hiệu có chất lượng cao của người tiêu dùng; tận dụng sự tác động của yếu tố dư luận xã hội để nâng cao văn hóa pháp luật trong kinh doanh
Ở phần trình bày về các yếu tố xã hội tác động tới văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, chúng ta đã thấy rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố dư luận xã hội và uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp tới ý thức pháp luật của các chủ thể kinh doanh. Việc bị dư luận xã hội lên án đối với những hành vi kinh doanh bất hợp pháp hay sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh có một ý nghĩa rất quan trọng. Giữ gìn và phát triển thương hiệu của mình trong con mắt
khách hàng cũng như bạn bè quốc tế luôn là ưu tiên hàng đầu trong phương châm kinh doanh và hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu đó, một trong những biện pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thì khơng thể thiếu việc tổ chức và mở rộng các hoạt động như: bình chọn thương hiệu đạt chất lượng cao, tổ chức giải thưởng Sao vàng đất Việt, vinh danh các doanh nhân có đóng góp lớn cho xã hội… Hiện nay, ở nước ta các hoạt động này đang được tổ chức thường xuyên hàng năm và mang lại những hiệu quả rất tốt. Biện pháp này vừa là sự ghi nhận của nhà nước và xã hội đối với những chủ thể kinh doanh hợp pháp, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong việc đạt được niềm tin của người tiêu dùng.
Bản chất của kinh doanh luôn là sự cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển là một đặc trưng giúp phân biệt kinh doanh với các hoạt động xã hội khác. Do vậy việc thực hiện những biện pháp hữu ích như trên là rất quan trọng, vừa tạo cơ hội cho doanh nghiệp vươn lên vừa góp phần nâng cao văn hóa pháp luật trong kinh doanh ở nước ta hiện naỵ
KẾT LUẬN
Văn hóa pháp luật là sự phản ánh trung thực đời sống pháp luật, là sản phẩm thể hiện năng lực bản chất của con người trong lĩnh vực pháp luật. Văn hóa pháp luật được hình thành và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định với ba nội dung là ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và hành vi thực hiện, áp dụng pháp luật. Với những chức năng cơ bản như chức năng nhận thức, chức năng hình thành các chuẩn mực và hệ giá trị, chức năng thực tiễn, văn hóa pháp luật đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ sở pháp lý để xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, công bằng, dân chủ và phát triển.
Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, văn hóa pháp luật là tiền đề, là cơ sở cho sự phát triển; mặt khác kết quả của hoạt động kinh doanh hay đúng hơn là sự thể hiện của mơi trường kinh doanh chính là sự biểu hiện sinh động và rõ nét nhất của trình độ văn hóa pháp luật. Lĩnh vực kinh doanh ở nước ta ngày càng được mở rộng với sự đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, sự tham gia ngày càng nhiều của các tầng lớp nhân dân càng cho thấy vai trị của nó đối với sự phát triển nền kinh tế của quốc giạ Nhu cầu đặt ra với văn hóa pháp luật là phải ln duy trì được một trật tự có hệ thống tn thủ nghiêm chỉnh qui định của pháp luật kinh doanh, đồng thời thể hiện ý thức và trình độ pháp luật cao của các chủ thể.
Văn hóa pháp luật trong kinh doanh ở nước ta hiện nay cũng khơng nằm ngồi xu thế tồn cầu hóa, hội nhập trên thế giớị Giữ gìn những giá trị của truyền thống văn hóa pháp luật nước nhà đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa pháp luật trong kinh doanh. Đứng trước những thách thức, đòi hỏi chung của xu thế hội nhập, nền pháp luật kinh doanh nước ta phải khơng ngừng hồn thiện, tạo ra sự phù hợp với pháp luật trong khu
vực và trên thế giới, cũng như với các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc tham giạ Bên cạnh đó, các chủ thể kinh doanh cũng khơng ngừng phải nâng cao trình độ hiểu biết nói chung và trình độ pháp luật nói riêng, ý thức chấp hành và tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật kinh doanh trong nước và quốc tế, thực hiện các hành vi hợp pháp. Có như vậy mới tạo ra được những bước nhảy đột phá quan trọng, những bước đi lớn trong nâng cao và phát triển nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh nói riêng, làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện và phát huy tinh thần văn hóa pháp luật trong mọi hoạt động của lĩnh vực kinh doanh.