Các yếu tố cấu thành văn hóa pháp luật trong kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 40 - 44)

Văn hóa pháp luật trong kinh doanh cũng bao gồm ba yếu tố: ý thức

pháp luật trong kinh doanh (bao gồm tri thức pháp luật và thái độ, tình cảm pháp luật), hệ thống pháp luật kinh doanh và hành vi thực hiện, áp dụng pháp luật kinh doanh của các chủ thể.

Hai yếu tố đầu chính là nguyên nhân, động lực dẫn tới hành vi của các chủ thể kinh doanh. Hành vi đó có thể là tích cực (phù hợp với qui định pháp luật) hoặc tiêu cực (vi phạm pháp luật). Đặc biệt là yếu tố ý thức pháp luật là nguyên nhân chính quyết định hành vi của các chủ thể.

ạ Ý thức pháp luật kinh doanh (bao gồm tri thức pháp luật và thái độ, tình cảm đối với pháp luật).

Ý thức pháp luật kinh doanh chính là những suy nghĩ, quan niệm của

con người trước một vấn đề nhất định theo những chuẩn mực của pháp luật

kinh doanh. Ý thức pháp luật kinh doanh đó có thể đúng đắn hoặc khơng, hợp pháp hoặc bất hợp pháp, điều đó ảnh hưởng tới hành vi của chính chủ thể ý thức. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu về ý thức pháp luật kinh doanh đúng đắn, chính là những suy nghĩ, quan niệm của chủ thể kinh doanh hoàn toàn phù hợp với qui định của pháp luật. Trong ý thức pháp luật kinh doanh bao gồm tri thức pháp luật kinh doanh và thái độ, tình cảm của chủ thể kinh doanh đối với hệ thống pháp luật kinh doanh hiện hành. Đó chính là sự hiểu biết về pháp luật kinh doanh của các chủ thể và tình cảm, niềm tin, sự tơn trọng các qui định của luật.

Xây dựng văn hóa pháp luật trong kinh doanh thì yếu tố cơ bản nhất là phải

nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, xây dựng và phát huy những tình cảm

tốt đẹp của các chủ thể đối với pháp luật, từ đó nâng cao ý thức của họ.

Hoạt động kinh doanh về bản chất là hoạt động tạo ra lợi nhuận. Đây là hoạt động trọng tâm, cơ bản của nền kinh tế, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển

của nền kinh tế một quốc giạ Hoạt động này do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện theo qui định của pháp luật. Trong đó ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trị quan trọng như một tiền đề

và điều kiện cần thiết cho quá trình xây dựng một nền văn hóa pháp luật kinh

doanh phát triển. Có thể nói ý thức pháp luật, dù ở dạng thức hay cấp độ nào

cũng đều có khả năng soi sáng, thơi thúc hoặc kìm hãm hành vi kinh doanh

của con ngườị Sự hiểu biết nhuần nhuyễn, sâu sắc về các học thuyết, tư tưởng pháp luật cũng như hệ thống luật thực định và thực tiễn thi hành pháp luật của các chủ thể có vai trị định hướng đặc biệt đối với hành vi kinh doanh. Trong

khi đó tâm lý pháp luật tốt lại có vai trị giống như động lực bên trong thúc đẩy cách hành xử, sự lựa chọn, cân nhắc lợi ích hợp lý trong hành vi của chủ

thể kinh doanh.

Nhận thức và tình cảm đối với pháp luật là hai mặt thống nhất trong ý thức pháp luật của các chủ thể kinh doanh. Những giá trị cao quý của pháp luật kinh doanh sẽ được tỏa sáng, soi rọi vào trong đời sống thực tiễn nếu nó

được tuân thủ và thi hành theo đúng trình tự và thủ tục luật định trong một ý

thức tôn trọng pháp luật, mong muốn xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, vững mạnh, phát triển. Nói cách khác, ý thức pháp luật đặc biệt là hệ tư tưởng pháp luật có vai trị ý nghĩa quan trọng trong việc tác động lên quan điểm, trang bị tri thức pháp luật cho các chủ thể, từ đó định hướng cho

các hành vi hợp pháp và tích cực trong lĩnh vực kinh doanh.

Bàn về vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động kinh doanh

chúng ta còn thấy sự tác động không nhỏ của yếu tố tâm lý, tình cảm pháp

luật của các tầng lớp nhân dân. Tâm lý, tình cảm pháp luật được biểu hiện ở

niềm tin, sự yêu mến, sự mong đợi những giá trị mà pháp luật mang lại, ý

thức tôn trọng của người dân đối với: hệ thống pháp luật, hệ thống các thiết chế pháp luật, cán bộ làm việc trong các thiết chế pháp luật. Một nền pháp luật chỉ thực sự phát triển và hồn thiện khi nó ln giành được niềm tin và sự yêu mến, sự tôn trọng của các tầng lớp nhân dân. Tâm lý pháp luật tốt sẽ tạo

nên những hành vi tích cực và hợp pháp - biểu hiện của một nền văn hóa pháp luật cao và tiến bộ.

Có thể nói trong suốt q trình xây dựng qui phạm pháp luật kinh doanh dựa trên nhu cầu điều chỉnh thực tế và những cơ sở khoa học tiến bộ

cho đến quá trình nhận thức của người dân về pháp luật, từ đó đưa ra suy nghĩ quan điểm và thực hiện hành vi của mỗi chủ thể đều có sự ảnh hưởng của cả

hai yếu tố tri thức pháp luật (hệ tư tưởng pháp luật) và tâm lý, tình cảm pháp luật. Ý thức pháp luật cao cho phép các chủ thể nhận thức đúng đắn về tính cần thiết và chính xác của pháp luật được ban hành, từ đó dẫn tới sự tơn trọng và tuân thủ các qui định của pháp luật. Xu hướng vận động và sự thể hiện vai trò của ý thức pháp luật ngày càng đa dạng, càng có thêm nhiều yếu tố mới cả

trên hai phương diện hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật, nó có ý nghĩa

quyết định đến chất lượng và trình độ văn hóa pháp luật mỗi quốc giạ

b. Hệ thống pháp luật kinh doanh

Hệ thống pháp luật trong kinh doanh cũng bao gồm hệ thống pháp luật

thành văn và chưa thành văn. Hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực

kinh doanh là tổng thể các qui phạm pháp luật có mối liên hệ thống nhất với

nhau, được thể hiện bằng các hình thức đạo luật, luật, nghị định, thơng tư…

Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh tạo thành khuôn khổ pháp luật, hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh doanh thực hiện các quyền

và nghĩa vụ của mình. Bản thân hệ thống qui phạm pháp luật trong kinh doanh cũng phải chứa đựng trong mình những giá trị của văn hóa pháp luật, đó là các giá trị cơng bằng, dân chủ, nhân đạo, bình đẳng, tiến bộ. Hoạt động

kinh doanh trên thực tế phát triển hay không, tạo ra nhiều lợi nhuận hay ít thì một trong những nguyên nhân chính là do hệ thống pháp luật điều chỉnh chưa phù hợp. Điều này được lý giải xuất phát từ giá trị về mặt kinh tế mà văn hóa pháp luật mang lại, bởi một hệ thống pháp luật hồn thiện, trong đó có nhiều

chính sách ưu đãi nhà đầu tư trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sẽ là động lực thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế.

Hệ thống pháp luật còn bao gồm cả pháp luật chưa thành văn, tức là các tập quán, hương ước, thói quen trong kinh doanh, thông lệ kinh doanh

quốc tế… Những yếu tố này tuy không mang tính cưỡng chế thi hành bằng

quyền lực nhà nước nhưng trong lĩnh vực kinh doanh lại đặc biệt được chú trọng, trở thành những thông lệ bất di bất dịch trong các giao dịch hợp đồng

và được các chủ thể tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. Bởi trong kinh

doanh, chữ "tín" rất được coi trọng, việc giữ gìn thương hiệu và các mối quan hệ

đối tác làm ăn lâu dài đơi khi được đánh giá cao hơn việc tìm kiếm lợi nhuận.

Các thiết chế pháp luật trong hoạt động kinh doanh được hiểu là tổng thể các cơ quan, tổ chức nhà nước được trang bị những phương tiện vật chất

và được giao những quyền hạn, trách nhiệm nhất định nhằm thực hiện các

chức năng ban hành pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong các thiết chế lại bao gồm các cá nhân được nhà nước giao quyền để thực hiện các hoạt động trong phạm vi giới hạn quyền lực của mình, đây chính là nơi tạo ra văn hóa pháp luật trong kinh doanh. Từ công tác xây dựng luật, ban hành các chế định pháp luật kinh doanh phải thể hiện được tính phù hợp trong

điều chỉnh các quan hệ xã hội, tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật do

nhiều cấp ban hành, tính tiến bộ trong qui định và đáp ứng nguyện vọng của

đại đa số người dân. Công tác hành pháp phải đảm bảo thực hiện nghiêm

chỉnh các qui phạm pháp luật, đảm bảo tính cơng bằng, nhân đạo, dân chủ cho mọi đối tượng thực thị Hoạt động tư pháp lại gắn với hiệu quả của công tác

điều tra, xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai người vô tộị

c. Hành vi thực hiện, áp dụng pháp luật kinh doanh

Trong lĩnh vực kinh doanh, văn hóa pháp luật còn được thể hiện qua

những hành vi thực hiện và áp dụng đúng pháp luật của các chủ thể. Chỉ khi thực hiện đúng pháp luật, các chủ thể kinh doanh mới tạo ra những hành vi "có văn hóa pháp luật", tức là những hành vi hợp pháp và tích cực. Các cơ

quan nhà nước cũng phải thực hiện đúng qui định của pháp luật thì mới ban hành được các quyết định áp dụng pháp luật đúng đắn và chính xác.

Hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh phải là hành vi hợp pháp, tức là những hành vi hoặc thực hiện hoặc không thực hiện đều phù hợp với các qui định của pháp luật. Hành vi hợp pháp sẽ tạo ra môi trường kinh

doanh trong sạch và phát triển, thể hiện trình độ văn hóa pháp luật trong kinh

doanh được nâng caọ Hành vi hợp pháp cũng là kết quả của chuỗi quá trình từ nhận thức, phân tích, suy nghĩ, tơn trọng và cuối cùng là tuân thủ của các chủ thể

đối với hệ thống pháp luật kinh doanh. Muốn thực hiện được hành vi hợp pháp

thì ngồi tri thức pháp luật (hệ tư tưởng, quan điểm pháp luật) các chủ thể còn

cần phải có ý thức pháp luật, đạo đức của người làm kinh doanh.

Hoạt động áp dụng pháp luật kinh doanh của các cơ quan nhà nước,

của các cán bộ nhà nước cũng thể hiện văn hóa pháp luật kinh doanh rõ nét.

Thơng qua đó các giá trị của văn hóa pháp luật kinh doanh được biểu hiện ra ngồi như giá trị cơng bằng, bình đẳng, dân chủ, đúng đắn…Cũng như hành

vi thực hiện pháp luật của chủ thể kinh doanh, hành vi áp dụng pháp luật ngoài yêu cầu người thực hiện phải trang bị một hệ tư tưởng, quan điểm pháp

luật toàn diện, đầy đủ cịn địi hỏi người đó có đạo đức nghề nghiệp. Đây là

yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tính minh bạch, công bằng trong kinh doanh - một giá trị cốt lõi tạo ra nền văn hóa pháp luật kinh doanh đúng nghĩạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)