Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật trong kinh doanh và nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 71 - 84)

nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó

2.1.2.1. Thực trạng

Hệ thống pháp luật kinh doanh là một bộ phận quan trọng cấu thành

nên văn hóa pháp luật trong kinh doanh. Người ta không thể đánh giá được ý

thức pháp luật kinh doanh của các chủ thể có tốt hay không, hành vi thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật kinh doanh có hợp pháp hay khơng nếu như khơng có những qui định của pháp luật kinh doanh. Hệ thống pháp luật tạo ra

một hành lang pháp lý, một chuẩn mực pháp luật để từ đó các chủ thể thực

hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Có thể nói hệ thống pháp luật kinh doanh giống như một tấm gương phản chiếu soi rõ hành vi của các chủ thể kinh doanh, hành vi nào là hợp pháp và hành vi nào là bất hợp pháp.

Hệ thống pháp luật kinh doanh hiện nay của nước ta là khá phong phú

và đa dạng. Ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh được phép thực hiện hiện nay đều đã có văn bản pháp luật điều chỉnh. Dưới đây xin được khái quát một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu và các văn bản pháp luật điều chỉnh:

* Lĩnh vực kinh doanh bất động sản

- Luật kinh doanh bất động sản năm 2006. Luật này qui định về hoạt

động kinh doanh bất động sản; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản và giao dịch bất động sản có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.

- Nghị định 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2007 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản về các loại

bất động sản được đưa vào kinh doanh; vốn pháp định đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; mua bán nhà, cơng trình xây dựng theo hình thức ứng tiền trước;

- Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/2/2009 về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, quản lý, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

...

* Lĩnh vực kinh doanh nhà ở thương mạị

- Luật nhà ở năm 2005. Luật này quy định về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở.

- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ qui

định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở. Nghị định này quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về phát triển nhà ở, quản lý việc sử dụng nhà ở, sở hữu nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005.

- Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/1/2006 ban hành Quy chế khu

đô thị mớị Quy chế này qui định về việc quản lý và thực hiện dự án khu đô

thị mới bao gồm quá trình hình thành dự án, thực hiện đầu tư xây dựng, khai thác và chuyển giaọ Đối tượng áp dụng bao gồm cả các tổ chức, cá nhân

trong nước và nước ngồi tham gia vào q trình quản lý và thực hiện dự án khu đô thị mớị

- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/6/2010 qui

nhà ở, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở qui định tại Luật nhà ở.

- Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng qui

định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.

...

* Lĩnh vực thương mại mua bán hàng hóa, xuất nhập khẩu…

- Bộ luật dân sự năm 2005. Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý,

chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác;

quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

- Luật thương mại năm 2005. Luật này điều chỉnh hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hoạt

động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc

luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

thành viên có quy định áp dụng Luật này; Hoạt động khơng nhằm mục đích

sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện

hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật nàỵ

- Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 qui định về xử phạt vi

phạm hành chính trong hoạt động thương mạị Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mạị

- Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 qui định chi tiết Luật

thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại

Việt Nam. v.v…

* Lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp

- Luật doanh nghiệp năm 2005. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm cơng tỵ

- Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi

hành một số điều của Luật doanh nghiệp liên quan đến thành lập, tổ chức

quản lý, hoạt động, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp.

- Luật phá sản năm 2004 qui định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 qui định về đăng ký

kinh doanh. Nghị định này quy định chi tiết về cơ quan đăng ký kinh doanh

và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung

đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh

nghiệp và hộ kinh doanh.

Trên đây chỉ là một số ít trong kho văn bản pháp luật kinh doanh của nước ta hiện naỵ Ngoài các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành cịn có các điều ước quốc tế, hiệp định song phương và đa phương trong lĩnh vực kinh doanh cũng điều chỉnh hành vi của các chủ thể. Nhìn nhận về hệ

thống pháp luật kinh doanh hiện nay chúng ta có thể nhận thấy những mặt thành tựu và cả những hạn chế như sau:

Thành tựu

Hệ thống pháp luật kinh doanh nước ta trong hai thập kỷ qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu to lớn. Chính những thành tựu này

trong lĩnh vực lập pháp đã giúp Việt Nam vượt qua những điều kiện về mặt

thể chế mà WTO đặt ra đối với việc kết nạp các thành viên và đương nhiên

đáp ứng được rất nhiều nhu cầu phát triển nội tại của đất nước. Có thể thống

kê những thành tựu đó qua một vài điểm chính như sau:

- Hệ thống pháp luật tương đối toàn diện, bao trùm sự điều chỉnh lên các ngành nghề, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh.

Trong những năm gần đây, các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy

nhà nước đã không ngừng ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi

của các chủ thể trong lĩnh vực kinh doanh. Từ các đạo luật, luật được Quốc

hội ban hành đến các văn bản dưới luật như nghị định, nghị quyết, chỉ thị,

thông tư, quyết định, cơng văn được Chính phủ và các Bộ chuyên ngành chú

trọng xây dựng. Có thể nói lĩnh vực kinh doanh hiện nay là lĩnh vực có số

lượng các văn bản pháp luật điều chỉnh nhiều nhất. Hành lang pháp lý trong kinh doanh được trải dài ở mọi ngành nghề, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho

các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới như sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử… cũng được nhà nước ta chú trọng xây dựng các văn bản luật và dưới luật nhằm điều chỉnh các quan hệ

phát sinh. Đây là sự đáp ứng những đòi hỏi tất yếu của thị trường trong điều

kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, phát sinh nhiều quan hệ mới cần phải

điều chỉnh.

Bên cạnh các văn bản qui phạm pháp luật được ban hành trong nước,

nhà nước ta cũng rất chú trọng đến việc ký kết và tham gia các điều ước

quốc tế. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết sau quá trình đàm

phán và thương lượng lâu dài giữa hai bên và hàng loạt các điều ước quốc tế,

hiệp định song phương và đa phương giữa nước ta với các nước trên thế giới

được ký kết đã cho thấy thái độ tôn trọng và quan tâm của nhà nước Việt

Nam đối với vấn đề hội nhập pháp luật quốc tế. Trong xu hướng tồn cầu hóa thương mại hiện nay, việc nước ta gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trên

thế giới tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền pháp luật hiện tại nói chung và pháp luật kinh doanh nói riêng. Hồn thiện pháp luật kinh doanh

trong nước, tạo ra sự hài hịa về lợi ích, thống nhất trong qui định về các vấn đề như thuế, thủ tục xuất nhập khẩu… là những đòi hỏi cấp thiết đối với hệ

thống pháp luật.

Có thể nói hệ thống pháp luật kinh doanh hiện nay là khá toàn diện và

hoàn chỉnh. Mặc dù trong một số lĩnh vực mới chỉ có văn bản dưới luật mà

chưa có văn bản luật, hoặc thiếu những điều luật phù hợp và cần thiết cho

những trường hợp cụ thể nhưng khơng có lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào

mà khơng có văn bản qui phạm pháp luật tương ứng để vận dụng. Đây là một

thành tựu lớn về lập pháp, một sự thể hiện của trình độ văn hóa pháp luật đã

được chú trọng và ngày càng hoàn thiện hơn ở nước tạ

- Hệ thống pháp luật kinh doanh luôn không ngừng nâng cao và mở rộng quyền con người, quyền công dân, thể hiện tính dân chủ và nhân đạo

của pháp luật xã hội chủ nghĩạ

Nội dung các qui phạm pháp luật kinh doanh không ngừng được nâng cao về mặt chất lượng, được thể hiện ở trình độ xây dựng, kỹ thuật pháp lý và phạm vi điều chỉnh của các qui phạm đó. Các qui phạm pháp luật trong mỗi

lĩnh vực kinh doanh đều thể hiện sự toàn diện trong phạm vi điều chỉnh.

Bên cạnh sự tiến bộ về kỹ thuật pháp lý, pháp luật kinh doanh ngày càng mở rộng quyền tự do dân chủ, công bằng đối với các chủ thể. Có thể nhận thấy điều này qua việc mở rộng quyền tự do kinh doanh, tự do báo chí, tự do ngơn luận, quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng ký kết hợp đồng kinh tế. Những qui định của pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm, xét xử

đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai người vô

tội trong lĩnh vực kinh doanh cũng được qui định ngày càng cụ thể và rõ ràng

hơn. Điều này càng có những tác động tốt đẹp tới niềm tin và tình cảm của

- Hệ thống pháp luật kinh doanh vừa là cơ sở vững chắc cho việc bảo

vệ chủ quyền của các nước với nhau vừa là phương tiện pháp lý liên kết chặt chẽ các nước trong quá trình hội nhập, đảm bảo không xâm phạm tới các vấn

đề nội bộ của nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợị

Xu hướng hội nhập pháp luật hiện nay đang trở nên mạnh mẽ. Việc

tiếp thu tinh hoa văn hóa pháp luật kinh doanh của các nước, áp dụng vào Việt Nam tùy theo điều kiện và hoàn cảnh nước ta là một yêu cầu hết sức cần thiết. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia vào xu thế tồn cầu hóa thương mại là nước ta phải đối mặt với việc hoàn thiện nền pháp luật hiện hành, tạo ra sự hài hòa với pháp luật các nước. Đây là một quá trình lâu dài và phức tạp, phải tiến hành từng bước, qua từng giai đoạn.

Việc sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật kinh doanh, ban hành nhiều

văn bản pháp luật mới trong những năm gần đây cho thấy rõ sự quan tâm và

chú trọng của nhà nước ta đến vấn đề nàỵ Các điều ước quốc tế được ký kết

ngày càng nhiềụ Pháp luật kinh doanh ngày càng thể hiện sự hoàn thiện hơn

để phù hợp với pháp luật thế giới, đáp ứng tốt yêu cầu tạo ra hành lang pháp

lý thuận tiện và vững chắc cho các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước.

Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống pháp luật về kinh doanh ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, rất đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp luật kinh doanh.

Trong hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là văn bản quy phạm pháp luật. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư pháp, tính từ ngày 1 tháng 1 năm 1987 đến 30 tháng 11 năm 2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành thì hệ thống pháp luật nước ta đã có tới 19126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tư, 1213 thông tư liên tịch. Luật

Đất đai năm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 126 văn bản. Trong lĩnh vực mơi trường thì có đến khoảng 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực. Chỉ riêng Luật xây dựng cũng có hơn 60 Thơng tư, Quyết định, Chỉ thị của Bộ Xây dựng để hướng dẫn [2]. Nếu kể cả các văn bản pháp luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành thì con số này sẽ rất đồ sộ. Điều này cho thấy rõ sự cồng kềnh của hệ thống pháp luật hiện tại, trong đó có

pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh.

Do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại

thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏị Đây cũng là thực tế xảy ra đối với pháp luật kinh doanh. Nhiều qui phạm trong pháp luật kinh doanh lại có sự trùng lặp hoặc thậm chí mâu thuẫn với các luật chuyên ngành khác. Hoặc trong cùng hệ thống pháp luật kinh doanh vẫn có sự khơng thống nhất giữa văn bản luật và văn bản dưới luật, giữa các văn bản dưới luật với nhaụ Tính

cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật kinh doanh, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)