Phƣơng hƣớng xây dựng văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 94 - 96)

Thực tế chỉ ra rằng nâng cao sự tác động thơng tin, tâm lý và tổ chức

của văn hóa pháp luật trong kinh doanh phải được thực hiện bằng công tác giáo dục pháp luật định hướng. Cần phải sử dụng đồng bộ, tổng hợp tất cả các

phương tiện, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật để nhanh chóng nâng cao văn hóa pháp luật trong kinh doanh là yêu cầu trước mắt và lâu dài

của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước.

Nâng cao văn hóa pháp luật trong kinh doanh không chỉ là việc đề ra

và thực hiện các biện pháp, giải pháp trong hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao ý thức pháp luật mà cịn cần có phương hướng tác động vào tư duy, nhận

thức, tình cảm, suy nghĩ của các chủ thể kinh doanh đối với hệ thống pháp

luật kinh doanh hiện hành. Nắm bắt được những điều này sẽ giúp các nhà làm luật đưa ra những sáng kiến pháp lý cũng như xây dựng các đề án, dự thảo luật chính xác hơn, phù hợp hơn với thực tiễn cũng như nhu cầu của người

dân. Phương hướng nâng cao văn hóa pháp luật trong kinh doanh hiện nay được đề cập ở một số khía cạnh sau:

- Nhận thức rõ vai trò, mối quan hệ giữa văn hóa pháp luật với hoạt

động kinh doanh: văn hóa pháp luật và hoạt động kinh doanh có mối quan hệ

tất yếu, tác động qua lại và yếu tố này ảnh hưởng tới hiệu quả, tính khả thi của yếu tố kia; văn hóa pháp luật là tiền đề, là cơ sở pháp lý, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh thực hiện, ngược lại ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh lại phản

ánh trình độ phát triển của văn hóa pháp luật. Nhờ có văn hóa pháp luật, hoạt động kinh doanh mới có được những khn mẫu, những chuẩn mực để hướng

tới và phát triển. Cịn văn hóa pháp luật lại cần những hoạt động kinh doanh của các chủ thể để kiểm chứng tính tính đắn, sự phù hợp trong qui định pháp luật của mình, từ đó đề ra những chính sách, những văn bản pháp lý chặt chẽ

hơn. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả của vấn đề văn hóa pháp luật trong kinh doanh trước hết phải nhận thức được mối quan hệ giữa chúng.

- Phát huy giá trị văn hóa pháp luật Việt Nam, có sự tiếp thu tinh hoa

văn hóa và văn hóa pháp luật của nhân loại trong lĩnh vực kinh doanh: những

giá trị văn hóa pháp luật Việt Nam phải được kết tinh trong các đạo luật, luật

và các văn bản dưới luật trong hoạt động kinh doanh cũng như trong ý thức

pháp luật và hành vi ứng xử của các chủ thể. Xây dựng mơi trường văn hóa

pháp luật nói chung và văn hóa pháp luật trong kinh doanh nói riêng là hai nhân tố quyết định có tác dụng biện chứng lẫn nhaụ Các giá trị văn hóa pháp luật trong kinh doanh phải được thể hiện và khơi dậy các yếu tố truyền thống và các giá trị đạo đức của pháp luật Việt Nam từ trước đến naỵ Mặt khác, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là cơ hội và cũng là thách thức đối với Việt Nam. Hội nhập vừa là nhu cầu nhưng cũng là đòi hỏi tất yếu của một nền kinh tế hiện đạị Hội nhập không phải chỉ từ một ngành nghề hay một lĩnh

vực nhất định mà cần có sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình hội nhập.

của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Giữ gìn những giá trị

văn hóa pháp luật truyền thống đồng thời tiếp thu các giá trị văn hóa pháp luật

tiến bộ của nhân loại là một phương hướng quan trọng nhằm nâng cao văn hóa pháp luật nói chung và văn hóa pháp luật trong kinh doanh nói riêng. Đây

là cơ hội để chúng ta tận dụng những tinh hoa trong văn hóa pháp luật kinh

doanh trên thế giới, từ đó có những chỉnh sửa hợp lý đối với nền văn hóa pháp luật kinh doanh nước nhà hiện naỵ

- Nâng cao văn hóa pháp luật trong hoạt động kinh doanh phải tiến hành đồng bộ với nâng cao văn hóa pháp luật trong các lĩnh vực khác của đời

sống xã hội như lĩnh vực chính trị, lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và các lĩnh vực hoạt động khác của nhà nước và cơng dân: Nâng cao văn hóa pháp

luật trong kinh doanh phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cao văn hóa pháp luật trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nhưng nó đặc biệt gắn liền chặt chẽ với việc nâng cao văn hóa pháp luật trong các hoạt động lập pháp, hành

pháp và tư pháp. Bởi vì những yếu tố này cấu thành nên một hệ thống chỉnh thể trong cơ chế điều chỉnh pháp luật. Lập pháp tạo nên tiền đề, cơ sở pháp lý cho

hoạt động kinh doanh; hành pháp thể hiện hoạt động thực thi pháp luật của các

cơ quan nhà nước - trực tiếp ban hành các văn bản áp dụng pháp luật trong kinh doanh. Tư pháp lại đưa ra các kết luận, nhận định tính đúng đắn hay khơng

của hành vi trong kinh doanh. Các yếu tố lập pháp, hành pháp, tư pháp có mối quan hệ biện chứng với hoạt động kinh doanh. Vì vậy văn hóa pháp luật trong

lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng có mối quan hệ với văn hóa

pháp luật trong kinh doanh. Yếu tố này là tiền đề, cơ sở của yếu tố kia phát triển và ngược lại yếu tố kia thúc đẩy sự hoàn thiện của yếu tố nàỵ

2.2.2. Một số giải pháp nâng cao trình độ văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)