Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 101 - 128)

6. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân

* Khó khăn

- Hệ thống văn bản pháp luật ban hành chưa đồng bộ, còn có sự chồng chéo, chưa kịp bổ sung, một số Nghị định Chính phủ chưa có Thông tư hướng dẫn, do vậy đã gây nhiều khó khăn cho lực lượng thực thi áp dụng.

- Công tác phối hợp của các doanh nghiệp với các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin, phối hợp kiểm tra, xử lý về sở hữu trí tuệ; Việc giám định kết luận hàng hóa vi phạm về sở hữu trí tuệ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn nhất đối với hàng hóa do nước ngoài sản xuất.

- Kinh phí, trang thiết bị chuyên dụng, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm đã được tăng cường. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là về trang bị, thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra để xác định nhanh dấu hiệu vi phạm, làm cơ sở cho việc kiểm tra một số lĩnh vực khác như: Kiểm tra chất lượng xăng dầu, hàng nông sản, các loại hóa chất độc, phẩm mầu không được phép sử dụng đối với thực phẩm chế biến...

- Công tác quản lý địa bàn, quản lý hàng hóa và quản lý các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vẫn chưa được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

* Tồn tại

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm soát viên không đồng đều, do vậy gặp khó khăn khi kiểm tra các Doanh nghiệp, kiểm tra về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực mới liên quan.

- Nguồn nhân lực đã được biên chế hiện tại của lực lượng QLTT Thái Nguyên mặc dù đã được bổ sung, nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là ở những huyện miền núi. Tại một số đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vị độ tuổi trung bình của các Kiểm soát viên khá cao, nên hạn chế trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

- Một số Đội QLTT địa bàn chưa phát huy hết trách nhiệm của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127 ở địa phương về công tác tham mưu, tổ chức phối kết hợp, còn để xảy ra tình trạng trong cùng một thời điểm có nhiều Đoàn kiểm tra liên ngành; Kết quả kiểm tra hiệu quả không cao, số vụ kiểm tra lớn nhưng số vụ sai phạm bị xử phạt hành chính nhỏ, chủ yếu là nhắc nhở. Vì vậy tính răn đe, ngăn chặn thấp.

- Công tác nắm bắt tình hình diễn biến của thị trường, về cung cầu hàng hóa, giá cả và lượng hàng dự trữ của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn còn hạn chế; Công tác nắm bắt, dự báo tình hình diễn biến thị trường ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác quản lý cán bộ, công chức ở một số đơn vị chưa thật sự chặt chẽ kể cả về thời gian lao động, chất lượng, hiệu quả công tác.

- Công tác tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ công chức, ở một số đơn vị chưa được chú trọng.

* Nguyên nhân

Thứ nhất, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, nhiều sơ hở, kể cả trong đường lối, chính sách và các quy định. Các biện pháp chưa kịp thời, có những lúc, những nơi chưa chủ động. Có một số chính sách, quy định còn mang tính đối phó, chậm sửa đổi, chưa bổ sung kịp thời theo diễn biến phát sinh của thị trường hàng hóa.

Thứ hai, sự quan tâm, nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa ở một số ngành, cấp chính quyền địa phương chưa thật thấu đáo, không có biện pháp triệt để trong đấu tranh ngăn chặn, các biện pháp không được thực hiện đồng bộ. Sự phối hợp và thống nhất cao giữa chính quyền với cơ quan chức năng chưa thật nhịp nhàng, chặt chẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ ba, các hành vi vi phạm ngày càng tăng lên, thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng. Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường còn mỏng, kinh nghiệm chưa nhiều, phương tiện lạc hậu và thiếu, nguồn kinh phí dành cho hoạt động quản lý này chưa tương xứng với thực tế.

Thứ tư, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý Nhà nước đối với thị trường hàng hóa còn nhiều bất cập.

Thứ năm, trong công tác khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời và thỏa đáng cả về vật chất lẫn tinh thần, từ đó làm cho việc khuyến khích, nỗ lực, cố gắng của cá nhân lẫn tập thể phát huy tính tích cực còn hạn chế.

Tóm lại: Về công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong nhiều năm trở lại đây từ năm 2008-2012 công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện rõ vai trò quản lý của Nhà nước một số nội dung như sau:

- Chi cục QLTT đã quản lý toàn diện, áp dụng cả ba phương pháp quản lý kinh tế, xử phạt hành chính, tuyên truyền giáo dục.

- Tất cả các hành vi vi phạm gồm 11 hành vi: Hàng lậu; Hàng cấm; Gian lận thương mại; Vi phạm về hàng giả và quyền SHTT; Vi phạm trong kinh doanh; Vi phạm ghi nhãn hàng hóa; Đầu cơ găm hàng và về giá; Vi phạm về khoáng sản, lâm sản; Về dịch bệnh, thú y và VSATTP…của các đối tượng đã được ngăn chặn, xử lý kịp thời.

- Mục tiêu quản lý thị trường hàng hóa đạt được thể hiện thị trường hàng hóa vẫn giữ được sự ổn định, đời sống nhân dân vẫn được đảm bảo, chỉ số giá tiêu dùng không tăng đột biến, hàng hóa lưu thông bình thường, mặc dù diễn biến về các hành vi vi phạm hết sức phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. - Hàng năm Chi cục QLTT đã góp phần vào ngân sách cho tỉnh thông qua các nguồn thu xử lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy vậy, trong công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục bằng những giải pháp và biện pháp cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 4.1. Định hƣớng tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc trong quản lý thị trƣờng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Dự báo diễn biến về thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Khi nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập toàn diện, cũng như những diễn biến khó lường trong khi suy thoái kinh tế của kinh tế thị trường trên thế giới và khu vực. Các đối tượng vi phạm về Luật thương mại ngày càng gia tăng ở cả trong nước và quốc tế. Quá trình phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường cũng tạo ra điều kiện cho các tội phạm loại này tăng lên. Trong bối cảnh như vậy thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng diễn ra hết sức phức tạp, các đối tượng vi phạm các hành vi về buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, về gian lận thương mại về hóa đơn, chứng từ, đo lường và chất lượng hàng hóa…có xu hướng tăng lên theo từng năm, ẩn chứa những phức tạp khó lường. Song song với tình hình trên vấn đề về khí hậu, thời tiết thất thường, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Hệ thống luật pháp chưa được đồng bộ, còn chồng chéo, còn mâu thuẫn lẫn nhau, nên đã tạo ra những kẽ hở để các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường hàng hóa có cơ hội tăng lên. Việc xử lý các đối tượng vi phạm có lúc, có nơi, có vụ việc chưa thật nghiêm minh tạo nên mảnh đất cho tội phạm phát triển. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường hàng hóa, đặc biệt đối với các tác hại của hành vi vi phạm pháp luật cần phải được nâng lên ở các cấp, các ngành, tới từng người dân. Có thể dự báo trong thời gian tới các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động trên thị trường hàng hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sẽ tăng lên, tinh vi, khó kiểm soát không chỉ trên phạm vi cả nước mà sẽ diễn ra ở thị trường hàng hóa của tỉnh. Tập trung vào các hoạt động:

- Vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu trên các tuyến quốc lộ đi qua, phần lớn là hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc bao gồm các loại mặt hàng tiêu dùng, pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, các loại mặt hàng gia dụng như điện, điện lạnh, quần áo, thực phẩm công nghệ...

- Gian lận thương mại chủ yếu về hóa đơn, chứng từ, đo lường và chất lượng hàng hóa. Sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ thuộc nhiều lĩnh vực, chủng loại. Tập trung ở một số mặt hàng có giá trị cao, uy tín, nước ngoài sản xuất như mỹ phẩm, dầu gội, điện tử, thuốc lá, rượu…

- Vi phạm về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, quy định về VSATTP, về ghi nhãn mác…

- Đặc biệt là về giá, niêm yết giá và bán theo giá, lĩnh vực này hầu như có ở tất cả các loại hàng hóa nhưng tập trung ở các hàng hóa kinh doanh như thuốc, thuốc tây, gas .

- Vận chuyển, tàng trữ, mua bán lâm sản, khoáng sản trái phép cũng diễn ra khó kiểm soát.

- Việc vận chuyển, mua bán động vật, các sản phẩm chế biến động vật vi phạm pháp luật thú y và VSATTP có xu hướng diễn ra mạnh hơn.

- Về đối tượng vi phạm có thể tập trung vào hai loại: Loại chuyên nghiệp và loại không chuyên nghiệp. Loại chuyên nghiệp chúng hình thành một đường dây hoạt động, có tổ chức chặt chẽ, phương tiện nhanh, nhạy, mạng lưới phân phối rộng, có khả năng lôi kéo nhiều phần tử khác. Loại không chuyên nghiệp thường là các cơ sở, các hộ tư nhân lợi dụng kẽ hở trong cơ chế chính sách để vụ lợi bất chính.

- Về thủ đoạn: Theo dự báo các thủ đoạn sẽ ngày càng nhiều và tinh vi hơn, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại kể cả phương tiện vận chuyển và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phương tiện liên lạc. Có thể lôi kéo cán bộ quản lý và người dân thiếu hiểu biết để tham gia.

- Về quy mô và tính chất: Quy mô ngày càng tăng lên, sẽ tạo ra một liên kết rộng lớn hơn. Về tính chất ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đối với người tiêu dùng.

4.1.2. Quan điểm và định hướng tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, tầm trong quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020

- Quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa là trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, của cả hệ thống chính trị, có sự đồng tình, ủng hộ và tham gia của người dân, trong đó chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, thực hiện trực tiếp và là đầu mối tập hợp là cơ quan Chi cục QLTT.

- Về hệ thống chính sách quản lý Nhà nước trong thị trường hàng hóa cần được bổ sung, điều chỉnh, hạn chế sơ hở, thể hiện sự quyết tâm trong đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện sự nghiêm minh trong áp dụng các chế tài xử lý, xử phạt.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng và các cơ quan có chức năng quản lý thị trường hàng hóa là hết sức cần thiết, Chi cục QLTT tỉnh phải trở thành trung tâm khâu nối các cơ quan này để thực hiện tốt quản lý thị trường hàng hóa.

- Công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa cần phải được thực hiện đảm bảo hai yêu cầu: Xử lý nghiêm minh; Tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thuận lợi.

- Sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Chi cục QLTT là yếu tố quyết định tới hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa. Do vậy, cần không ngừng hoàn thiện về nghiệp vụ, chuyên môn, phát huy sự năng động của mỗi cá nhân.

- Kiểm tra, kiểm soát thị trường phải thường xuyên, liên tục, tập trung vào các loại hàng có tính trọng tâm, trọng điểm, kịp thời xử lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Việc bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất tốt, nhất là đối với các vụ việc quan trọng nhằm tạo hiệu quả cao, giữ gìn được bộ máy trong sạch, chống được sự tiếp tay và phát sinh tham nhũng.

- Chi cục QLTT cần có những đề nghị với cấp trên trong việc ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản để ngày càng hoàn thiện, dễ áp dụng, hiệu lực quản lý Nhà nước ngày càng được nâng cao.

4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc trong quản lý thị trƣờng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020

4.2.1. Giải pháp chung

4.2.1.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản

Để giải quyết những khó khăn và tồn tại về áp dụng văn bản pháp luật không bị chồng chéo, cần bổ sung, sửa đổi, kịp thời để phù hợp với yêu cầu hiện tại trong quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa là hết sức cần thiết, nó thể hiện rõ ràng quy định các quy phạm pháp luật dễ trong thực hiện. Đặc biệt là trong việc bắt giữ, xử lý, biện pháp khắc phục. Khắc phục được những tồn tại này với mục đích không còn những kẽ hở để các đối tượng vi phạm tìm cách luồn lách, không làm thất thoát tài sản của Nhà nước, không gây ra những cản trở, ách tắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường và thiệt hại đối với người tiêu dùng. Bởi vậy, theo hệ thống dọc về chỉ đạo và lãnh đạo trong công tác quản lý Nhà nước về thương mại nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng, các văn bản của Cục QLTT, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Chi cục QLTT cần có tính kịp thời, đầy đủ. Với sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cấp tỉnh, Sở Công thương, Chi cục QLTT phải thường xuyên rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản hiện hành, bổ sung kịp thời những văn bản mà yêu cầu về mặt quản lý Nhà nước đặt ra, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Chi cục QLTT xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra thường xuyên và kế hoạch giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiệm vụ đối với từng Đội tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các vi phạm trên.

Các văn bản về sự phối hợp của các Đội cùng với các cơ quan chức năng để quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường cần phải kịp thời và linh hoạt.

Các phương án, kế hoạch tham mưu của Ban chỉ đạo 127 phải thường xuyên hoạt động theo quy chế đã đề ra. Các kế hoạch tham mưu phải đề xuất

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 101 - 128)