luật trong lĩnh vực kinh doanh
Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 có nêu:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, cơng khai, minh bạch, trọng tâm là hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 [5]. Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh cũng là một phần của mục tiêu triển khai và thực hiện chương trình nói trên. Lĩnh vực
kinh doanh của nền kinh tế nước ta chiếm một vị trí và vai trị quan trọng cả
về số lượng và chất lượng các văn bản pháp luật ban hành. Chưa có một thống kê chính thức nào liên quan đến số lượng các văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi, quan hệ trong kinh doanh được ban hành hàng năm nhưng phải nói
rằng số lượng đó chiếm một phần lớn trong tổng số văn bản được xây dựng và ban hành thực thị Điều đó cho thấy tầm quan trọng và những giá trị mà lĩnh vực kinh doanh mang lại cho nền kinh tế nói riêng và sự thịnh vượng của một quốc gia nói chung.
Như đã phân tích ở mục trên về thực trạng của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Để có thể khắc phục được những hạn chế đó cần phải có một thời gian lâu dài, một chương trình hành động cụ thể và khoa học, cùng sự nỗ lực cố gắng của nhiều cơ quan ban ngành và của chính những chủ thể kinh doanh -
đối tượng trực tiếp phải thực thi các qui định của pháp luật kinh doanh. Hoàn thiện pháp luật trong kinh doanh cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật trong một số lĩnh vực kinh doanh còn thiếu cơ chế điều chỉnh như: Vệ sinh an toàn thực phẩm; Lĩnh vực cạnh tranh; thương mại điện tử; chất lượng sản phẩm, hàng hóa… Đây là những lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế, góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và sự phát triển của đất nước. Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta cũng đã có những văn bản pháp luật được ban hành điều chỉnh các quan hệ và hành vi trong những lĩnh vực trên, tuy nhiên tất cả mới chỉ dừng lại ở văn bản Pháp lệnh, Nghị định…Hơn nữa những qui định trong những văn bản đó cịn chưa sát với thực tiễn, nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng thực phẩm hay chất lượng hàng hóa chưa được qui định; nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh; quyền lợi của các chủ thể trong lĩnh vực thương mại điện tử chưa được đảm bảọ Vì vậy, cần thiết phải xây dựng và ban hành các văn bản luật trong những lĩnh vực này, với những qui định thực sự khoa học, đáp ứng đúng nhu cầu của thực tiễn đời sống, tạo hiệu quả tối đa trong thực hiện. Đây cũng là vấn đề đặt ra nhằm đáp ứng kịp thời u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tồn cầu hóa trong
- Xây dựng và thực thi một chương trình rà sốt, thống kê các văn bản
pháp luật trong các lĩnh vực kinh doanh mà có sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau khi cùng qui định về một vấn đề. Kịp thời khắc phục, sửa chữa những qui định chồng chéo đó bằng cách sửa đổi hay bãi bỏ hiệu lực của các văn bản dưới luật phù hợp với văn bản luật, sửa đổi tạo sự thống nhất giữa các văn bản luật với nhaụ Vấn đề này có ý nghĩa rất lớn, bởi nó khơng những giúp các chủ thể dễ dàng hơn trong khi thực hiện, tránh sự lúng túng không biết áp dụng luật nào trong những trường hợp cụ thể, đồng thời thể hiện một nền pháp luật tiên tiến, hiện đại và đồng bộ từ trên xuống dướị Tuy nhiên, để làm được điều này cần có một thời gian dài với sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình và có trách nhiệm của nhiều cơ quan ban ngành, cùng với sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đóng góp ý kiến từ phía các chun gia, các nhà khoa học cũng như đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Nâng cao trình độ chun mơn cũng như ý thức và đạo đức nghề
nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác lập pháp khơng chỉ gói gọn trong các cơ quan lập pháp mà còn ở hệ thống các cơ quan hành pháp - đơn vị trực tiếp soạn thảo các dự án luật trình phê duyệt. Muốn vậy cần chú trọng công tác tuyển dụng những cán bộ có đủ tài và đức; linh hoạt trong bố trí cơng tác chun mơn phù hợp; kết hợp với các chương trình tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ này, nhằm góp phần tạo ra những sản phẩm là các dự án luật có tính hiệu quả và khả thi cao, thể hiện yếu tố dân chủ, bình đẳng và tiến bộ.
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh với tiêu
chí: đáp ứng đúng nhu cầu của thực tiễn, giải quyết tối đa các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực điều chỉnh, các qui định đưa ra phải thực sự cần thiết, dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và tiến bộ, đảm bảo yếu tố kỹ thuật pháp lý hiện đạị Một văn bản pháp luật được ban hành phải thể hiện tính đồng bộ, thống nhất với các văn bản luật trước đó hoặc phải thể hiện rõ sự sửa đổi, bổ sung hay thay thế một văn bản nhất định khi có sự mâu thuẫn
trong qui định về cùng một vấn đề, hướng tới việc giảm dần và xóa bỏ các qui định chồng chéo nhau giữa các văn bản.
- Xây dựng cơ chế rõ ràng về việc huy động các tầng lớp nhân dân,
các nhà khoa học, chuyên gia tham gia vào việc góp ý, hồn thiện văn bản pháp luật kinh doanh. Đặc biệt là tầng lớp doanh nhân, người lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh doanh đơn lẻ khác, đây là những người trực tiếp thi hành và tuân thủ các qui định của pháp luật kinh doanh, do vậy những ý kiến đóng góp của họ là hết sức quan trọng và cần thiết, vừa đảm bảo tiêu chí phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, vừa phát huy được tính dân chủ trong lĩnh vực lập pháp, huy động tối đa trí tuệ của các tầng lớp nhân dân. Đây là một biểu hiện rất quan trọng của chế độ dân chủ trong nhà nước pháp quyền, đồng thời cũng có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục
tham gia và ký kết các điều ước quốc tế, hiệp định song phương và đa phương trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, xuất nhập khẩu hàng hóa…tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh cấp kinh tế phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Đâylà vấn đề rất quan trọng nhằm tạo ra môi trường pháp lý trong sạch, lành mạnh, cơng bằng và tiến bộ, từ đó tạo ra cơng cụ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực kinh doanh trong nước. Hoàn thiện pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một việc làm nhằm góp phần nâng cao trình độ văn hóa pháp luật trong kinh doanh.