6. Bố cục của luận văn
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới vai trò nhà nước trong quản lý thị
trường hàng hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Hệ thống văn bản kế hoạch của Chi cục Quản lý thị trường
Tình trạng chồng chéo, chưa đồng bộ trong hệ thống văn bản, kế hoạch của Chi cục liên quan đến hoạt động quản lý thị trường hàng hóa như hiện nay, việc tiến hành rà soát, sửa đổi những văn bản có tính pháp quy không còn phù hợp với thực tiễn cần loại bỏ. Các diễn biến trên thị trường hàng hóa ngày càng hết sức phức tạp, có những phát sinh mới chưa nắm bắt kịp thời, nên các văn bản chưa cụ thể hóa được những vấn đề cần giải quyết đối với những phát sinh đó. Bởi vậy, trong quá trình hoạt động quản lý Nhà nước về quản lý thị trường hàng hóa phải thường xuyên cập nhật, rút ra những vấn đề cần bổ sung kịp thời vào các quy định của từng cấp, từng ngành thích ứng và có tác dụng trực tiếp đối với thực tiễn quản lý.
* Về nguồn nhân lực quản lý thị trường hàng hóa
Để đáp ứng yêu cầu quản lý thị trường hàng hóa ngày càng phát triển và đa dạng, phức tạp cũng như xu thế và tình hình chung về phát triển kinh tế xã hội, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức trong Chi cục Quản lý thị trường là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý. Thái độ, phong cách, cách ứng xử của cán bộ công chức phải tận tụy, công tâm, trung thực, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của các đối tượng sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức phải được thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng để tránh sự cám dỗ của đồng tiền, không bắt tay với các đối tượng vi phạm pháp luật. Số lượng của cán bộ công chức trong cơ quan quản lý thị trường cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý. Chủng loại, số lượng, quy mô hàng hóa và đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa ngày càng tăng lên, các nghiệp vụ kinh tế có những phát sinh ngày càng phức tạp, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, thì vấn đề thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý kịp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thời đòi hỏi phải bảo đảm có một tần suất nhất định tùy thuộc vào độ “nóng” của vụ việc, khu vực, vùng, miền khác nhau. Khi nguồn lực thiếu, yếu sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc và hiệu quả công tác quản lý ở mức độ không cao. Ngược lại, nếu bộ máy quản lý cồng kềnh sẽ dẫn tới sự lãng phí về nguồn nhân lực, tạo thêm gánh nặng cho công tác quản lý và ngân sách Nhà nước cho chi phí quản lý. Vì vậy, về tổ chức bộ máy cán bộ công chức quản lý thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, thiết thực và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thị trường hàng hóa.
* Về cơ sở vật chất và phương tiện
Để thực hiện tốt công tác quản lý thị trường hàng hóa thì cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác này là hết sức cần thiết, bao gồm: Hệ thống cơ sở các dữ liệu, các trang thiết bị, phương tiện làm việc. Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng như hiện nay sẽ tạo ra một điều kiện làm việc tốt hơn nhằm có những thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ để phát hiện, xử lý kịp thời. Trên cơ sở các dữ liệu đã có, cơ quan quản lý thị trường hàng hóa có thể dựa vào đó làm căn cứ để đánh giá kết quả, dự báo các diễn biến, các phát sinh mà có các giải pháp, biện pháp kịp thời trong quá trình quản lý. Với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại làm cho công tác lưu trữ hồ sơ, số liệu, cập nhật số liệu nhanh, gọn, kịp thời và an toàn hơn.
* Các hoạt động mang tính tuyên truyền, giáo dục
Trong công tác quản lý Nhà nước về quản lý thị trường hàng hóa, công tác tuyên truyền, giáo dục là một công tác cần thiết giúp cho các đối tượng tham gia hoạt động trên thị trường nắm được các quy định của luật pháp về thị trường hàng hóa, thấy rõ bản chất và ý nghĩa cũng như nghĩa vụ và quyền lợi của những đối tượng hoạt động trên thị trường hàng hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thông qua, những thông tin hoặc các dịch vụ do cơ quan quản lý thị trường cung cấp, các đối tượng trên sẽ giảm được thời gian, tiết kiệm được các chi phí cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định, chính sách về quản lý thị trường hàng hóa, thị trường hàng hóa. Từ những hiểu biết đúng đắn về các quy định quản lý của Nhà nước, các đối tượng tham gia thị trường hàng hóa sẽ tự giảm dần những sai phạm, vi phạm các lỗi không cố ý, đồng thời cũng làm giảm một phần chi phí của ngân sách nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa. Sự kết hợp giữa tuyên truyền với hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời sẽ làm giảm các sai phạm do thiếu hiểu biết, tạo cho các đối tượng tham gia thị trường hàng hóa tránh được những vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại nói chung và vi phạm hành chính trên thị trường hàng hóa.
1.1.3.2. Các yếu tố khách quan
* Yếu tố về cơ chế quản lý
Các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa ở các địa phương hiện nay áp dụng cơ chế quản lý trực tiếp đến từng đối tượng tham gia thị trường hàng hóa. Việc áp dụng cơ chế quản lý này tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nắm chắc được các đối tượng sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường. Việc thực hiện cơ chế quản lý trực tiếp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại mang tính chất bắt buộc và cưỡng chế. Thực hiện cơ chế này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, sự hiểu biết pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức.
* Yếu tố về văn bản pháp luật, pháp quy
Hệ thống pháp luật, pháp quy hiện nay của Nhà nước về quản lý thị trường hàng hóa phải được hoàn thiện và mang tính thống nhất, đồng bộ mới mang lại hiệu quả và hiệu lực quản lý cao. Có một số chủ trương, chính sách được quy định trong văn bản còn có tính chất đối phó, chậm sửa đổi, chậm bổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sung chưa theo kịp tình huống phát sinh trên thị trường hàng hóa, còn những kẽ hở tạo hành lang lách luật đối với thị trường hàng hóa.
* Yếu tố về đặc điểm quản lý của Nhà nước đối với quản lý thị trường hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có bộ máy Nhà nước trong sạch không có bộ phận, cán bộ biến chất, làm tay trong, vỏ bọc hoặc bảo kê. Các hành vi vi phạm hành chính về thương mại diễn ra với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhiều thủ đoạn phương thức mới, các đối tượng vi phạm tận dụng triệt để những sơ hở của pháp luật. Trong khi cơ quan quản lý thị trường trực tiếp với lực lượng còn mỏng thiếu về số lượng, chức danh thì kiêm nhiệm, phương tiện nghiệp vụ còn lạc hậu. Những yếu tố này đã gây những khó khăn không nhỏ đối với công tác quản lý thị trường hàng hóa.
* Yếu tố về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau
Hoạt động trên thị trường hàng hóa ngày càng gia tăng và nhiều diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, xã hội, nó xảy ra mọi nơi, mọi lúc khi diễn ra những hoạt động có sự trao đổi hàng hóa trên thị trường. Quá trình quản lý thị trường hàng hóa cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với nhau, nó không phải là nhiệm vụ riêng của cơ quan Quản lý thị trường mà là nhiệm vụ của nhiều cơ quan chức năng khác nhau, ở mức độ khác nhau như: Hải quan, Công an, Biên phòng…cùng với sự cộng tác của đoàn thể quần chúng nhân dân. Từ đây, tạo ra sức mạnh lớn, rộng, vững chắc để góp phần đẩy lùi những hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường hàng hóa.
* Yếu tố về sự biến động của thị trường hàng hóa
Khi cung, cầu hàng hóa mất cân đối sẽ tạo ra những hệ lụy khó lường. Khi khan hiếm hàng hóa, thông thường có một bộ phận đưa ra thị trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
những hàng hóa không đảm bảo chất lượng, giả mạo, hàng lậu…làm cho thị trường giá cả biến động xấu ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Sự biến động của thị trường hàng hóa còn phụ thuộc vào địa bàn quản lý như vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, làm cho hoạt động quản lý càng khó kiểm soát hơn.
* Yếu tố về trình độ hiểu biết và sự tuân thủ pháp luật của dân cư
Sự hiểu biết về luật với việc chấp hành pháp luật trên thị trường hàng hóa thường có tỷ lệ thuận mang tính phổ biến. Bởi vậy, việc phổ biến pháp luật và những quy phạm pháp luật đến với từng người dân và các đối tượng tham gia thị trường hàng hóa là hết sức cần thiết. Việc phổ biến pháp luật hiện nay nhiều nơi, nhiều lúc mang nặng tính hình thức đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…làm cho sự hiểu biết thiếu đầy đủ, thiếu chính xác, hiểu lầm, hiểu sai các quy định. Không chỉ như vậy, mà còn phụ thuộc vào sự ưa chuộng của một bộ phận dân chúng về hàng hóa với những mẫu mã đa dạng nhưng rẻ tiền, không rõ xuất xứ và chất lượng…Từ đây, làm cho dòng chảy các loại hàng hóa này càng có điều kiện xâm nhập với số lượng lớn.
Tất cả những yếu tố đã được nêu trên có ảnh hưởng rất lớn và làm cho việc quản lý của cơ quan Nhà nước về thị trường hàng hóa càng khó khăn và có những bất cập, khó kiểm soát.
1.2. Các bài học kinh nghiệm về vai trò nhà nƣớc về quản lý thị trƣờng hàng hóa
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa ở một số địa phương của Việt Nam ở một số địa phương của Việt Nam
1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
Trong khi thực hiện phương pháp quản lý nhà nước về thị trường hàng hóa, Đồng Nai tiến hành đồng thời và tổng thể một số phương pháp như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sử dụng phương pháp kinh tế được tổng hợp các biện pháp, công cụ kinh tế để gián tiếp tác động vào các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường hàng hóa. Đó là cơ chế, lãi suất, tín dụng, giá cả, tỷ giá, tiền thưởng, trợ cấp...tác động trực tiếp vào các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh thương mại nhằm hạn chế các tiêu cực, kích thích từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời điều chỉnh cung cầu và duy trì cân đối lớn về hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Đồng Nai sử dụng phương pháp quản lý hành chính: Trên cơ sở các quy định pháp luật, chính sách, quy định hành chính của trung ương, cơ quan quản lý của tỉnh đưa ra một số quy định phù hợp với thực tế của địa phương tác động trực tiếp, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong thương mại nói chung và quản lý thị trường hàng hóa nói riêng, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, tác hại của gian lận trong sản xuất kinh doanh hàng hóa trên thị trường làm tổn hại tới kinh tế, xã hội.
Cùng với các phương pháp trên, Đồng Nai tăng cường phương pháp giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao sự hiểu biết của mọi người về các hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương mại trong sản xuất kinh doanh. Đồng Nai có quan điểm rõ ràng về xã hội hóa công tác đâú tranh chống gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật. Coi cuộc đấu tranh này là của toàn dân, của mọi ngành, mọi cấp, của cả các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội để tạo sức mạnh tổng hợp, làm cho thị trường hàng hóa phát triển lành mạnh. Song song các phương pháp trên, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai lấy xây dựng bộ máy quản lý trong sạch, vững mạnh làm trọng tâm;: Trước hết là ổn định sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, lấy việc bố trí cán bộ có đủ năng lực phẩm chất vào những vị trí then chốt, đồng thời tăng cường kiểm tra nội bộ , kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, vi phạm quy chế công tác, có biểu hiện ăn hối lộ, tham nhũng trong cơ quan. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiện và bồi dưỡng các nhân tố tích cực trong cán bộ, công chức để tạo nguồn các bộ lâu dài.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa có nguồn gốc không chỉ trong nước mà còn của nước ngoài nhập, nhiều nhất vẫn là hàng hóa từ Trung Quốc. Nên việc kiểm tra, xử lý cần có cách thức, xử lý tương ứng với đặc thù mỗi loại hình thì mới đạt hiệu quả. Trong một số năm gần đây Chi cục QLTT Hải Dương đẩy mạnh công tác quản lý hàng hóa lưu thông với việc tăng cường kiểm tra, phát hiện các vụ vi phạm hành chính, các vụ gian lận thương mại, các hành vi gian lận trong lưu thông, trong sản xuất, v=các vụ sản xuất, lưu thông hàng giả như mũ xe máy, mỳ chính...Chi cục QLTT Hải Dương rút ra kinh nghiệm là: Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, trinh sát, coi công tác này là khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm, nghiệp vụ cao, chứng cứ thu thập phải xác thực đủ điều kiện, cơ sở pháp lý để xử lý. Phối hợp với các cơ quan hữu quan, đồng thời sử dụng ngay một số doanh nghiệp để phát hiện, xác định đối tượng các hành vi, hàng hóa bị vi phạm trong nhiều trường hợp đạt được hiệu quả cao. Trong một số trường hợp vi phạm về làm hàng giả, vi phạm về sở hữu trí tuệ cần phải xác minh cụ thể, Cục QLTT Hải Dương đã tổ chức Bộ phận liên ngành tư vấn để giám định, kết luận về vi phạm bao gồm cán bộ có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của Công an, Sở Khoa học Công nghệ...tuy vào loại vi phạm.
Sau khi nghiên cứu, tham khảo một số công trình khoa học ở một số địa bàn trong nước như ở Đồng Nai, Hải Dương, với nội dung liên quan đến quản lý Nhà nước và liên quan đến thị trường hàng hóa lưu thông, kinh doanh trên thị trường, từ đó rút ra một số nội dung như sau:
* Những mặt đạt được
- Trong công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa, việc chống hành vi vi phạm hành chính về các loại như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, về nhãn hàng hóa, về thuế và cưỡng chế thi hành, quyết định hành chính thuế, về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, vận chuyển tàng trữ, buôn