Đặc trƣng của văn hóa pháp luật trong kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 52)

Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh là một bộ phận của văn hóa nói chung và văn hóa pháp luật nói riêng. Vì vậy nó cũng có đầy đủ

những đặc điểm của văn hóa và văn hóa pháp luật. Tuy nhiên, văn hóa pháp luật trong kinh doanh vẫn có những đặc trưng riêng biệt nhằm giúp phân biệt với các loại hình văn hóa pháp luật trong các lĩnh vực khác như văn hóa pháp luật giao thơng, văn hóa pháp luật xét xử…. Những đặc trưng chủ yếu có thể kể đến như:

ạ Đặc trưng về chủ thể

Chủ thể là những người trực tiếp tham gia vào một quan hệ xã hội hay quan hệ pháp luật nhất định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thơng qua

việc tham gia vào quan hệ đó. Bất kỳ một lĩnh vực văn hóa pháp luật nào

cũng có những chủ thể riêng biệt. Xác định chủ thể của một lĩnh vực văn hóa

pháp luật nói chung, của lĩnh vực văn hóa pháp luật kinh doanh nói riêng có

nghĩa là xác định xem văn hóa pháp luật trong lĩnh vực này hướng tới những đối tượng nào, phạm vi những vấn đề mà văn hóa pháp luật trong lĩnh vực

này nghiên cứu ở những đối tượng đó là gì. Đồng thời qua đó xác định ranh giới, sự khác nhau và những mối liên hệ, những điểm tương đồng giữa văn hóa pháp luật trong lĩnh vực đó với văn hóa pháp luật trong các lĩnh vực khác.

Điều này thực sự là rất có ý nghĩa, bởi lẽ, chủ thể là các tổ chức, cá nhân là đối tượng của rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội; cần phải xác định sự khác nhau giữa các lĩnh vực đó trong việc cùng hướng tới cùng một

chủ thể. Chẳng hạn, chủ thể của lĩnh vực văn hóa pháp luật giao thơng cũng là các tổ chức cá nhân nhưng lại hồn tồn khác với văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, bởi đó là những tổ chức, cá nhân tham gia giao thông và tuân thủ đúng các qui định của Luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng hải, đường hàng không. Chủ thể của lĩnh vực văn hóa pháp luật xét xử là những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng, điểm khác biệt với chủ thể của văn hóa pháp luật kinh doanh là họ tham gia vào quan hệ tố tụng và tuân thủ các qui định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự…

Chủ thể của văn hóa pháp luật trong kinh doanh không phải là mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, mọi tầng lớp, không phân biệt tuổi tác, địa vị,

nghề nghiệp; văn hóa pháp luật trong kinh doanh chỉ hướng tới việc nghiên

cứu vấn đề trình độ hiểu biết, thái độ tình cảm, hành vi xử sự các chủ thể kinh

doanh, bao gồm các chủ thể kinh doanh đơn lẻ và các doanh nghiệp kinh tế.

Đồng thời văn hóa pháp luật kinh doanh cũng nghiên cứu hệ thống pháp luật

quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật kinh doanh và áp

dụng các văn bản đó. Từ đó đề ra những biện pháp chủ yếu để xây dựng văn

hóa pháp luật kinh doanh tiến bộ, phát triển.

Trong giai đoạn hiện nay, việc mở rộng các ngành nghề kinh doanh đang được nhà nước ta quan tâm và chú trọng. Do đó ngày càng có nhiều tổ

chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh và trở thành chủ thể

kinh doanh. Điều đó cũng có nghĩa rằng đối tượng điều chỉnh của văn hóa

pháp luật trong kinh doanh sẽ ngày càng mở rộng. Nâng cao trình độ văn hóa pháp luật trong kinh doanh cho mọi chủ thể kinh doanh, nhất là cần tạo ra sự

đồng đều trong nhận thức và thực hiện hành vi kinh doanh có văn hóa pháp

luật giữa các chủ thể ở các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau là

phương hướng và mục tiêu của nhà nước ta nhằm xây dựng một môi trường

kinh doanh trong sạch, lành mạnh, phát triển và hội nhập.

b. Đặc trưng về khách thể

Khách thể của một lĩnh vực nói chung là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu của các tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực đó. Khi tham gia một lĩnh vực nhất

định, các tổ chức, cá nhân đều nhằm đạt tới những lợi ích đó. Khách thể là

một yếu tố quan trọng nhằm giúp phân biệt các lĩnh vực trong đời sống xã hộị Khách thể cũng là nhân tố cho thấy tầm quan trọng của một lĩnh vực nhất

định. Khách thể càng rộng, càng ảnh hưởng tới nhiều tổ chức, cá nhân thì càng được quan tâm và chú trọng phát triển lĩnh vực đó.

Khách thể của lĩnh vực kinh doanh chính là những lợi ích vật chất mà các chủ thể đạt được trong quá trình tham gia các hoạt động kinh doanh, hay

nói chính xác đó chính là lợi nhuận. Lợi nhuận, hay cịn được gọi là có mục đích sinh lời là yếu tố then chốt của các hoạt động kinh doanh. Tất cả những

hoạt động khác của con người mà không mang mục tiêu lợi nhuận, khơng có mục đích sinh lời thì đều khơng phải là hoạt động kinh doanh. Như, hoạt động

văn hóa nghệ thuật, hoạt động tình nguyện, hoạt động tham gia vào các hội, tổ

chức xã hội nghề nghiệp khơng có mục đích sinh lờị

Bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào khi tham gia vào lĩnh vực kinh

doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ năng lực của chủ thể đó. Tuy nhiên, các chủ thể luôn là một thực thể hoạt động trong một khuôn khổ nhất định. Trong lĩnh vực kinh doanh đó chính là

hệ thống các qui định của pháp luật kinh doanh. Tham gia vào hoạt động kinh doanh, các chủ thể buộc phải tuân thủ nghiêm chỉnh những qui định nàỵ Văn hóa pháp luật kinh doanh bảo vệ các quan hệ xã hội được hình thành từ pháp luật kinh doanh và đạo đức trong kinh doanh, đó là những quan hệ xuất phát từ việc các chủ thể tuân thủ, chấp hành và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khơng nằm trong phạm vi pháp luật cấm. Đó có thể là quan hệ trong quá trình thành lập doanh nghiệp, nộp thuế, khai báo các mặt hàng kinh

doanh, các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường đối với cơ sở

hay doanh nghiệp của mình...

Vì lẽ đó, khách thể của văn hóa pháp luật kinh doanh vừa là những lợi ích vật chất lại vừa là những lợi ích tinh thần. Có nghĩa là bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận để phát triển nền kinh tế, các chủ thể kinh doanh vẫn phải tuân thủ

đúng pháp luật, tạo ra và duy trì một trật tự pháp lý cơng bằng, bình đẳng,

trong sạch và lành mạnh.

Thông qua các hành vi của chủ thể kinh doanh có thể nhận thấy trình

độ văn hóa pháp luật trong kinh doanh của họ đang ở mức nào và những qui định của pháp luật kinh doanh đã thực sự tiến bộ và phù hợp với thực tiễn hay chưả Vì thế mới có thể đưa ra những giải pháp thực sự hữu ích nhằm nâng cao văn hóa pháp luật trong kinh doanh.

c. Đặc trưng về sự tác động của các yếu tố xã hội tới văn hóa pháp

luật trong lĩnh vực kinh doanh

Văn hóa pháp luật kinh doanh là những giá trị do con người sáng tạo

xoay quanh con ngườị Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, văn hóa

pháp luật kinh doanh chịu sự tác động mạnh mẽ của rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố xã hộị Các yếu tố xã hội tác động tới vấn đề văn hóa pháp luật kinh doanh theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tận dụng những

ảnh hưởng tích cực và chống lại những tác động tiêu cực nhằm duy trì và nâng cao văn hóa pháp luật kinh doanh là nhiệm vụ rất cần được phát huy trong giai đoạn hiện nay ở nước tạ

Yếu tố thứ nhất - nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các

quan hệ kinh tế giữa các chủ thể biểu hiện qua mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường (người bán cần tiền, người mua cần bán và họ phải gặp nhau

trên thị trường) thì nền kinh tế đó gọi là nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị

trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của

các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là

định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá

cả thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầụ

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải hướng tới mục tiêu lợi nhuận.

Nền kinh tế thị trường không bao gồm các hoạt động mang tính chất cơng

cộng như đường sá, các cơng trình văn hóa, y tế và giáo dục… bởi những hoạt

động này không mang yếu tố lợi nhuận. Chính yếu tố lợi nhuận là tác nhân tác động căn bản và mạnh mẽ nhất của nền kinh tế thị trường tới văn hóa pháp

luật kinh doanh. Điều này được lý giải như sau: lợi nhuận ảnh hưởng mạnh

mẽ tới ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể, từ đó dẫn tới các chủ thể

quyết định hành vi ứng xử của mình. Vì lợi nhuận, nhiều chủ thể kinh doanh bất chấp các qui định của pháp luật để thực hiện các hành vi bất hợp pháp

Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh giúp hài hòa và thống nhất mối quan hệ giữa yếu tố lợi nhuận và việc tuân thủ pháp luật. Theo đó, các chủ thể kinh doanh trong q trình hoạt động của mình vừa phải đảm bảo mục tiêu lợi nhuận những cũng phải phù hợp với các qui định của pháp luật.

Đòi hỏi này nhiều trường hợp buộc các chủ thể kinh doanh phải hy sinh lợi

nhuận của bản thân hoặc doanh nghiệp, hoặc phải chia sẻ lợi nhuận với nhà

nước (nghĩa vụ đóng thuế) nhưng lại thể hiện chủ thể đó có văn hóa pháp luật

kinh doanh. Một khi ý thức pháp luật của các chủ thể kinh doanh là đúng đắn, không bị yếu tố lợi nhuận làm cho "lu mờ" thì khi đó mơi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, phát triển ở nước ta mới được xây dựng và duy trì.

Yếu tố giá trị doanh nghiệp (uy tín, thương hiệu)

Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc

kiểu thiết kế, hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Nói tóm lại, thương hiệu là một yếu tố nhằm phân biệt (hay xác định rõ) về một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của một chủ thể kinh doanh nhất định. Thương hiệu có một ý nghĩa quan trọng

đối với bản thân chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng. Thương hiệu thường

gắn liền với chất lượng sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng, vì thế nó

có thể làm thay đổi suy nghĩ, quan niệm và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Niềm tin của khách hàng cho một thương hiệu là mục tiêu phấn đấu của mọi chủ thể kinh doanh.

Chính vì những lý do trên mà uy tín và thương hiệu sản phẩm là những

giá trị về mặt tinh thần luôn luôn được chủ thể kinh doanh đề caọ Truyền

thống làm ăn đặt chữ tín lên đầu vẫn ln tồn tại trong tiềm thức và cung cách kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng uy tín và thương hiệu của mình, các chủ thể kinh doanh phải đảm bảo các yêu

của pháp luật kinh doanh như nộp thuế đầy đủ, bảo vệ mơi trường… Thơng qua

việc giữ gìn uy tín và thương hiệu này, các chủ thể kinh doanh đã nâng cao

văn hóa pháp luật kinh doanh của chính mình cũng như góp phần xây dựng môi trường kinh doanh phát triển và lành mạnh.

Yếu tố truyền thống

Truyền thống ở đây được hiểu là yếu tố lịch sử trong cung cách kinh

doanh của người Việt Nam. Đó là kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, bất chấp pháp luật và chủ yếu làm ăn theo tập quán. Điều này được lý giải rõ nét bởi cách thức kinh doanh của những chủ thể đơn lẻ tại các vùng, miền núi, nơi tồn tại nhiều tập quán, phong tục kinh doanh không phù hợp với qui định của

pháp luật. Đó có thể là những hoạt động kinh doanh không khai báo với cơ

quan nhà nước, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước hoặc thậm

chí thực hiện các hoạt động kinh doanh bị cấm.

Yếu tố truyền thống này đã ăn sâu vào tính cách của một bộ phận chủ thể kinh doanh, vì vậy việc thay đổi suy nghĩ này phải trải qua một quá trình lâu dài với nhiều biện pháp được thực hiện đồng bộ. Yếu tố này là một nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa pháp luật kinh doanh. Nhiệm vụ đặt ra là

phải khắc phục tiến tới xóa bỏ hẳn những tập quán, phong tục, cung cách làm

ăn lạc hậu, không phù hợp pháp luật này nhằm xây dựng sự đồng đều trong

nhận thức và ý thức của các chủ thể kinh doanh.  Yếu tố dư luận xã hội

Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề,

sự kiện, hiện tượng có tính thời sự. Trước mỗi một vấn đề hoặc sự kiện, cá

nhân thường đưa ra ý kiến của mình, nhiều cá nhân cùng đồng tình về một quan điểm hoặc có q nhiều quan điểm khác nhau đều tạo thành dư luận xã hộị

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đã có rất nhiều những sai phạm trong quản lý kinh tế hoặc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gây ra những vụ án với hậu quả nghiêm trọng. Điển

hình như các vụ tham nhũng tại PMU18, vụ sai phạm trong huy động vốn tại

Công ty 1-5, vụ thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế tại Vinashin…Tất cả những sự kiện này đã thu hút sự chú ý của dư luận do tầm quan trọng và mức

ảnh hưởng lớn của nó đối với nền kinh tế. Dư luận đã thể hiện nhiều quan điểm khác nhau đối với những vấn đề trên, hầu hết là lên án và phản đối mạnh

mẽ đối với các hành vi kinh doanh bất hợp pháp, các sai phạm kinh doanh gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Việc bị dư luận xã hội lên án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và

thương hiệu của mỗi doanh nghiệp cũng như chủ thể kinh doanh đơn lẻ, cho dù sau đó họ có cố gắng khắc phục hậu quả thì cũng phải mất một thời gian

dài những dấu ấn gây ra mới có thể phai mờ. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh ngày nay luôn ý thức cao trong hoạt động của mình, cẩn trọng trong từng

bước đi phù hợp với qui định của pháp luật, nhằm giữ gìn uy tín và thương

hiệu của chính mình. Dư luận xã hội vì thế được coi là yếu tố rất quan trọng

tác động tích cực giúp cho vấn đề văn hóa pháp luật kinh doanh được nâng caọ

 Yếu tố bản thân hệ thống pháp luật kinh doanh

Bản thân hệ thống pháp luật kinh doanh ở nước ta hiện nay cũng bộc

lộ nhiều hạn chế và tiêu cực. Điều này sẽ được tác giả luận văn trình bày rõ

hơn ở Chương 2. Nhìn một cách tổng quát thì những hạn chế nổi cộm hiện nay của hệ thống pháp luật kinh doanh nước ta là sự chồng chéo trong qui

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)