Thực trạng về vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 73)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Thực trạng về vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa

nói chung trên địa bàn

Tình hình thị trường hàng hóa, giá cả của các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 trên cả nước và thị trường tỉnh Thái Nguyên nói riêng đều chịu những ảnh hưởng biến động bất lợi của thị trường thế giới và khu vực. Đặc biệt là vào các năm 2008, 2009, 2010 còn chịu ảnh hưởng của lạm phát, suy thoái và thời tiết bất lợi. Những năm 2011, 2012 sau cuộc khủng hoảng kinh tế nói chung, tình hình về nền kinh tế đã có bước đầu phục hồi và tăng trưởng. Hàng hóa lưu thông trên thị trường rất đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Riêng năm 2012 không chỉ riêng tỉnh Thái Nguyên có một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thua lỗ, lượng hàng tồn kho lớn, một số doanh nghiệp dừng hoạt động, một số phá sản. Ngoài các bất lợi trên việc tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như: Điện, xăng dầu, khí hóa lỏng, vàng, các kim loại quý khác cùng với một số dịch bệnh hoành hành đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh, lưu thông và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Trước tình hình trên, Tỉnh ủy và Ủy ban trong các năm đã chỉ đạo sâu sát, có những giải pháp và biện pháp sát với tình hình thị trường hàng hóa của tỉnh, đồng thời với sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương, trong các năm đã qua nhìn chung thị trường hàng hóa toàn tỉnh vẫn giữ được ổn định, có sự tăng trưởng đáp ứng đủ nhu cầu cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo được an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật, điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề, quy định về nhãn mác, ghi nhãn hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của phần lớn các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh trên thị trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số vụ vi phạm đã giảm dần theo các năm, các đối tượng vi phạm phần lớn ở các vùng sâu, vùng xa.

Tình hình vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu trên các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và tại thị trường cố định có chiều hướng giảm dần.

Các hành vi gian lận thương mại đã phát hiện và xử lý vẫn chủ yếu là gian lận về hóa đơn, chứng từ, gian lận về đo lường, về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, tập trung ở các mặt hàng như: Thuốc chữa bệnh cho người, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thuốc bảo vệ thực vật và các mặt hàng về thực phẩm…

Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hành vi phạm về ghi nhãn hàng hóa trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh trong các năm theo chiều hướng không giảm. Hàng hóa vi phạm chủ yếu: Rượu, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, thức ăn chăn nuôi…xuất hiện tại địa bàn thành thị và nông thôn với nhiều chủng loại, công nghệ sản xuất ngày càng tinh vi, hiện đại gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng khó phát hiện khi lựa chọn hàng hóa.

Hoạt động vận chuyển, tàng trữ, mua bán lâm sản, khoáng sản trái phép trong các năm từ năm 2008 - 2012 diễn biến thất thường. Năm 2008 và 2009 các hoạt động này đã có sự giảm. Nhưng đến năm 2010 các hoạt động này lại tăng lên, càng về cuối năm mức độ vi phạm càng lớn. Vào những năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và 2012 thì hoạt động này có chiều hướng giảm hẳn, chủ yếu là hoạt động khai thác thủ công, nhỏ lẻ, số lượng không lớn.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)