Kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong quản lý thị trường hàng

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 55)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong quản lý thị trường hàng

ở một số địa phương của Việt Nam

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Trong khi thực hiện phương pháp quản lý nhà nước về thị trường hàng hóa, Đồng Nai tiến hành đồng thời và tổng thể một số phương pháp như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sử dụng phương pháp kinh tế được tổng hợp các biện pháp, công cụ kinh tế để gián tiếp tác động vào các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường hàng hóa. Đó là cơ chế, lãi suất, tín dụng, giá cả, tỷ giá, tiền thưởng, trợ cấp...tác động trực tiếp vào các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh thương mại nhằm hạn chế các tiêu cực, kích thích từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời điều chỉnh cung cầu và duy trì cân đối lớn về hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Đồng Nai sử dụng phương pháp quản lý hành chính: Trên cơ sở các quy định pháp luật, chính sách, quy định hành chính của trung ương, cơ quan quản lý của tỉnh đưa ra một số quy định phù hợp với thực tế của địa phương tác động trực tiếp, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong thương mại nói chung và quản lý thị trường hàng hóa nói riêng, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, tác hại của gian lận trong sản xuất kinh doanh hàng hóa trên thị trường làm tổn hại tới kinh tế, xã hội.

Cùng với các phương pháp trên, Đồng Nai tăng cường phương pháp giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao sự hiểu biết của mọi người về các hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương mại trong sản xuất kinh doanh. Đồng Nai có quan điểm rõ ràng về xã hội hóa công tác đâú tranh chống gian lận thương mại và các hành vi vi phạm pháp luật. Coi cuộc đấu tranh này là của toàn dân, của mọi ngành, mọi cấp, của cả các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội để tạo sức mạnh tổng hợp, làm cho thị trường hàng hóa phát triển lành mạnh. Song song các phương pháp trên, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai lấy xây dựng bộ máy quản lý trong sạch, vững mạnh làm trọng tâm;: Trước hết là ổn định sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, lấy việc bố trí cán bộ có đủ năng lực phẩm chất vào những vị trí then chốt, đồng thời tăng cường kiểm tra nội bộ , kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, vi phạm quy chế công tác, có biểu hiện ăn hối lộ, tham nhũng trong cơ quan. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện và bồi dưỡng các nhân tố tích cực trong cán bộ, công chức để tạo nguồn các bộ lâu dài.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa có nguồn gốc không chỉ trong nước mà còn của nước ngoài nhập, nhiều nhất vẫn là hàng hóa từ Trung Quốc. Nên việc kiểm tra, xử lý cần có cách thức, xử lý tương ứng với đặc thù mỗi loại hình thì mới đạt hiệu quả. Trong một số năm gần đây Chi cục QLTT Hải Dương đẩy mạnh công tác quản lý hàng hóa lưu thông với việc tăng cường kiểm tra, phát hiện các vụ vi phạm hành chính, các vụ gian lận thương mại, các hành vi gian lận trong lưu thông, trong sản xuất, v=các vụ sản xuất, lưu thông hàng giả như mũ xe máy, mỳ chính...Chi cục QLTT Hải Dương rút ra kinh nghiệm là: Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, trinh sát, coi công tác này là khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm, nghiệp vụ cao, chứng cứ thu thập phải xác thực đủ điều kiện, cơ sở pháp lý để xử lý. Phối hợp với các cơ quan hữu quan, đồng thời sử dụng ngay một số doanh nghiệp để phát hiện, xác định đối tượng các hành vi, hàng hóa bị vi phạm trong nhiều trường hợp đạt được hiệu quả cao. Trong một số trường hợp vi phạm về làm hàng giả, vi phạm về sở hữu trí tuệ cần phải xác minh cụ thể, Cục QLTT Hải Dương đã tổ chức Bộ phận liên ngành tư vấn để giám định, kết luận về vi phạm bao gồm cán bộ có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của Công an, Sở Khoa học Công nghệ...tuy vào loại vi phạm.

Sau khi nghiên cứu, tham khảo một số công trình khoa học ở một số địa bàn trong nước như ở Đồng Nai, Hải Dương, với nội dung liên quan đến quản lý Nhà nước và liên quan đến thị trường hàng hóa lưu thông, kinh doanh trên thị trường, từ đó rút ra một số nội dung như sau:

* Những mặt đạt được

- Trong công tác quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa, việc chống hành vi vi phạm hành chính về các loại như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, về nhãn hàng hóa, về thuế và cưỡng chế thi hành, quyết định hành chính thuế, về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, vận chuyển tàng trữ, buôn bán khoáng sản, lâm sản trái phép, phối hợp, phòng chống dịch và an toàn thực phẩm, kiểm tra, kiểm soát về lĩnh vực giá, kiềm chế lạm phát, kiểm tra chấp hành đăng ký kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Các công tác này đã được triển khai tương đối tốt, đạt được hiệu quả, được nhiều ổ, nhóm buôn lậu, gian lận thương mại.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Chi cục Quản lý thị trường các địa phương với Công an, Bộ đội biên phòng đã và đang có sự gắn kết chặt chẽ. Công tác phối hợp điều tra, trinh sát, trao đổi thông tin nghiệp vụ của các lực lượng chức năng đạt hiệu quả, do vậy kiểm tra đã bắt giữ được nhiều hàng hóa có giá trị cao, đánh trúng đối tượng vi phạm.

Việc xác định nhiệm vụ chống các hành vi vi phạm hành chính trong thương mại là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính chất lâu dài và cũng vô cùng phức tạp. Từ đó, lãnh đạo các cấp ở địa phương và cơ quan chức năng đã đưa ra được những chỉ thị, quyết định, quy định điều chỉnh những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính đó đạt hiệu quả.

Việc học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong nội bộ các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan Quản lý thị trường của địa phương đã được phát huy, tạo nên một khối thống nhất, nâng cao được trình độ nghiệp vụ trong quản lý Nhà nước về thị trường hàng hóa.

Thông qua các kết quả công tác của cơ quan quản lý thị trường hàng hóa, đã có tác dụng giúp người dân nhận thức rõ hơn về các hành vi vi phạm hành chính trên thị trường hàng hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ tầm quan trọng của công tác chống các hành vi vi phạm thương mại và gian lận thương mại của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành ở địa phương là hết sức cần thiết, tạo ra những khung pháp lý phù hợp với từng địa phương, khu vực mang tính kịp thời, hiệu quả trong việc chỉ đạo và thực hiện.

Cơ quan Quản lý thị trường của các địa phương là cơ quan quản lý Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng các cấp, chỉ đạo, triển khai công tác quản lý thị trường. Là cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông hàng hóa trong nước, các hoạt động thương mại trên thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại, chống đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt, tăng giá quá mức, việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, các vi phạm về giá, ghi nhãn hàng hóa và các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh trái phép khác, chất lượng hàng hóa công nghiệp, sản phẩm, thực phẩm lưu thông, sở hữu công nghiệp, đo lường chất lượng, bản quyền tác giả, chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh.

Sự phối hợp chặt chẽ, có sự thống nhất cao giữa các cơ quan sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, tránh được sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với nhau.

Sử dụng và phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác chống các hành vi vi phạm hành chính trong thương mại sẽ tạo ra một mặt trận rộng lớn, có độ tin cậy cao, tính chính xác cao trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý và dự báo các diễn biến trên thị trường hàng hóa.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là đạo đức của cán bộ, công chức, của cơ quan trực tiếp quản lý thị trường hàng hóa cần được giáo dục thường xuyên, có các hình thức khen thưởng thỏa đáng, kịp thời. Đối với những cán bộ vi phạm kỷ luật trong công tác chống các hành vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi phạm pháp luật trong quản lý thị trường hàng hóa cần phải thật sự nghiêm khắc, chính xác và kiên quyết trong các hình thức kỷ luật.

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)