sách, vở, từ cuộc sống, từ nhân dân…

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của lực lượng công an nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, từ thực tiễn công an tỉnh hải dương (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)