tới thực trạng đó
2.1.3.1. Thực trạng
Hành vi thực hiện pháp luật kinh doanh thể hiện trình độ pháp luật và
ý thức pháp luật của mỗi công dân. Nó là hệ quả tất yếu và có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố khác của văn hóa pháp luật trong kinh doanh. Hành vi thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, xuất phát từ một ý thức pháp luật tốt, trình độ hiểu biết pháp luật cao và hệ thống pháp luật hoàn thiện. Đây là yếu tố thứ ba của văn hóa pháp luật nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng, là biểu hiện bên ngồi và rõ nét nhất trình độ văn hóa pháp luật của một quốc gia.
Trình độ, năng lực thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh đã có những bước tiến quan trọng, nhất là kể từ khi đổi mới đất nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, trình độ pháp luật của các chủ thể cũng được nâng lên đáng kể. Thông qua các hình thức đào tạo, tập huấn, tư vấn pháp lý, tìm hiểu pháp luật…các chủ thể đã được tiếp cận với các qui định hiện hành của pháp luật để từ đó có những hiểu biết nhất định về các lĩnh vực kinh doanh, về quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Hiểu rõ và hiểu đúng về các qui phạm pháp luật cho phép các chủ thể lựa chọn cho mình một cách ứng xử phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích cá nhân mà vẫn nằm trong phạm vi pháp luật khơng cấm. Có thể thấy rõ điều này thơng qua việc xem xét mặt
bằng trình độ của đội ngũ doanh nhân, lãnh đạo các doanh nghiệp cho đến
tầng lớp người lao động, các chủ thể kinh doanh đơn lẻ. Hầu hết đội ngũ lãnh đạo trong các doanh nghiệp hiện nay đều có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên, số lượng cán bộ được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới ngày càng chiếm đa số, trình độ chun mơn và ngoại ngữ ngày càng
được nâng caọ Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, thời kỳ đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế cũng đặt ra những địi hỏi, u cầu về trình độ của người lao động. Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp đều đưa tiêu chí trình độ thành tiêu chí hàng đầu trong q trình tuyển dụng nhân sự, đa phần là phải tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc tương đương trở lên, số lượng lao động phổ thông hiện nay đã giảm đáng kể. Các chủ thể kinh doanh đơn lẻ cũng trang bị cho bản thân mình một trình độ hiểu biết nhất định nhằm phục vụ tốt cho ngành nghề kinh doanh cũng như đảm bảo qui định của pháp luật. Xuất phát từ một nền tảng kiến thức vững chắc như vậy nên các chủ thể kinh doanh nhanh chóng tiếp cận và tìm hiểu về các qui định của pháp luật kinh doanh, trang bị cho mình một hệ thống kiến thức khoa học và đầy đủ về các yêu cầu của luật, từ đó lựa chọn những ứng xử phù hợp nhất.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, kể từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, sự đổi mới trong các qui định của pháp luật thể hiện ở việc qui định thơng thống hơn đối với lĩnh vực kinh doanh mà cụ thể là quyền tự do dân chủ của công dân được mở rộng đã xuất hiện ngày càng nhiều các tội phạm kinh tế và các hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hàng loạt các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại được áp dụng vào đời sống xã hội thì vấn nạn tội phạm kinh tế càng có cơ hội hoạt động tinh vi hơn, khó kiểm sốt hơn. Kể từ khi nước ta gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới, những yêu cầu về việc qui định thơng thống trong vấn đề xuất nhập khẩu, phá bỏ hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng sản phẩm, tiến tới một thị trường chung đã càng tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh được thực hiện dễ dàng. Chính sách mở cửa đầu tư, với khẩu hiệu "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới", nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi quyết định đầu tư vào một số lĩnh vực, địa bàn. Việc thực hiện quyết liệt cơng cuộc phịng và chống tham nhũng, hạn chế
và tiến tới xóa bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho nhà đầu tư, thực hiện cơ chế một cửa đã cho thấy sự quan tâm của nhà nước ta đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Đây có thể xem là những động thái rất tích cực từ phía chính quyền nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhưng nó cũng có mặt trái, đó là các tội phạm kinh tế cũng dễ dàng hơn trong việc xâm nhập vào nền kinh tế quốc gia để thực hiện các hành vi vi phạm của mình.
Trong phạm vi luận văn này không thể thống kế hết các vi phạm pháp luật kinh doanh trong những năm gần đâỵ Vì vậy chỉ xin đề cập đến một lĩnh vực rất được dư luận quan tâm hiện nay là vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những vi phạm pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực này cũng đang ở tình trạng đáng báo động và cần được khắc phục. Thời gian gần đây, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra phổ biến với các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và thủ đoạn hơn. Vấn đề đầu tiên phải nói đến là chất
lượng hàng hóạ Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng
kém chất lượng, hàng khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm đang có xu
hướng gia tăng ở mức báo động cao như: sữa có chứa melamine; rượu có
chứa độc tố, mỹ phẩm chứa hóa chất khơng được phép sử dụng, thực phẩm chứa chất bảo quản, thuốc kích thích tăng trưởng, chứa dư lượng chất kháng sinh quá mức cho phép, thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng… Trong những tháng cuối năm 2009 và quý I năm 2010, lực lượng Quản lý thị trường
đã bắt giữ gần 120 nghìn mũ bảo hiểm, trong đó có hơn 76.000 mũ nhập lậu và 39.000 mũ giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác, khơng có tem CS [18].
Không những thế, vấn đề đo lường, cân đong, đo đếm cũng đang là mối quan tâm của người dân, nhất là hàng hóa rời, lỏng sử dụng phương tiện cân đo
trực tiếp. Kết quả kiểm tra cho thấy một số mặt hàng như xăng dầu bị đong
thiếu, taximet được chỉnh chạy nhanh hơn, vàng bị thiếu tuổi, mua hàng ở các chợ hầu hết bị cân sai, cân thiếu,...
Cuộc thanh tra diện rộng được tiến hành từ tháng 6 đến giữa tháng 8/2009 đã phát hiện hơn 300 trong tổng số gần 2.000 cơ sở kinh doanh xăng
dầu trên phạm vi cả nước có hành vi gian lận khi bán xăng cho người tiêu
dùng [18]. Bên cạnh đó. việc chấp hành các quy định về niêm yết giá và bán
theo giá niêm yết trong kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trên thị trường đang
có sự bất cập, nhất là các mặt hàng nhạy cảm đang được xã hội đặc biệt quan tâm như: thuốc, sắt thép, xi măng, phân bón,… Ngồi ra, vấn đề hậu mãi, các dịch vụ bảo hành, khuyến mại của doanh nghiệp cũng chưa được thực hiện theo đúng các cam kết đã đưa ra với người tiêu dùng. Hệ quả là người tiêu dùng đang phải đối mặt với sự lựa chọn bị thu hẹp dần
Nắm bắt được tình trạng trên, các lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường thực hiện các chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thơng hàng hóa, về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các hoạt động thương mại, dịch vụ thương mại, hàng hóa và
hoạt động xuất, nhập khẩu; tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong việc kiểm tra, kiểm sốt chống đầu cơ tích trữ hàng, bn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định. Cụ thể, trong cơng tác phịng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, năm 2007, lực lượng Quản lý thị trường các địa phương đã tham gia 200.932 ngày công; xử lý hơn 8000 vụ vi phạm, xử phạt 1,052 tỷ đồng; tịch thu và tiêu hủy 658.379 con gia cầm, 169.173 kg thịt và phụ phẩm gia cầm, 4.284.900 quả trứng gia cầm, 7453 con gia súc [18].
Những số liệu trên cho thấy một thực tế đáng báo động về vấn đề vi phạm pháp luật kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Xuất phát từ ý thức pháp luật kém, thái độ thờ ơ, coi thường pháp luật hoặc cũng có thể do sự thiếu hiểu biết mà các chủ thể kinh doanh đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Những hành vi này cần phải được lên án và xóa bỏ. Muốn vậy, ngồi những nỗ lực cải thiện của chính bản thân chủ thể kinh doanh, cần có bàn tay cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước thể hiện ở hệ thống pháp luật chặt chẽ và sự cố gắng của các cơ quan hữu quan.
Nói đến những hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh có thể thấy rõ
qua hành vi vi phạm của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ
1/5 là một ví dụ điển hình. Tháng 9/2010 hai lãnh đạo cao cấp của Công ty
1/5 đã bị bắt, khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân. Vụ việc lừa đảo trên xảy ra tại dự án khu đô thị Thanh Hà (195,5 ha). Đây là khu đô thị hồn vốn cho Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 5 (Cienco 5), đơn vị bỏ tiền xây dựng trục đường nam Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi có dự án này trong tay, Cienco 5 đã ký hợp đồng tín dụng với
cơng ty 1/5, Cienco 5 giao cho công ty con là Cienco 5 Land (bên A) ký hợp
đồng số 01/HĐVV vay công ty 1/5 (bên B) số tiền 200 tỉ đồng, thời hạn vay 18 tháng. Ngay sau đó, Cienco 5 Land và cơng ty 1/5 lại ký tiếp phụ lục hợp đồng 01/HĐVV với bên A đồng ý cho bên B được hợp tác đầu tư vào khu đô thị Thanh Hà.Căn cứ vào hợp đồng tín dụng này, dù chưa được Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội phê duyệt là chủ đầu tư thứ phát, nhưng công ty 1/5 đã
tiếp tục ký hợp đồng huy động vốn với nhiều chủ đầu tư khác.
Việc làm của Công ty 1/5 được cho là có dấu hiệu lừa đảo, bởi cơng ty
này khơng có quyền huy động vốn vì khơng phải là chủ đầu tư thứ phát; hai là
hợp đồng tín dụng và phụ lục hợp đồng trên không phải là cơ sở pháp lý để huy động vốn; ba là khu đô thị này chưa làm xong hạ tầng. Đáng lưu ý, sau này Cienco 5 Land đã chấm dứt hợp đồng với công ty 1/5 nhưng công ty này vẫn tiếp tục huy động vốn.
Được biết, cơ quan điều tra bước đầu xác định, hiện có 575 khách hàng của cơng ty 1/5 bị công ty thu trên 800 tỉ, trong đó có 429 tỉ đồng liên quan đến dự án nhưng là khoản nằm ngoài thỏa thuận. Trong số tiền trên, các bị can đã sử dụng 395 tỉ đồng vào mục đích khác, trong đó có việc đầu tư cổ phần và mua lại dự án khác. Hiện cơ quan điều tra đã thu lại được 400 tỉ đồng các bị can chiếm đoạt của khách hàng.
Không bàn đến việc thiếu trách nhiệm quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, khơng bàn đến sự cả tin của người dân, chúng ta chỉ nhìn nhận hành vi của lãnh đạo Cơng ty 1/5 là hoàn toàn bất hợp pháp. Mặc dù họ là những cán bộ cấp cao, có trình độ chun mơn và trình độ hiểu biết pháp luật nhưng lại có những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật kinh doanh và cả luật hình sự. Hành vi của họ đã làm sụt giảm văn hóa pháp luật trong kinh doanh mà cả nhà nước ta cũng như rất nhiều chủ thể kinh doanh cố gắng xây dựng và duy trì.
Xét ở nhiều lĩnh vực khác cũng cho thấy những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh ngày càng nhiềụ Trong lĩnh vực xây dựng, mua bán nhà ở đa số các vi phạm pháp luật của chủ thể là ở việc triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng chưa phù hợp, trái qui định. Cụ thể như: lập hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng khống, gây thất thốt cho ngân sách nhà nước; xây dựng dự án khi chưa có giấy phép xây dựng; tiến hành huy động vốn khi chưa đủ điều kiện cho phép theo luật định… Trong lĩnh vực mua bán nhà ở, các chủ thể kinh doanh lại phổ biến các hành vi vi phạm như trốn thuế thu nhập chuyển nhượng, kê khai mức giá chuyển nhượng thấp hơn nhiều so với giá mua thực tế, không tiến hành công chứng hợp đồng mua bán chuyển nhượng… Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư chứng khốn đơi khi thực hiện các hành vi vi phạm như không công bố thông tin khi chuyển nhượng cổ phần lớn hơn 1% thuộc sở hữu của cổ đông lớn, mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán tại nhiều cơng ty chứng khốn, các hành vi làm giá chứng khoán… Đối với các qui định của pháp luật về thuế, nhiều doanh nghiệp lại thực hiện các hành vi gian lận trong kê khai thuế, trốn thuế hoặc chậm nộp thuế, báo cáo tài chính khơng minh bạch…
Sẽ là khơng thể khi liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh
của các chủ thể, nhưng cũng cần khẳng định rằng: tình trạng vi phạm pháp luật đang diễn biến ngày càng nhiều và ngày càng phức tạp, địi hỏi phải có thái độ kiên quyết trong xử lý và khắc phục từ phía ý thức của chính các chủ
thể và của nhà nước. Có như vậy mới tạo ra được một môi trường kinh doanh lành mạnh, dân chủ, công bằng và hiệu quả, thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngồị Đây cũng chính là sự thể hiện rõ nét nhất của một nền văn hóa pháp luật trong kinh doanh hồn thiện và phát triển.
Bên cạnh hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh, văn hóa pháp luật trong kinh doanh cịn thể hiện ở hành vi áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước, các cán bộ công chức trong các cơ quan làm công tác pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật là một hình thức quan trọng của nội dung thực hiện pháp luật, đó là kết quả của trình độ và ý thức pháp luật của các cán bộ công chức áp dụng trong những trường hợp cụ thể. Mỗi văn bản áp dụng pháp luật kinh doanh được ban hành thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng tình huống xảy ra, lựa chọn luật áp dụng phù hợp và đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết. Văn bản áp dụng pháp luật không chỉ bao gồm các quyết định được ban hành bởi các cơ quan nhà nước mà còn bao gồm cả các bản án, quyết định của Tòa án các cấp.
Trình độ, kỹ năng thực hiện hành vi áp dụng pháp luật trong kinh doanh của các cán bộ công chức trong các cơ quan pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mối quan hệ giữa các yếu tố này với hành vi áp dụng pháp luật là mối quan hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhaụ Dựa trên trình độ hiểu biết pháp luật cao, ý thức pháp luật tốt, đạo đức nghề nghiệp đảm bảo thì mới có thể tạo ra các văn bản áp dụng pháp luật đúng đắn và tiến bộ. Ngược lại,