6. Bố cục của luận văn
4.1.2. Quan điểm và định hướng tăng cường vai trò quản lý Nhà nước
trong quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020
- Quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa là trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, của cả hệ thống chính trị, có sự đồng tình, ủng hộ và tham gia của người dân, trong đó chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, thực hiện trực tiếp và là đầu mối tập hợp là cơ quan Chi cục QLTT.
- Về hệ thống chính sách quản lý Nhà nước trong thị trường hàng hóa cần được bổ sung, điều chỉnh, hạn chế sơ hở, thể hiện sự quyết tâm trong đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện sự nghiêm minh trong áp dụng các chế tài xử lý, xử phạt.
- Sự phối hợp giữa các lực lượng và các cơ quan có chức năng quản lý thị trường hàng hóa là hết sức cần thiết, Chi cục QLTT tỉnh phải trở thành trung tâm khâu nối các cơ quan này để thực hiện tốt quản lý thị trường hàng hóa.
- Công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa cần phải được thực hiện đảm bảo hai yêu cầu: Xử lý nghiêm minh; Tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thuận lợi.
- Sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Chi cục QLTT là yếu tố quyết định tới hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa. Do vậy, cần không ngừng hoàn thiện về nghiệp vụ, chuyên môn, phát huy sự năng động của mỗi cá nhân.
- Kiểm tra, kiểm soát thị trường phải thường xuyên, liên tục, tập trung vào các loại hàng có tính trọng tâm, trọng điểm, kịp thời xử lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Việc bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất tốt, nhất là đối với các vụ việc quan trọng nhằm tạo hiệu quả cao, giữ gìn được bộ máy trong sạch, chống được sự tiếp tay và phát sinh tham nhũng.
- Chi cục QLTT cần có những đề nghị với cấp trên trong việc ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản để ngày càng hoàn thiện, dễ áp dụng, hiệu lực quản lý Nhà nước ngày càng được nâng cao.
4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc trong quản lý thị trƣờng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020
4.2.1. Giải pháp chung
4.2.1.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản
Để giải quyết những khó khăn và tồn tại về áp dụng văn bản pháp luật không bị chồng chéo, cần bổ sung, sửa đổi, kịp thời để phù hợp với yêu cầu hiện tại trong quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa là hết sức cần thiết, nó thể hiện rõ ràng quy định các quy phạm pháp luật dễ trong thực hiện. Đặc biệt là trong việc bắt giữ, xử lý, biện pháp khắc phục. Khắc phục được những tồn tại này với mục đích không còn những kẽ hở để các đối tượng vi phạm tìm cách luồn lách, không làm thất thoát tài sản của Nhà nước, không gây ra những cản trở, ách tắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường và thiệt hại đối với người tiêu dùng. Bởi vậy, theo hệ thống dọc về chỉ đạo và lãnh đạo trong công tác quản lý Nhà nước về thương mại nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng, các văn bản của Cục QLTT, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Chi cục QLTT cần có tính kịp thời, đầy đủ. Với sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cấp tỉnh, Sở Công thương, Chi cục QLTT phải thường xuyên rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản hiện hành, bổ sung kịp thời những văn bản mà yêu cầu về mặt quản lý Nhà nước đặt ra, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Chi cục QLTT xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra thường xuyên và kế hoạch giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiệm vụ đối với từng Đội tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các vi phạm trên.
Các văn bản về sự phối hợp của các Đội cùng với các cơ quan chức năng để quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường cần phải kịp thời và linh hoạt.
Các phương án, kế hoạch tham mưu của Ban chỉ đạo 127 phải thường xuyên hoạt động theo quy chế đã đề ra. Các kế hoạch tham mưu phải đề xuất kịp thời cho các ngành trong công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa theo từng thời kỳ khác nhau.
Cơ quan Chi cục QLTT phải là cơ quan trung tâm và khâu nối, đồng thời tổng hợp, phát hiện và đưa ra những kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới có tính quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QLTT.
4.2.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức và hiểu biết của mọi người về tình hình thị trường hàng hóa
Công tác tuyên truyền là một giải pháp quan trọng của các nhà quản lý. Thông qua các kênh tuyên truyền như: Truyền hình, radio, các pano, áp phích và các hình thức khác nhằm làm cho mọi người đều nắm được các diễn biến phức tạp của thị trường hàng hóa, nâng cao được cảnh giác đối với những hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm VSATTP. Từ đây, người dân hiểu được về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý thị trường về hàng hóa, biết được tác hại và ảnh hưởng của các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường hàng hóa đối với đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội. Làm cho người dân nhận thức được những tính chất gây hại của các hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng lậu và các hành vi vi phạm khác để có cách ứng xử trong mua bán hàng hóa tiêu dùng, cung cấp những thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý Nhà nước về các hành vi vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phạm, nâng cao ý thức đấu tranh chống các hành vi vi phạm hành chính trên thị trường hàng hóa.
Hoạt động tuyên truyền về quản lý thị trường hàng hóa còn phải được thể hiện ở những việc như tổ chức trưng bày, triển lãm về hàng thật, hàng giả ở các hội chợ, để từ đây tạo ra tinh thần cảnh giác trong tiêu dùng hàng hóa của dân cư, đồng thời cũng răn đe các đối tượng vi phạm và các đối tượng có ý đồ vi phạm. Như vậy, sẽ tạo ra một mặt trận đấu tranh, xã hội hóa trong công tác đấu tranh với các hành vi vi phạm hành chính trên thị trường hàng hóa của tỉnh.
4.2.2. Giải pháp cụ thể
4.2.2.1.Tạo cơ chế hoạt động vững mạnh trong nội bộ cơ quan chính quyền và cấp ủy Đảng trong Chi cục
- Để tạo ra một cơ chế hoạt động bền vững trong cơ quan, cần thực hiện tốt công tác thu, chi tài chính của Chi cục QLTT: Quản lý hàng tạm giữ và tiền chi phí cho từng vụ việc, từng đối tượng xử lý…phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Xây dựng các chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn Chi cục và các Đội. Có những đề xuất phù hợp đối với Sở Tài chính và Sở Tư pháp về việc giải quyết những hàng tịch thu, bán để sung công quỹ đảm bảo tính công khai, minh bạch, đồng thời đề nghị Sở Tài chính và Sở Công thương giải quyết kịp thời các phí công tác phục vụ công việc của các Đội QLTT.
- Chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường cố kỷ cương trong các hoạt động công vụ quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa, tạo ra tinh thần nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức của toàn Chi cục. Kịp thời ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm quy chế. Thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả thực hiện nội quy, quy chế theo chế độ đã quy định. Cần nghiên cứu, bổ sung các tiêu chí thi đua, thực hiện chế độ bình xét thi đua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Mở rộng các hoạt động mang tính phong trào thi đua như: Hoạt động văn thể của các đơn vị. Tổ chức giao lưu văn nghệ nhằm động viên thi đua, tạo ra không khí sôi nổi, thiết thực trong Chi cục. Đẩy mạnh hoạt động của Đoàn thanh niên, lấy lực lượng này làm nòng cốt trong tất cả các phong trào thi đua, đồng thời phát huy sức mạnh của công đoàn để tạo ra phong trào rộng khắp, toàn diện trong toàn Chi cục. Chăm lo đến cuộc sống vật chất và tinh thần của cán bộ trong Chi cục như: Duy trì quỹ vì nghĩa tình đồng đội, đời sống công chức và gia đình khi ốm đau, hoạn nạn để tạo đời sống tinh thần cho cán bộ công chức gắn bó mật thiết với cơ quan của mình.
4.2.2.2. Xây dựng bộ máy quản lý trong sạch, vững mạnh
Bộ máy quản lý Nhà nước cần phải trong sạch và vững mạnh, có như vậy hiệu quả quản lý ngày càng được nâng cao. Đối với Chi cục QLTT là cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa thì lại càng cần thiết hơn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Tăng cường về công tác kiểm tra nội bộ, phát hiện và đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, xử lý đúng người về các vi phạm quy chế công tác. Thực hiện song song chương trình chống tham nhũng trong cơ quan, lấy chương trình này làm trọng tâm, trọng điểm để xây dựng bộ máy quản lý trong sạch, vững mạnh của Chi cục.
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ hàng năm và theo từng giai đoạn, đây là công việc hết sức quan trọng và cần được tiến hành trước trong nội dung xây dựng bộ máy quản lý trong sạch và vững mạnh.
Sắp xếp lực lượng trong Chi cục là một công tác hết sức cần thiết, nhằm tạo ra một hệ thống hoạt động quản lý có hiệu quả, phát huy được năng lực của từng cá nhân trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành, thực hiện trực tiếp. Tạo ra một bộ máy hoạt động tốt thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, thị trường hàng hóa lưu thông, đa dạng chủng loại hàng hóa, tránh được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
từ việc xử lý hành chính làm cho thị trường bị ngừng trệ ảnh hưởng tới người tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Luôn luôn đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo được cơ chế quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực QLTT về hàng hóa, tạo ra được sự đồng thuận trong công tác điều hành và tính sáng tạo, chủ động của tất cả các bộ phận, của từng cá nhân.
Bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ là một công việc hết sức cần thiết trong công tác xây dựng lực lượng QLTT. Thường xuyên tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, bổ sung kiến thức về lĩnh vực mới cần thiết, những vấn đề còn tồn tại như xử lý về sở hữu trí tuệ để cán bộ, công chức theo kịp với sự phát triển chung cũng như những diễn biến phức tạp của thị trường hàng hóa trên địa bàn.
4.2.2.3. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát
Đứng trước tình hình thị trường hàng hóa thường xuyên biến động trên nhiều phương diện, khó lường, vai trò của cơ quan quản lý về nhà nước về thị trường hàng hóa càng phải đẩy mạnh. Từ đó, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa của Chi cục QLTT tỉnh luôn luôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Vì vậy, công tác này phải được tăng cường, đảm bảo được tính nghiêm minh và đầy đủ của pháp luật trong quá trình thực thi như: Nghĩa vụ với Nhà nước, điều kiện kinh doanh, các mặt hàng được phép kinh doanh... Công tác này phải được thực hiện, có sự phân công, phân nhiệm theo từng vùng, điểm, vụ việc mang tính trọng tâm, trọng điểm, đồng thời gắn chặt trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ, công chức đối với từng địa bàn. Phương pháp kiểm tra, kiểm soát cần sử dụng trên cơ sở phải nắm được điều tra cơ bản gắn với từng diễn biến, các hành vi vi phạm theo từng đối tượng, theo từng loại hàng hóa, theo tính chất và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mức độ nghiêm trọng của từng vụ việc. Cần tập trung công tác kiểm tra, kiểm soát vào các đối tượng có những hành vi vi phạm thường xuyên về những loại hàng hóa cấm, nhập lậu, gian lận, vi phạm về VSATTP và những hàng hóa có tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
4.2.2.4. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tương đối đa dạng và phong phú, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Song tình hình vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm hành chính diễn ra rất phức tạp, thủ đoạn tinh vi, phương tiện vận chuyển và thông tin ngày càng cao, quy mô hoạt động ngày càng lớn, phạm vi hoạt động không bị bó hẹp…Những hành vi vi phạm trên đã gây ra những tác hại, tổn thất không nhỏ đến đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó có nơi, có lúc sự quan tâm về công tác quản lý thị trường hàng hóa còn lỏng lẻo, sự phối hợp của một số cơ quan chức năng còn thiếu chặt chẽ, đùn đẩy trách nhiệm, dẫn tới hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước không cao.
Từ tình hình trên sự phối thuộc giữa các cơ quan chức năng với Sở Công thương mà trực tiếp là Chi cục QLTT như Công an, Hải quan, Thuế…cần phải kết hợp chặt chẽ. Đối với Sở Công thương trực tiếp là Chi cục QLTT cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của Nhà nước đến các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, hướng dẫn họ thực hiện, đồng thời kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành của họ. Đối với Cục Hải quan tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu, thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu, xây dựng hàng rào thuế quan để chống và đẩy lùi các hành vi vi phạm về thương mại. Lực lượng Công an cần có sự phối hợp với nhiều lực lượng để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát hiện, điều tra những đường dây buôn lậu, gian lận có quy mô, đánh vào những bọn đầu sỏ, làm rõ hoạt động thông đồng, móc nối tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu, góp phần đẩy lùi hoạt động tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý Nhà nước. Chi cục QLTT cần tổ chức thực hiện các chương trình phối hợp QLTT các tỉnh, thành phố, cơ quan hải quan, công an, cơ quan đo lường chất lượng, các tổ chức xã hội (Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội chống hàng giả…) về các công tác như đào tạo, tuyên truyền pháp luật và thông tin phối hợp chống buôn lậu, hàng giả. Cần chủ động phối hợp, tham gia các Đoàn liên ngành kiểm tra, kiểm soát về công tác VSATTP, văn hóa, phòng dịch…để thực hiện kịp thời những yêu cầu đột xuất của cơ quan chỉ đạo cấp trên Sở Công thương, Cục QLTT, Ủy ban nhân dân tỉnh.
4.2.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện đối với công tác quản lý thị trường hàng hóa
Do đặc thù của quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa, do đặc thù của các hành vi vi phạm hành chính về thị trường hàng hóa ngày càng gia tăng, thủ đoạn tinh vi hơn, phương tiện hiện đại gây nên những khó khăn rất lớn. Trong khi đó lực lượng QLTT của Chi cục QLTT của tỉnh được biên chế