Hành vi thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật của các chủ thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 34)

chủ thể

Hành vi của con người là hành vi có ý thức, thể hiện năng lực cá nhân

kết quả và hậu quả của hành vi đó. Pháp luật có chức năng điều chỉnh hành vi,

nghĩa là tác động vào các yếu tố chủ quan của con người và đến lượt mình

hành vi của chủ thể làm cho pháp luật trở thành hiện thực và sống động. Thực hiện pháp luật là hành vi của con người phù hợp với các qui định của pháp luật. Đó chính là nội dung thứ ba của văn hóa pháp luật. Nó thể hiện cách

thức, khả năng, trình độ sử dụng pháp luật và các công cụ pháp luật của cá

nhân, của cộng đồng, của nhà nước trong quá trình đấu tranh vì cơng lý, vì sự

bình đẳng và cơng bằng xã hội theo hướng chân - thiện - mỹ. Theo lý luận

chung về nhà nước và pháp luật thì thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt

động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở

thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức sau:

- Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động): các chủ thể kiềm chế không

thực hiện các hành vi mà pháp luật ngăn cấm.

- Thi hành pháp luật: các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

- Sử dụng pháp luật: các chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép.

- Áp dụng pháp luật: hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc

ban hành các văn bản pháp luật.

Trình độ xây dựng pháp luật tốt để đảm bảo có hệ thống pháp luật

hoàn thiện mới chỉ là bước khởi đầu, cần phải có những con người có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, có văn hóa pháp luật để đưa pháp luật và cuộc sống. Pháp luật được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích nhà nước, lợi ích xã hộị Song điều đó phụ thuộc vào hoạt động đưa pháp luật trên giấy vào thực tiễn đời sống xã hội, hay nói cách khác là phụ thuộc vào trình độ, năng lực của chủ thể thực hiện các hành vi phù hợp với mục đích yêu cầu của pháp luật. Thực tiễn pháp luật

cho thấy, người dân hiểu về pháp luật, thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với pháp luật thơng qua cái mà họ nhìn thấy, cảm thấy ở hoạt động thực tiễn và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước, các cán bộ cơng chức trong tình huống cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bản thân. Đồng thời việc sử dụng pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân công dân được

qui định trong pháp luật phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của chủ thể.

Hành vi thực hiện pháp luật được hiểu là hành động của con người và tổ chức của con người diễn ra trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Hành vi thực hiện, áp dụng pháp luật mang ý nghĩa tích cực và được coi là hành vi hợp pháp hay hành vi xử sự tích cực đối với pháp luật và các hiện

tượng pháp luật, dựa trên những tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật đúng đắn, phù hợp với xã hộị Hành vi hợp pháp mang ý nghĩa xã hội và văn hóa to

lớn: một mặt nó nói lên động cơ hành vi của chủ thể, mặt khác nó phản ánh nhu cầu tiến bộ của xã hội, sự hài hịa giữa các lợi ích trong xã hội, sự hài hòa giữa nhu cầu của nhà nước và nhu cầu của công dân. Hành vi hợp pháp được xã hội tơn trọng và thể hiện trình độ cao của văn hóa pháp luật. Xét ở góc độ

văn hóa, hành vi pháp luật tích cực được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là hành

vi xử sự ủng hộ pháp luật tiến bộ, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ nó; đồng thời

đấu tranh xóa bỏ hệ tư tưởng và tâm lý pháp luật lạc hậu, lỗi thời, phản động

góp phần xây dựng chế độ xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh.

C.Mác cho rằng, ngồi hành vi của mình ra tơi hồn tồn khơng tồn tại với pháp luật, hồn tồn khơng phải là đối tượng của nó. Thơng qua hành vi của chủ thể pháp luật cịn cho thấy khả năng đích thực của pháp luật và việc sử dụng pháp luật trên cơ sở của nhận thức và có mục đích cụ thể. Nói cách khác, trình

độ, năng lực thực hiện hành vi phù hợp với mục đích và yêu cầu của pháp luật

thể hiện trình độ văn hóa pháp luật của chủ thể pháp luật một cách cụ thể. Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà

nước thơng qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho

căn cứ vào các qui định của pháp luật ra các quyết định áp dụng pháp luật vào

trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội [8]. Áp dụng pháp luật là một hình thức đặc thù của thực hiện pháp luật, đòi hỏi các nhà chức trách phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, có

đạo đức cách mạng và có kỹ năng sử dụng pháp luật. Có những phẩm chất trên thì người áp dụng pháp luật mới có thể độc lập, cơng tâm, có trách nhiệm

cao khi tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật. Ban hành một văn bản áp dụng pháp luật trong một trường hợp cụ thể địi hỏi phải xem xét kỹ tình tiết vụ việc, hiểu biết sâu rộng các qui phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc đó. Văn bản áp dụng pháp luật ban hành phải đúng người, đúng vụ việc, không trái các

qui định của pháp luật, như vậy mới thể hiện được kỹ năng, trình độ pháp luật

của người áp dụng và văn hóa pháp luật của người đó.

Ý nghĩa xã hội của hành vi hợp pháp biểu hiện ở chỗ, một mặt nó nói lên động cơ hành vi của chủ thể, mặt khác nó phản ánh nhu cầu tiến bộ của xã

hội, nói lên sự hài hịa ở những mức độ khác nhau giữa lợi ích xã hội mà pháp luật phản ánh với lợi ích cá nhân, giữa nhu cầu của nhà nước với nhu cầu của

cá nhân cơng dân, có tác dụng làm ổn định xã hội và tăng cường ý thức tơn

trọng pháp luật. Vì vậy, hành vi hợp pháp thể hiện trình độ văn hóa pháp luật

cao và được pháp luật bảo vệ. Khả năng và trình độ thực hiện hành vi phù hợp

với yêu cầu của pháp luật phản ánh trình độ văn hóa pháp luật trong việc xử

lý hài hịa giữa hai mặt, thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích và thực hiện những

nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Cũng chính ở đây văn hóa pháp luật được thể

hiện một cách rõ nét ở sự tác động tương hỗ ở ba yếu tố cấu thành nó.

Hành vi thực hiện, áp dụng pháp luật sẽ kéo theo lối sống theo pháp luật. Phương thức hành động của một cộng đồng như thế nào thì sẽ tạo ra lối sống như thế ấỵ Lối sống theo pháp luật là lối sống dựa trên nền tảng ý thức pháp luật tiên tiến, là biểu hiện của lối sống có văn hóạ Lối sống theo pháp luật vừa có tác dụng đóng góp vào q trình sáng tạo văn hóa pháp luật, vừa là q trình tiếp nhận và phát huy các giá trị văn hóa pháp luật trong thực tiễn.

Tóm lại, nền văn hóa pháp luật của các nước khác nhau có những đặc điểm khác nhau, trình độ phát triển khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ là được cấu thành bởi ba nội dung cơ bản là: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và các thiết chế pháp luật, hành vi thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhaụ Yếu tố này tạo tiền đề cho yếu tố kia xuất hiện. Ngược lại, yếu tố kia khẳng định sự thành công và tạo đà cho yếu tố này phát triển tới đỉnh cao mớị Để đánh giá về tính chất và trình độ văn hóa pháp luật thì một mặt phải xem xét đến tính chất và trình độ của mỗi yếu tố hợp thành nó, mặt khác lại phải đặt chúng trong thể thống nhất và xem xét cụ thể những mối liên hệ và sự tương hợp giữa chúng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)