Thực trạng vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa thể

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 73 - 88)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thực trạng vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa thể

hiện trong các văn bản pháp quy của tỉnh đã ban hành

Vai trò nhà nước trong quá trình quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã cụ thể hóa các Nghị định, Quyết định, Thông tư của Nhà nước và cơ quan cấp trên thể hiện bằng các Văn bản pháp quy chỉ đạo việc thực hiện quản lý thị trường hàng hóa. Trong ba năm từ năm 2011 - 2013, đã có hàng loạt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thể hiện vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 3.4. Văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện quản lý thị trƣờng hàng hóa của tỉnh Thái Nguyên

STT Cơ quan ĐVT Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số 1 UBND tỉnh Văn bản 3 4 4 11

2 Sở Công thương Văn bản 2 1 3 6

3 Sở Tài chính Văn bản 1 - - -

4 Chi cục QLTT Văn bản 7 9 13 29

Tổng 12 14 20 46

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tổ chức - Hành chính - Chi cục QLTT

Năm 2011, các văn bản của UBND tỉnh, Sở Công thương, Sở Tài chính tập trung vào nội dung tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá và đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch cúm gia súc gia cầm. Các văn bản hướng dẫn và tiến hành kiểm tra về công tác triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Mão. Chi cục Quản lý thị trường đã cụ thể hóa các nhiệm vụ của cấp trên giao cho thành các công văn thực hiện bao gồm các nội dung như sau: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trước, trong và sau Tết Nguyên đán, chống hàng giả, kiểm tra mặt hàng rượu nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm…

Năm 2012, các văn bản tập trung vào các nội dung công tác như sau: Tăng cường tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường vào dịp tết Nguyên đán, Tết Trung thu, việc lưu thông hàng hóa sản xuất trong nước lưu thông trên địa bàn; tăng cường quản lý giá và bình ổn giá; quản lý hoạt động vận chuyển khoáng sản; kiểm tra xử lý hàng giả, hàng nước ngoài giả mạo xuất xứ Việt Nam, ngăn chặn các hành vi vi phạm về pháo trong dịp tết; mặt hàng đồ chơi trẻ em; hàng lậu; gian lận thương mại; vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, phân bón; đồng thời là công tác kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Năm 2013, các văn bản gồm nội dung chủ yếu sau: Ngoài các nội dung công tác quản lý thị trường hàng hóa nói chung thường xuyên hàng năm, năm 2013 các văn bản tập trung vào công tác nổi cộm và nóng bỏng trong năm như: Đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát về hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; thị trường ngoại hối, kinh doanh vàng; mũ bảo hiểm; thu mua gạo và buôn bán vận chuyển nông thủy sản nhập lậu; kinh doanh rượu; vi phạm nhãn hàng hóa nguồn gốc xuất xứ với đồ điện gia dụng nhập khẩu, xe đạp điện, xe máy điện, giá sữa và sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi; cơ sở kinh doanh dầu mỏ hóa lỏng; cơ sở kinh doanh và sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; cơ sở kinh doanh xăng dầu về giá, an toàn phòng chống cháy nổ; cơ sở mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép. Trong các văn bản trên về công tác phối hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc được quan tâm đặc biệt.

Nhìn chung các văn bản trên đã thể hiện được vai trò nhà nước trong việc quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3. Thực trạng về vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa đối với công tác phát hiện, thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm đối với công tác phát hiện, thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm

Thực hiện các văn bản về chỉ đạo và hướng dẫn về công tác phát hiện, thanh tra và kiểm tra các hành vi vi phạm trên thị trường hàng hóa trong các năm từ 2008 đến 2012. Chi cục QLTT tỉnh đã triển khai thực hiện, cho thấy thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, số vụ việc được phát hiện cũng có diễn biến không bình thường, có năm tăng, có năm giảm. Năm 2008 có 1.231 vụ, năm 2009 có 1.235 vụ nhưng đến năm 2010 đã giảm chỉ có 1.137 vụ, năm 2011 có 1.178 vụ và năm 2012 có 1.167 vụ. Nhìn chung các vụ vi phạm có chiều hướng giảm, nhưng giảm không nhiều. Số vụ cơ quan Quản lý thị trường qua kiểm tra bị xử lý chiếm lượng số lượng lớn như năm 2008 chiếm tới 89%, năm 2009 chiếm tới 90,08%, năm 2010 chiếm 89,4%, năm 2011 chiếm 87,4%, năm 2012 chiếm 88,2%. Các vụ sau khi phát hiện, thanh tra, kiểm tra tập trung vào các hành vi vi phạm về hàng cấm; Hàng lậu; Gian lận thương mại (về đo lường, chất lượng, quá hạn sử dụng, hóa đơn chứng từ); Vi phạm hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp); Vi phạm trong kinh doanh ( đăng ký kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện); Vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa; Đầu cơ găm hàng, vi phạm giá; Vi phạm về khoáng sản; Vi phạm về dịch bệnh, thú y; Vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong các vi phạm trên những vi phạm về quy định ghi nhãn hàng hóa, đầu cơ găm hàng, lĩnh vực giá và vi phạm khoáng sản trong các năm đều có số lượng lớn nhất. Qua thanh tra, kiểm tra, số vụ không vi phạm chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2008 có 137 vụ không vi phạm chiếm 11,1% tổng số các vụ thanh tra, kiểm tra; Năm 2009 có 126 vụ không vi phạm chiếm 10,2%; Năm 2010 có 101 vụ không vi phạm chiếm 8,8%; Năm 2011 có 102 vụ không vi phạm chiếm 8,6%; Năm 2012 có 90 vụ không vi phạm chiếm 7,7%. Từ đây ta thấy số vụ việc sau khi thanh tra, kiểm tra không bị vi phạm ngày càng giảm dần.

Như vậy, có thể đánh giá sự xác định điểm thanh tra, kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường của tỉnh ngày càng, chính xác hơn, chất lượng cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Thực trạng về vai trò nhà nƣớc trong công tác phát hiện, thanh tra, kiểm tra thị trƣờng hàng hóa

STT Danh mục ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) các năm 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 1 Tổng số vụ kiểm tra Vụ 1.231 1.235 1.137 1.178 1.167 100,32 92,06 103,60 99,06 Số vụ không vi phạm “ 137 126 101 102 90 91,97 80,15 100,99 88,23 Số vụ QLTT xử lý “ 1.022 1.069 993 1.002 1.030 104,59 92,89 100,90 102,79 Chuyển hồ sơ ngành khác xử lý “ 72 40 43 74 47 55,55 107,50 172,09 63,51 2 Phối hợp - - 19 18 2 - - 94,73 11,11 3 Vụ việc ngành khác chuyển đến 78 - 10 43 32 - - 430,00 74,41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra về các hành vi vi phạm thương mại trên thị trường của tỉnh, số vụ việc cơ quan QLTT chuyển hồ sơ để ngành khác xử lý chiếm một lượng nhỏ.

Các vụ việc, các ngành khác chuyển đến để cơ quan quản lý thị trường tiếp nhận trực tiếp xử lý cũng không nhiều, có chiều hướng tăng, giảm không đều, thất thường trong các năm. Kết quả phát hiện, thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm về thương mại trên thị trường hàng hóa của tỉnh Thái Nguyên được thể hiện ở (bảng 3.5)

* Công tác chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa và gian lận thương mại.

Công tác kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống các hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại luôn là một nhiệm vụ thường xuyên của lực lượng Quản lý thị trường. Hàng năm tại Hội nghị cán bộ, công chức Chi cục Quản lý thị trường đã giao chỉ tiêu kế hoạch định hướng và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát này bao gồm các đối tượng vi phạm như sau:

* Đối tượng buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu có xu hướng tăng, vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong những tháng giáp tết Nguyên đán. Chi cục QLTT đã chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác nắm bắt thông tin. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong việc kiểm tra, kiểm soát hàng cấm, hàng nhập lậu trên khâu lưu thông, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, phát hiện kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi tàng trữ, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu. Trong đó tập trung kiểm tra một số mặt hàng như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Pháo nổ, mỹ phẩm, rượu ngoại, đồ điện tử, điện thoại di động, giày dép, băng đĩa hình, nước giải khát…

* Đối tượng hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm tra, kiểm soát và xử lý. Trong các năm vừa qua Chi cục đã thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp, hãng sản xuất có hàng hóa làm giả (Công ty Honda, Mỳ chính AJINOMOTO, máy tính nhãn hiệu CASIO, Công ty UNILEVER…) và thông tin của người tiêu dùng, chỉ đạo cấp trên để xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra, xử lý. Các loại hàng giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường hết sức phức tạp, chủng loại đa dạng gồm: Giày dép, điện thoại, đồ gia dụng, rượu làm giả, quần áo của các hãng nổi tiếng, các loại túi xách có thương hiệu…Những loại hàng giả này được sản xuất rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn đã có sản phẩm y hệt sản phẩm của các hãng từ nhãn mác, bao bì, tem đều là loại giả và được đưa ngay ra thị trường tiêu thụ.

* Đối tượng vi phạm về hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng: Trong năm Chi cục đã chỉ đạo các Đội QLTT phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường - Chất lượng, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Sở Y tế, Chi cục VSATTP tập trung kiểm tra một số lĩnh vực: Thuốc chữa bệnh cho người, sữa các loại, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, phân bón, hàng ăn uống, nước giải khát, mũ bảo hiểm cho người đi xe máy…Hiện nay trên thị trường hàng hóa của tỉnh về gian lận chất lượng hàng hóa, hàng hóa kém chất lượng nổi lên ở một số sản phẩm.

Xăng dầu có chất lượng thấp, bị pha thêm xăng dầu không đúng chủng loại, không đảm bảo quy định về chỉ số octan, đồng hồ đo bị điều chỉnh.

Về chất lượng mũ bảo hiểm: Mũ bảo hiểm xe máy được bày bán rất nhiều điểm trên một số tuyến đường cũng như trong chợ trung tâm, nhiều loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không có tem hợp quy chuẩn (CR), không địa chỉ sản xuất, không có lớp xốp, nhẹ và mỏng nhưng giá lại rẻ.

Các loại hàng thực phẩm có nhiều bất cập nhất như: Sữa, dầu ăn, bánh kẹo…có một lượng lớn hàng kém chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường. Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm còn dùng dầu đã qua chế biến hoặc chưa qua tái chế. Nhiều mặt hàng đông lạnh đã quá hạn sử dụng nhưng được đóng gói bảo quản trong tủ đá không ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng và địa chỉ. Hiện tượng nhập lậu gà đào thải, nội tạng động vật không được kiểm dịch có xảy ra trong một vài năm, nhưng bị cơ quan QLTT và cơ quan chức năng phát hiện, kịp thời xử lý; Tuy nhiên, hiện tượng gà đào thải được nhập lậu cũng rất khó phát hiện. Các vụ việc vi phạm sử dụng các thuốc bảo quản thực phẩm vẫn xảy ra ở mức độ khác nhau, rất phức tạp, khó phát hiện bởi các trang thiết bị còn ít để xác định chất lượng, việc xác định lại cần phải có thời gian nên các loại vi phạm về thực phẩm là một trong những vấn đề mang tính chất trọng tâm của việc quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn của tỉnh hiện nay và trong tương lai.

* Đối tượng vi phạm về nhãn hàng hóa: Tình hình vi phạm về nhãn hàng hóa vẫn còn tồn tại, tập trung ở nhiều mặt hàng như: Lương thực, thực phẩm, giày dép, quần áo, đồ gia dụng, các mặt hàng do nước ngoài sản xuất…Các hành vi vi phạm quy định về nhãn hàng hóa (kể cả nhãn phụ) bị che lấp, rách nát, mờ nhạt không đọc được các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc kinh doanh hàng hóa có nhãn trình bày không đúng quy định về cách ghi, ngôn ngữ sử dụng trên nhãn hàng hóa.

* Đối tuợng vi phạm về hoạt động gian lận thương mại như: hành vi vi phạm gian lận về quay vòng hóa đơn, sử dụng chứng từ mua hàng bán đấu giá để hợp thức hóa cho hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc hợp pháp, gian lận về đo lường sử dụng phương tiện đo sai, bán sản phẩm thấp hơn mức chất lượng đã được công bố...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Gian lận thương mại đã được Tổ chức Hải quan thế giới khẳng định về sự tồn tại với 16 hình thức như sau: Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan; Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (chế độ hạn ngạch thuế); Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công; Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất; Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (thông qua giấy phép nhập hàng dệt cho quân đội để nhập hàng dệt nói chung); Khai báo sai; Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa; Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa; Lợi dụng chế độ quá cảnh; Lợi dụng chế độ, mục đích sử dụng, buôn bán trái phép hàng ưu đãi thuế nhập khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất đinh; Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã, hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách; Việc làm giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan; Kinh doanh ma, lậu nhằm hưởng tín dụng trái phép; Việc thanh lý có chủ đích (Công ty kinh doanh một thời gian ngắn để nợ thuế rồi tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế, rồi lại thành lập tiếp công ty mới). Các hình thức trên bộc lộ rõ bản chất của gian lận thương mại trên góc độ kinh tế, nó thể hiện là lợi nhuận bất chính, là hành vi trốn tránh pháp luật của Nhà nước.

* Đối tượng vi phạm về vận chuyển tàng trữ, buôn bán khoáng sản, lâm sản trái phép

Hoạt động vận chuyển, tàng trữ, mua bán lâm sản, khoáng sản trái phép trong các năm đã có sự giảm dần với việc khai thác thủ công, quy mô nhỏ là chủ yếu. Các hoạt động khoáng sản trái phép chủ yếu là: Khai thác, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán. Các sản phẩm chủ yếu vẫn là các loại quặng: Sắt, chì, kẽm, thiếc, than, cát xây dựng. Thông thường các hoạt động này tăng lên về cuối năm. Trước tình hình ấy, Chi cục đã chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường điều tra, nắm bắt thông tin, ngăn chặn kịp thời, chủ động đưa lực lượng để phối hợp với các ngành chức năng chính quyền xã, phường, thị trấn tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời ở các chốt, tuyến vận chuyển trọng yếu về các hoạt động khai thác, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán khoáng sản trái phép, đồng thời cử cán bộ tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm

Một phần của tài liệu Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 73 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)