6. Bố cục của luận văn
3.1.1. Khái quát về kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh trung du, miền núi, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); Diện tích tự nhiên 3.562,82 km2
.
Thái Nguyên có 09 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Trong 7 huyện có 2 huyện là vùng đặc biệt khó khăn là: huyện Định Hóa và huyện Võ Nhai; 5 huyện còn lại đều là vùng khó khăn.
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H‟mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Mình với 8 trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo khoảng gần 100.000 lao động.
Với vị trí thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc.