Hệ thống pháp luật là tổng thể các qui phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. Hệ thống pháp luật giữ vai trò quyết
định đối với quá trình hình thành và phát triển của văn hóa pháp luật. Có thể nói,
hệ thống pháp luật là sự biểu hiện cụ thể của văn hóa pháp luật. Thơng qua hệ
thống pháp luật người ta có thể có được những thông tin cơ bản nhất về tình
hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử. Hệ thống pháp luật nước ta bao gồm: pháp luật thành văn (các bộ luật, luật, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị, nghị quyết, công văn) được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và pháp luật chưa thành văn
(hương ước, tục lệ, tập quán). Cũng cần phải kể đến một loại văn bản pháp
luật nữa là các bản báo cáo tổng kết cơng tác xét xử hàng năm của Tịa án tối
cao được xem như một loại nguồn mới của pháp luật. Tuy nước ta chưa công
nhận án lệ là một loại nguồn pháp luật nhưng đối với các tổng kết xét xử của
trước đó. Có quan điểm cho rằng, các học thuyết pháp lý, các tác phẩm pháp
luật, cơng trình nghiên cứu pháp luật, sách tham khảo luật, báo chí, tạp chí chuyên khảo…cũng được coi là bộ phận của hệ thống pháp luật, bởi nó cũng ít nhiều chứa đựng các phân tích pháp luật, định hướng cho hành vi của con
ngườị Nhưng theo quan điểm của tác giả thì chưa thể coi đây là bộ phận của
hệ thống pháp luật mà chỉ nên coi là những tài liệu tham khảọ Bởi xét ở các khía cạnh: chủ thể ban hành, nội dung qui phạm pháp luật, tính cưỡng chế thi hành thì các học thuyết, tác phẩm pháp luật trên chưa thể đáp ứng.
Trong mối quan hệ với văn hóa pháp luật, hệ thống pháp luật vừa là
đối tượng để nhận thức cho quá trình hình thành và phát triển văn hóa pháp
luật vừa là sự hiện thực hóa của văn hóa pháp luật.Vì vậy, nếu văn hóa pháp luật là cơ sở, tiền đề, phản ánh thực tiễn qui luật của đời sống và suy nghĩ,
quan điểm của các tầng lớp nhân dân để từ đó các cơ quan nhà nước ban hành các văn bản pháp luật đúng đắn và phù hợp thì hệ thống pháp luật lại tác động
mạnh mẽ tới quá trình hình thành và phát triển văn hóa pháp luật. Khơng có
sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc về pháp luật thì khơng thể có văn hóa pháp
luật đúng đắn và đầy đủ. Tất nhiên, hệ thống pháp luật khi đó phải đạt tới
trình độ phát triển cao, hoàn thiện về mọi mặt với những tiêu chí như: tính đồng bộ, tính tồn diện, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý caọ
- Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự thống nhất giữa
các ngành luật, giữa các chế định trong ngành luật và giữa các qui phạm trong chế định, trong một ngành luật và của cả hệ thống; loại ra ngoài những mâu
thuẫn trùng lặp hay chồng chéo trong bản thân hệ thống pháp luật. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ văn bản dưới luật phải phù hợp với văn bản luật, tránh sự chồng chéo trong qui định về cùng một vấn đề giữa các văn bản luật, gây
khó khăn cho các chủ thể khi thực thị
- Tính tồn diện của hệ thống pháp luật thể hiện khả năng đáp ứng sự
điều chỉnh của pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hộị Hệ thống pháp
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hộị Một hệ thống pháp luật hoàn thiện
là một hệ thống không tạo ra những khe hở trong các qui định pháp luật,
khơng có những lĩnh vực mà pháp luật chưa điều chỉnh.
- Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở chỗ, pháp luật phải
phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội, nó khơng thể cao hơn hoặc
thấp hơn trình độ phát triển đó. Những qui phạm, văn bản pháp luật lạc hậu hay khơng cịn phù hợp (quá thấp so với trình độ phát triển kinh tế xã hội) hay những qui phạm, văn bản pháp luật mang những nội dung quá xa vời, không phù hợp với thực tiễn tại thời điểm được ban hành cần được loại bỏ để thay thế bằng những văn bản qui phạm khác phù hợp hơn. Các văn bản pháp luật
cũng cần phải phù hợp với hệ thống chính trị, định hướng phát triển của đất nước. Pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhà nước, nhà nước ta là nhà nước
của dân, do dân và vì dân; do đó, pháp luật phải phù hợp với ý chí và lợi ích của nhân dân. Pháp luật cũng phải phù hợp với các yếu tố văn hóa, đạo đức, truyền thống dân tộc, phong tục tập quán, điều ước và thông lệ quốc tế.
- Hệ thống pháp luật hồn thiện thì phải được xây dựng ở trình độ kỹ
thuật pháp lý caọ Kỹ thuật pháp lý là tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hóa pháp luật, chứa
đựng những nguyên tắc, qui tắc khoa học nhằm tạo cho pháp luật có đủ khả năng để điều chỉnh những quan hệ xã hội hiệu quả. Kỹ thuật pháp lý trong
việc xây dựng các văn bản pháp luật thể hiện ở việc vạch ra các nguyên tắc
khoa học rõ ràng, ngôn ngữ biểu đạt dễ hiểu nhưng chặt chẽ và chính xác, qui phạm rõ nghĩa và đầy đủ về cơ cấụ Kỹ thuật pháp lý được sử dụng như thế
nào luôn để lại dấu ấn trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, nó là một trong
những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.