Quan niệm văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 40)

Vấn đề văn hóa pháp luật nói chung và văn hóa pháp luật trong lĩnh

vực kinh doanh nói riêng trong những năm gần đây đang rất được chú trọng và quan tâm. Đặc biệt là kể từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng và phát triển một môi trường kinh

doanh trong sạch, lành mạnh, tuân thủ qui định của pháp luật không chỉ là

một yêu cầu trong quản lý kinh tế mà còn thể hiện sự ưu việt, tiến bộ của kinh

tế Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Từ đó mới có thể thu hút nguồn

vốn cũng như các cơ hội đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Đây là đòi hỏi bức thiết và mang tính thời sự trong bối cảnh hiện nay khi mà

cuộc khủng hoảng tài chính vẫn cịn những dư âm ảnh hưởng mạnh mẽ đối

với toàn thế giớị Phục hồi và nhanh chóng thốt khỏi cuộc khủng hoảng chỉ

có thể được thực hiện khi chúng ta vực dậy và phát triển được những ngành

nghề kinh doanh chủ yếu, then chốt của nền kinh tế.

Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của lĩnh vực kinh doanh đối với sự

dựng một môi trường kinh doanh phát triển, công bằng luôn là mục tiêu trước mắt và lâu dài của nhà nước tạ Trong những yếu tố để thực hiện mục tiêu đó,

văn hóa pháp luật trong kinh doanh luôn được coi trọng hàng đầụ Yếu tố văn

hóa một mặt thể hiện tính khả thi, tiến bộ của các qui phạm pháp luật kinh doanh, một mặt thể hiện thái độ, hành vi ứng xử của các chủ thể có phù hợp với pháp luật hay khơng. Từ đó, đánh giá được ý thức, trình độ pháp luật của

người dân. Văn hóa pháp luật vì lẽ đó ln trở thành thước đo hiệu quả trên

thực tế của các qui định pháp luật kinh doanh.

Văn hóa pháp luật trong kinh doanh là một bộ phận của văn hóa pháp

luật nói chung. Vì vậy nó cũng mang trong mình những đặc điểm, mục đích

và cơ cấu của văn hóa pháp luật. Tuy nhiên, do kinh doanh là một lĩnh vực đặc thù của nền kinh tế và có phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh

rộng, đặc biệt có mối quan hệ tác động qua lại với các lĩnh vực khác như luật pháp, chính trị, văn hóa xã hội… Do đó, văn hóa pháp luật trong kinh doanh vẫn có những nét rất riêng biệt, đó là phạm vi và đối tượng tác động của nó

chỉ giới hạn bởi các chủ thể kinh doanh và các quan hệ trong lĩnh vực kinh

doanh. Các chủ thể kinh doanh bao gồm các cá nhân kinh doanh đơn lẻ và các doanh nghiệp kinh tế; các quan hệ trong kinh doanh bao gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể kinh doanh thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau cũng như đối với các cơ quan nhà nước.

Đã có nhiều cơng trình và bài báo nghiên cứu về văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhưng vấn đề văn hóa pháp luật trong kinh

doanh lại chưa từng được đề cập đến. Do đó, để có một định nghĩa chính xác

và nhất quán về văn hóa pháp luật trong kinh doanh thì hiện nay chưa thể

thực hiện được. Dựa trên tinh thần của vấn đề văn hóa pháp luật nói chung,

cũng như nghiên cứu kỹ những nét riêng biệt và đặc thù của lĩnh vực kinh

doanh trong mối tương quan với văn hóa pháp luật, tác giả luận văn chỉ xin

đưa ra ý kiến cá nhân của mình đối với định nghĩa văn hóa pháp luật trong

Theo đó, văn hóa pháp luật trong kinh doanh là tổng thể những giá trị

pháp luật mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực kinh doanh. Những yếu tố cấu thành văn hóa pháp luật trong kinh doanh là ý thức pháp luật kinh doanh (bao gồm tri thức pháp luật kinh doanh và thái độ, tình cảm tôn trọng pháp luật kinh doanh), hệ thống pháp luật kinh doanh và hành vi thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật kinh doanh.

Lĩnh vực kinh doanh lành mạnh, trong sạch, phát triển, phù hợp với các qui định của pháp luật kinh doanh hiện hành chỉ có thể được xây dựng

dựa trên ý thức pháp luật kinh doanh đúng đắn, trình độ hiểu biết pháp luật

cao, niềm tin và sự tôn trọng đối với pháp luật kinh doanh, hệ thống pháp luật kinh doanh tiến bộ và phù hợp với thực tiễn và hành vi thực hiện pháp luật kinh doanh tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ thể kinh doanh

cũng như hành vi áp dụng pháp luật kinh doanh đúng đắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn hóa pháp luật trong kinh doanh một mặt thể hiện

tính tích cực, hợp pháp trong ý thức và hành vi của các chủ thể kinh doanh; một mặt cũng cho thấy tính tiến bộ, nhân đạo, tiên tiến của hệ thống pháp luật trong kinh doanh, từ các văn bản luật đến các văn bản dưới luật. Những yếu tố

này có mối quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng trực tiếp với nhau, thực

tiễn hành vi của các chủ thể kinh doanh phản ánh tính tiến bộ và phù hợp của

các qui định pháp luật kinh doanh và những qui định này cũng chính là nền

tảng, cơ sở, hành lang pháp lý cho các chủ thể thực hiện nghiệp vụ kinh doanh của mình.

Văn hóa pháp luật trong kinh doanh là những giá trị mà con người

sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh, cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống pháp luật. Những giá trị đó thẩm thấu vào nhận thức và hành động của các chủ thể và biến thành nhu cầu thường trực trong ứng xử của họ. Văn hóa pháp luật trong kinh doanh thể hiện những mặt tiến bộ của một nền pháp luật, có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện trình độ cao của sự tơn trọng pháp luật, trình độ tri

thức pháp luật của cơng dân, chất lượng của q trình xây dựng và thực hiện pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)