Khái niệm kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh chủ yếu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 34 - 37)

Năm 1990, Quốc hội thông qua hai đạo luật rất quan trọng, đó là Luật Cơng ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Hai luật này đã đưa ra một khái niệm mới trong khoa học pháp lý Việt Nam có liên quan nhiều đến việc áp dụng pháp luật thương mại, đó là khái niệm "kinh doanh". Theo đó Khoản 1 Điều 3 Luật cơng ty năm 1990 đã định nghĩa "kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời". Cịn tại Điều 2 Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 lại cho rằng: "kinh doanh nói

trong luật này là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời". Khái niệm "kinh doanh" cũng được nhắc lại

trong Luật Doanh nghiệp 1999, theo đó "kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (Khoản 3 Điều 2).

Về cơ bản, khái niệm kinh doanh qua các giai đoạn được thể hiện

trong các văn bản luật khơng có gì khác nhaụ Bản chất của hoạt động kinh

doanh chính là việc tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố cơ bản nhằm giúp phân biệt hoạt động kinh doanh với các hoạt động khác của con người trong đời sống xã hội - những hoạt động khơng gắn với yếu tố lợi nhuận, như: chính

trị, văn hóa, tư pháp, xét xử… Hoạt động kinh doanh theo nghĩa rộng bao gồm

các hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lời khác. Hàng hóa được hiểu là tất cả các động sản, kể các động sản hình thành trong tương lai và các vật gắn liền với đất đaị Như vậy, kinh doanh là những hoạt động trải dài ở tất cả các khâu của nền kinh tế với mục đích là sinh lờị Đây cũng chính là yếu tố để phân biệt kinh doanh và kinh tế, bởi kinh tế bao trùm cả những hoạt động sinh lời và những hoạt động khơng mang tính sinh lời như hoạt động quản lý kinh tế.

Khi tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì đều phải sử dụng tập hợp các phương tiện, con người, nguồn vốn… và đưa các nguồn lực này vào hoạt động để sinh lời cho doanh nghiệp. Nhưng chúng đều có đặc điểm chung là gắn liền với sự vận động của nguồn vốn, một chủ thể kinh doanh khơng chỉ có cần vốn mà cần cả những cách thức làm cho đồng vốn của mình quay vịng khơng ngừng, để đến cuối chu kỳ kinh doanh số vốn lại tăng thêm. Mặt khác chủ thể kinh doanh phải có được doanh thu để bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, cần phải lập nên các doanh

nghiệp, những cá nhân, tổ chức hội đủ những điều kiện do pháp luật quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, để hợp pháp hóa tư cách và hành vi kinh doanh của mình.

Hoạt động kinh doanh là một hoạt động mang lại nhiều ích lợi cho xã hộị Nó quyết định sự thịnh vượng của một gia đình, một nhóm người và hay của một quốc giạ Kinh doanh tạo ra lợi nhuận và giá trị vật chất trực tiếp nuôi sống con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hộị Lĩnh vực kinh doanh

trọng. Từ công tác lên kế hoạch, vạch ra phương hướng chỉ đạo đến khâu thực

thi và kiểm soát các hoạt động đều được chú trọng và quan tâm. Kể từ năm

1986 nước ta chuyển dịch cơ chế kinh tế, từ quan liêu bao cấp trước kia

chuyển thành cơ chế thị trường đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoàị Với hàng loạt các

văn bản pháp luật được các cơ quan nhà nước ban hành nhằm mở rộng phạm vi đầu tư, ngành nghề đầu tư, địa bàn đầu tư cũng như những ưu đãi về thuế,

tiền thuê đất đã thực sự tạo ra những động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt là những động thái gần đây của nhà nước ta như: quyết liệt trong công tác chống tham nhũng, chỉ đạo sát sao cơng tác cải cách hành

chính, thực hiện đồng loạt cơ chế một cửa ở các cơ quan hành chính nhà

nước, giảm và xóa bỏ những hiện tượng hạch sách, nhũng nhiễu của cán bộ hành chính… càng góp phần tạo ra môi trường kinh doanh trong sạch, lành

mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế thị trường Việt

Nam đang có những bước chuyển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Sự ra đời của hàng loạt các ngành nghề kinh doanh mới như kinh doanh điện tử, kinh doanh công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm… càng làm cho hoạt động kinh doanh ở nước ta thêm phong phú và đa dạng. Điều này cũng tạo điều kiện dễ

dàng hơn cho các chủ thể kinh doanh trong việc lựa chọn ngành nghề kinh

doanh của bản thân, phù hợp với các tiêu chí chủ quan và điều kiện khách

quan của mình.

Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh chính được ghi nhận trong các

văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư và xúc tiến thương mại và những ngành nghề khác mang yếu tố sinh

lờị Ngành nghề kinh doanh cũng có thể được phân chia theo từng lĩnh vực

- Ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu - Ngành nghề kinh doanh bất động sản

- Ngành nghề kinh doanh xây dựng, mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Ngành nghề kinh doanh công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm,

điện tử, viễn thông.

- Ngành nghề cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa, lữ hành, vận

chuyển ngườị

- Ngành nghề cung ứng dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)