Hoạt động kinh doanh thực chất là hoạt động do các chủ thể kinh doanh dựa trên các qui định của pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình nhằm tạo ra lợi nhuận cho bản thân và cho xã hộị Văn hóa pháp luật với các thuộc tính và chức năng của mình đóng vai trị rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Những giá trị của văn hóa pháp luật thể hiện ngay trong nội dung của các đạo luật được ban hành trong lĩnh vực kinh doanh và ở chức năng điều chỉnh, nhận thức của văn hóa pháp luật đối với hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể.
Quan hệ giữa văn hóa pháp luật và hoạt động kinh doanh là mối quan hệ tác động qua lạị Văn hóa pháp luật là nền tảng, là tiền đề và là điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Các chuẩn mực, qui phạm pháp luật trong kinh doanh chỉ có thể được tạo ra khi nhà làm luật nhận thức được sâu sắc các
qui luật của đời sống kinh tế, qui luật thị trường, cung - cầu, cạnh tranh…
Những quan hệ nào trong lĩnh vực kinh doanh mới phát sinh và có cần có qui phạm điều chỉnh không; những qui phạm nào đã lạc hậu cần được sửa đổi hay bãi bỏ. Chức năng nhận thức của văn hóa pháp luật giúp các nhà làm luật nắm rõ các vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh để từ đó ban hành các văn bản pháp luật phù hợp về hình thức và nội dung. Văn hóa pháp luật là thước đo giá trị
tốt nhất, phù hợp nhất để đánh giá một nền pháp luật tiên tiến, dân chủ và
bình đẳng. Ngược lại các văn bản pháp luật lại là phương tiện định hướng và điều chỉnh cho các hành vi của chủ thể trong kinh doanh. Các chủ thể sẽ biết
mình được làm những việc gì, phải làm những gì và khơng được làm gì trong lĩnh vực kinh doanh mà mình lựa chọn. Một môi trường kinh doanh trong
sạch, lành mạnh, công bằng là một biểu hiện của nền văn hóa pháp luật cao của một dân tộc, một quốc giạ Các giá trị của văn hóa pháp luật phải được kết tinh từ tính cụ thể, chặt chẽ, chính xác của các qui phạm pháp luật kinh doanh, tính hồn chỉnh và thống nhất của cả hệ thống pháp luật kinh doanh
cũng như hành vi kinh doanh hợp pháp, tích cực.
Hoạt động kinh doanh nằm trong nền kinh tế của một quốc giạ Nói
đến kinh doanh là nói đến hành vi của các chủ thể, còn kinh tế lại là một lĩnh
vực, một phạm trù, bao hàm cả hoạt động quản lý kinh tế. Nhưng vì nằm trong nền kinh tế nên khi văn hóa pháp luật tác động tới nền kinh tế thì cũng
ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Trong các hiện tượng xã hội thì những điều kiện đảm bảo về kinh tế là quan trọng nhất. Một nền kinh tế phát triển là điều kiện quan trọng bậc nhất đảm bảo cho sự phát triển của văn hóa pháp
luật. Nếu kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thì sẽ ảnh hưởng khơng tốt tới sự hình thành các giá trị của văn hóa pháp luật.
Phát triển kinh tế, phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân cần phải song song với việc xây dựng và hồn thiện văn hóa pháp luật. Đó cũng chính là những yêu cầu đặt ra khi nghiên cứu về những tác động qua lại giữa
văn hóa pháp luật và lĩnh vực kinh doanh.
Văn hóa pháp luật tác động đến tất cả các khía cạnh của hoạt động
kinh doanh, từ giai đoạn hoạch định, xây dựng chính sách pháp luật trong
kinh doanh cho đến vai trò tác động, điều chỉnh hành vi của các chủ thể.
Thơng qua hoạt động kinh doanh có thể nhận biết được trình độ văn hóa pháp luật của các chủ thể, của một quốc giạ Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra lợi nhuận, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Những hành vi trong kinh doanh là sự phản ánh rõ ràng nhất, thực tiễn nhất tính phù hợp,
đúng đắn, khả thi của mỗi qui phạm pháp luật, đồng thời cũng cho thấy tình
có những quyết định đúng đắn hơn trong hoạt động của mình. Vì lẽ đó, hoạt
động kinh doanh trở thành tấm gương thực tiễn soi chiếu những giá trị của văn hóa pháp luật, từ đó làm giàu thêm, phong phú thêm những giá trị đó.
Những giá trị mới được tạo ra trong kinh doanh đã góp phần tích lũy và bổ
sung vào kho tàng giá trị văn hóa pháp luật nước ta, làm đa dạng và nâng cao tầm quan trọng của các giá trị đó.