Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 108 - 110)

6. Bố cục của luận văn

4.2.1. Giải pháp chung

4.2.1.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản

Để giải quyết những khó khăn và tồn tại về áp dụng văn bản pháp luật không bị chồng chéo, cần bổ sung, sửa đổi, kịp thời để phù hợp với yêu cầu hiện tại trong quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa là hết sức cần thiết, nó thể hiện rõ ràng quy định các quy phạm pháp luật dễ trong thực hiện. Đặc biệt là trong việc bắt giữ, xử lý, biện pháp khắc phục. Khắc phục được những tồn tại này với mục đích không còn những kẽ hở để các đối tượng vi phạm tìm cách luồn lách, không làm thất thoát tài sản của Nhà nước, không gây ra những cản trở, ách tắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường và thiệt hại đối với người tiêu dùng. Bởi vậy, theo hệ thống dọc về chỉ đạo và lãnh đạo trong công tác quản lý Nhà nước về thương mại nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng, các văn bản của Cục QLTT, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Chi cục QLTT cần có tính kịp thời, đầy đủ. Với sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cấp tỉnh, Sở Công thương, Chi cục QLTT phải thường xuyên rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản hiện hành, bổ sung kịp thời những văn bản mà yêu cầu về mặt quản lý Nhà nước đặt ra, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Chi cục QLTT xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra thường xuyên và kế hoạch giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiệm vụ đối với từng Đội tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các vi phạm trên.

Các văn bản về sự phối hợp của các Đội cùng với các cơ quan chức năng để quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường cần phải kịp thời và linh hoạt.

Các phương án, kế hoạch tham mưu của Ban chỉ đạo 127 phải thường xuyên hoạt động theo quy chế đã đề ra. Các kế hoạch tham mưu phải đề xuất kịp thời cho các ngành trong công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa theo từng thời kỳ khác nhau.

Cơ quan Chi cục QLTT phải là cơ quan trung tâm và khâu nối, đồng thời tổng hợp, phát hiện và đưa ra những kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới có tính quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QLTT.

4.2.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức và hiểu biết của mọi người về tình hình thị trường hàng hóa

Công tác tuyên truyền là một giải pháp quan trọng của các nhà quản lý. Thông qua các kênh tuyên truyền như: Truyền hình, radio, các pano, áp phích và các hình thức khác nhằm làm cho mọi người đều nắm được các diễn biến phức tạp của thị trường hàng hóa, nâng cao được cảnh giác đối với những hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm VSATTP. Từ đây, người dân hiểu được về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý thị trường về hàng hóa, biết được tác hại và ảnh hưởng của các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường hàng hóa đối với đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội. Làm cho người dân nhận thức được những tính chất gây hại của các hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng lậu và các hành vi vi phạm khác để có cách ứng xử trong mua bán hàng hóa tiêu dùng, cung cấp những thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý Nhà nước về các hành vi vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phạm, nâng cao ý thức đấu tranh chống các hành vi vi phạm hành chính trên thị trường hàng hóa.

Hoạt động tuyên truyền về quản lý thị trường hàng hóa còn phải được thể hiện ở những việc như tổ chức trưng bày, triển lãm về hàng thật, hàng giả ở các hội chợ, để từ đây tạo ra tinh thần cảnh giác trong tiêu dùng hàng hóa của dân cư, đồng thời cũng răn đe các đối tượng vi phạm và các đối tượng có ý đồ vi phạm. Như vậy, sẽ tạo ra một mặt trận đấu tranh, xã hội hóa trong công tác đấu tranh với các hành vi vi phạm hành chính trên thị trường hàng hóa của tỉnh.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 108 - 110)