6. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong quản lý thị trường
hàng hóa có thể áp dụng đối với tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh có vị trí trung tâm về kinh tế, chính trị, cửa ngõ giao lưu của các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ. Đây là cửa ngõ của nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác nhau, các vùng miền khác nhau trong nội địa cũng như hàng ngoại từ Trung Quốc chuyển về. Bởi vậy, công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa đối với các cấp chính quyền địa phương, đối với Chi cục Quản lý thị trường càng cần thiết và hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong việc tạo lập một thị trường hàng hóa phát triển và cạnh tranh lành mạnh, ổn định giá cả, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Một là, với vị trí, vai trò nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn về quản lý Nhà
nước trên một tỉnh, Phó Chủ tịch phụ trách về hành pháp là trung tâm chỉ đạo, điều hành có tính thống nhất cao các cơ quan chức năng với nhau trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại.
Hai là, việc áp dụng đồng bộ các biện pháp đã được Nhà nước quy định
trong giải quyết và xử lý các vụ việc vi phạm sẽ mang tính hiệu quả cao hơn, thể hiện rõ quyền lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường hàng hóa.
Ba là, trau dồi, học hỏi kinh nghiệm đối với các địa phương khác là hết
sức quan trọng để nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả quản lý, hiệu lực quản lý của Chi cục Quản lý thị trường đối với thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Bốn là, áp dụng các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức trong cơ quan Chi cục Quản lý thị trường cần chính xác, kịp thời. Tạo ra một phong trào thi đua người tốt việc tốt, tính chủ động của mỗi người, làm động lực cho từng chiến dịch, từng kế hoạch cụ thể đạt kết quả tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ
QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GẮN VỚI VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
1.Vai trò Nhà nước quản lý về thị trường hàng hóa thể hiện trên cơ sở lý luận nào?
2. Thực trạng thể hiện vai trò Nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 - 2012 như thế nào?.
3. Để tăng cường vai trò Nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020 cần có những giải pháp nào?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nắm được vai trò Nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên các phương diện khác nhau, cơ quan đại diện Nhà nước và trực tiếp quản lý thị trường hàng hóa. Tập hợp và hệ thống hóa các văn bản pháp quy về quản lý thị trường hàng hóa. Tổng hợp, phân tích các số liệu, tài liệu liên quan đến quản lý thị trường hàng hóa. Sử dụng số liệu thông qua phiếu phỏng vấn một số cán bộ quản lý, chuyên gia theo mẫu phiếu phỏng vấn về vấn đề quản lý thị trường hiện nay, từ đó tổng hợp và phân tích sâu hơn, tìm ra mặt đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân để có giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa ngày càng có hiệu lực cao.
2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu
+ Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Các tài liệu, số liệu thứ cấp là những tài liệu, số liệu đã được công bố, đăng tải trên các phương tiện như sách, báo, tạp chí, công báo, niên giám thống kê, các công trình đã nghiên cứu trước đó có thể kế thừa một số kết quả nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý thị trường hàng hóa: Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Bảo vệ người tiêu dùng; Các Nghị định, thông tư hướng dẫn của Bộ Công thương; các quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên và thông tư hướng dẫn của Sở Công thương Thái Nguyên; Các Chỉ thị của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương.
Thu thập các tài liệu, số liệu từ sách, báo, tạp chí có liên quan đến quản lý thị trường hàng hóa
Thu thập dữ liệu thứ cấp trong đề tài từ các loại Báo cáo tổng kết, sơ kết của địa phương về công tác quản lý thị trường hàng năm của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên và các Đội trực thuộc; đồng thời tham khảo tài liệu của các cơ quan liên quan đến quản lý hàng hóa trên thị trường: Công an, Hải quan, Thuế... Trên cơ sở các tài liệu, số liệu này cho phép tổng hợp, phân tích theo nội dung cần phân tích.
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả tiến hành chọn mẫu phỏng vấn chuyên gia bao gồm cán bộ của Chi cục và cán bộ Trưởng, phó phòng của các cơ quan liên quan tới thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh như Công an, Hải quan, Thuế.
Sử dụng công thức của Sloven,s [19 , page 13] như sau:
n = N/ (1+N*e2) + n : Lượng mẫu chọn + e : Độ chính xác (0,05) + N : Tổng thể mẫu Bảng 2.1. Dung lƣợng mẫu phỏng vấn STT Danh mục Tổng thể Mẫu Tỷ lệ (%) 1 Cơ quan Chi cục Quản lý
thị trường tỉnh 115 83 73,7
2 Cơ quan liên quan (Công
an, Hải quan, Thuế) 41 30 26,3
Tổng số 156 113 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sau khi tính toán thì số mẫu cần phải phỏng vấn là 113 mẫu như bảng trên Các phiếu phỏng vấn được xây dựng sẵn với 9 nội dung khác nhau, với thang đo thái độ đơn giản, loại thang đo nhiều lựa chọn, nhiều trả lời (Multiple-choice-multiple-response scale-checklist), đồng thời tính toán theo tỷ lệ %. Bảng hỏi được đưa vào phần phụ lục của luận văn.
+ Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là một phương pháp thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các bộ lãnh đạo, quản lý các phòng ban trực tiếp của Chi cục QLTT và Trưởng, phó phòng của cơ quan liên quan như: Công an, Hải quan, Thuế. Những người này có kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về thị trường hàng hóa. Trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thị trường, các chuyên gia này cho ý kiến về vấn đề nghiên cứu quản lý thị trường trên địa bàn thông qua một số câu hỏi định sẵn trong mẫu phiếu phỏng vấn, được phỏng vấn trực tiếp với 9 câu hỏi đã được soạn sẵn theo nội dung nghiên cứu về quản lý thị trường. Từ đó giúp cho việc đánh giá, nhận xét và xác định được các giải pháp đưa ra một cách chính xác và hoàn thiện hơn.
2.1.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
Sau khi các tài liệu, số liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê các thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin với mục tiêu nghiên cứu. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy vi tính và tổng hợp số liệu đó.
2.1.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là phần quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học, với nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của các hiện tượng trên cơ sở số liệu đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đặt ra đối với việc quản lý nhà nước và vai trò của nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Từ đó, phải xác định cụ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
được mức độ của các hiện tượng, xu hướng và tính chất cũng như mức độ quan hệ, có thể rút ra kết luận khoa học về bản chất hoặc tính quy luật. Luận văn sử dụng một số phương pháp phân tích như sau:
2.1.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là đối chiếu các hiện tượng kinh tế, xã hội được thể hiện định lượng có nội dung và tính chất tương tự nhau: Số lần, số phần trăm. So sánh cũng được sử dụng ở các dạng như: So sánh giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự nhau, so sánh các yếu tố hiện tượng các biệt….
Thông qua phương pháp này cho phép ta rút ra các kết luận kết quả thực hiện công tác quản lý hàng hóa trên thị trường của Chi cục QLTT tỉnh.
2.1.3.2. Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian
Sử dụng phương pháp phân tích theo dãy số thời gian với khoảng cách theo thời kỳ trong dãy số 1 năm. 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về kết quả thực hiện công tác quản lý thị trường hàng hóa: thanh tra kiểm tra; kết quả xử lý các vi phạm khác nhau trên thị trường hàng hóa của tỉnh.
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i ) với công thức:
∆i = Yi - Y1 ; i = 1,2,3,... Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i
Y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
- Tốc độ phát triển có hai loại: tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc
Công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn (ti) phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:
ti = Yi ⁄ Yi -1 ; i=2,3,4..n
Trong đó Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tốc độ phát triển định gốc (Ti) dùng phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian tương đối dài:
Công thức tính như sau:
T = Yi ⁄ Y1 ; i=2,3,..n
Trong đó: Yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i Y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
- Tốc độ phát triển bình quân (¯t) được dùng để phản ánh mức độ tốc độ phát triển liên hoàn.
- Tốc độ tăng giảm định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.
Thống kê các số liệu liên quan đến quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, dùng các chỉ số về so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để đánh giá sự diễn biến và có dự báo xu hướng về các vụ việc vi phạm trên thị trường hàng hóa giữa các năm.
2.1.3.3. Phương pháp bảng biểu, đồ thị
Bảng số liệu thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu được tổng hợp một cách lôgic, hệ thống nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng để trình bày các kết quả nghiên cứu đã thu thập được và thuận lợi phân tích cho việc phân tích so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều chiều, nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các bảng số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các loại bảng đơn giản, bảng phân tổ và bảng tổng hợp.
- Phương pháp đồ thị là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong luận văn có sự kết hợp các con số với hình vẽ kết hợp màu sắc để trình bày mang tính sinh động các đặc trung về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ vậy, đồ thị có khả năng thu hút sự chú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ý của người đọc, giúp cho việc lĩnh hội thông tin dễ dàng, nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh về độ chính xác của thông tin thông kê. Tác giả đã sử dụng loại đồ thị hình cột, hình elip, mạng để biểu đạt nội dung.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện sử dụng chỉ tiêu nghiên cứu như sau: - Số lượng văn bản pháp quy của tỉnh về quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong các năm.
- Số lượng cán bộ, cơ sở vật chất trong hệ thống quản lý thị trường. - Số lượt thanh tra, kiểm tra thị trường các năm.
- Số vụ vi phạm và giá trị hàng hóa được phát hiện trên thị trường: Hàng quốc cấm, hàng giả, hàng có chất độc hại…
- Số các văn bản do các cơ quan, tổ chức ban hành liên quan. - Kết quả xử lý các vụ về các loại vi phạm.
- Số lượng vụ việc vi phạm có sự phối hợp với các cơ quan hữu quan để thụ lý, giải quyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Những đặc điểm về thị trƣờng hàng hóa tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh trung du, miền núi, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); Diện tích tự nhiên 3.562,82 km2
.
Thái Nguyên có 09 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Trong 7 huyện có 2 huyện là vùng đặc biệt khó khăn là: huyện Định Hóa và huyện Võ Nhai; 5 huyện còn lại đều là vùng khó khăn.
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H‟mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Mình với 8 trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo khoảng gần 100.000 lao động.
Với vị trí thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 80 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc.
3.1.2. Khái quát về đơn vị quản lý thị trường hàng hóa tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Hệ thống tổ chức chung: Được quy định rõ trong Nghị định của Chính phủ theo Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 đã được trình bày trong phần lý luận. Có thể sử dụng sơ đồ sau để minh họa về tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên như sau:
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Quản lý thị trường
Ghi chú: Quan hệ chỉ huy Quan hệ phối hợp