1.1.1.2 .Chức năng ngân hàng thương mại
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
2.1.3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình từ 2017- 2019
Trong suốt những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình đã biết phát huy những lợi thế của mình để trở thành một Chi nhánh hoạt động có hiệu quả với nhiều năm liên tục đạt lợi
nhuận trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như hoạt động huy động vốn, hoạt động cho
vay.
➢ Tình hình huy động vốn
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của Huyện phát triển tốt, đời
sống của người dân được nâng cao, các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp
phát triển, nên nguồn vốn trong những năm gần đây liên tục tăng cao. Hoạt động huy
động tiền gửi từ dân cư cũng vì vậy mà gặp nhiều thuận lợi.
Cụ thể tình hình huy động vốn của Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT qua 3 năm 2017 -2019Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 CHỈ TIÊU GT % GT % GT % +/- % +/- % TĐTG BQ/năm (%) Nguồn vốn huy động 1,221,993 100 1,499,968 100 1,768,742 100 277,975 22.75 268,774 17.92 20.33 Theo loại tiền 1,221,993 100 1,499,968 100 1,768,742 100 277,975 22.75 268,774 17.92 20.33 - VND 1,192,918 97.62 1,480,447 98.70 1,766,278 99.86 287,529 24.10 285,831 19.31 21.71 - Ngoại tệ (qui ra VND) 29,075 2.38 19,522 1.30 2,464 0.14 -9,553 -32.86 -17,058 -87.38 -60.12
Theo tính chất tiền gửi 1,221,993 100 1,499,968 100 1,768,742 100 277,975 22.75 268,774 17.92 20.33
-Tổ chức 45,520 3.73 81,809 5.45 83,748 4.73 36,289 79.72 1,939 2.37 41.05 - Tiền gửi dân cư 1,176,473 96.27 1,418,159 94.55 1,684,994 95.27 241,686 20.54 266,835 18.82 19.68
Theo kỳ hạn 1,221,993 100 1,499,968 100 1,768,742 100 277,975 22.75 268,774 17.92 20.33
- KKH 91,587 7.49 138,771 9.25 148,988 8.42 47,184 51.52 10,217 7.36 29.44 - Dưới 12T 639,332 52.32 689,020 45.94 693,694 39.22 49,688 7.77 4,674 0.68 4.23 - Từ 12T trở lên 491,074 40.19 672,178 44.81 926,059 52.36 181,104 36.88 253,881 37.77 37.32
Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, nguồn vốn huy động của Agribank - Chi nhánh
Lệ Thủy không ngừng tăng trưởng tốt về số dư và tốc độ qua các năm. Vốn huy động năm 2018 so với năm 2017 tăng 277,975 triệu đồng (tốc độ 22.75%), vốn
huy động năm 2019 so với năm 2018 tăng 268,774triệu đồng (tốc độ 17.92%),
bình quân tăng trưởng hàng năm là 20.33%. Với cơ chế tự chủ trong hoạt động
kinh doanh, đi vay để cho vay nên việc huy động vốn hàng năm đạt kết quả cao tạo cho Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động cho vay, hạn chế phải đi vay cấp trên tiết kiệm chi phí, tối đa lợi nhuận.
Theo loại tiền
Qua bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động tại Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình chủ yếu là nguồn vốn nội tệ, qua các năm nguồn vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng trên 97% trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng dần, cụ thể, năm 2017 đạt 1,221,993 triệu đồng chiếm 97.62% trong tổng nguồn vốn, năm 2018 đạt 1,480,447 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98.70% và đạt 1,766,278 triệu đồng chiểm tỷ trọng 99,86% vào năm 2019. Ngược lại nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp khơng đáng kể và có xu hướng giảm dần. Điều này do đặc điểm
kinh tế của huyện là khơng có hoạt động xuất nhập khẩu, người dân đi lao động nước ngồi cón ít và do trong những năm gần đây Chính phủ đã có những chính
sách điều tiết để hạn chế tình trạng ngoại tệ hóa nền kinh tế nên đã hạn chế người
dân gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. b) Theo tính chất tiền gửi
Qua bảng 2.2 cho ta thấy nguồn vốn huy động của Agribank - Chi nhánh huyện Lệ
Thủy Quảng Bình chủ yếu là từ dân cư, tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng
cao trong tổng nguồn vốn, cụ thể năm 2017 là 96.27%, năm 2018 là 94.55%, năm 2019 là 95.27%, số tăng tuyệt đối hàng năm đểu chiếm tỷ trọng cao trong số tăng tuyệt đối của nguồn vốn. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng, bình qn tăng trưởng các năm là 41.05%, cao hơn bình quân tăng trưởng các năm chung (20.33%) và bình quân tăng trưởng các năm của tiền gửi dân cư (19.68%).
c) Theo kỳ hạn
Về phân theo kỳ hạn, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, đây là nguồn tiền gửi từ dân cư: năm 2017 chiếm tỷ trọng 92.51% trong tổng nguồn vốn
(trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 52.32%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12
tháng chiếm tỷ trọng 40.19%), năm 2018 chiếm tỷ trọng 90.75% trong tổng nguồn vốn (trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 45.94%, tiền gửi có kỳ hạn trên
12 tháng chiếm tỷ trọng 44.81%), năm 2019 chiếm tỷ trọng 91.58% trong tổng nguồn vốn (trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 39.22%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 52.36%). Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp: năm 2017 chiếm tỷ trọng 7.49% trong tổng nguồn vốn, năm 2018 chiếm tỷ trọng 9.25% trong tổng nguồn vốn, năm 2019 chiếm tỷ trọng 8.42% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá
nhân. Nguồn vốn không kỳ hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng bình quân các năm cao (29.44%), nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao
và có số tăng tuyệt đối và mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao. Qua bảng số liệu ta thấy có sự thay đổi tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng sang tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng, điều này tạo thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng đầu tư vào
các gói tín dụng trung dài hạn.
Nhận xét về công tác huy động vốn:
Qua phân tích hoạt động huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình cho thấy Chi nhánh đã đạt kết quả cao trong công tác huy động vốn: Mức tăng trưởng hàng năm cao cả về số tuyệt đối và tương đối, nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chếm tỷ trọng cao, chủ đạo trong công tác huy động vốn, phù hợp với đặc điểm kinh tế của của địa phương thuần nông, cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn phù hợp với địa bàn kinh doanh vùng nơng thơn. Tuy nhiên để giảm chi phí đầu
vào và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, Chi nhánh nhánh cần tập trung huy động
tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức, cá nhân vì đây là nguồn vốn có lãi suất huy động thấp nhất.
➢Hoạt động cho vay
Trong những năm gần đây, tình hình cho vay của Agribank - Chi nhánh huyện
Lệ Thủy Quảng Bình nói riêng và các Ngân hàng khác trên địa bàn nói chung đều chịu ảnh hưởng từ mơi trường kinh tế. Là Chi nhánh hoạt động trên địa bàn huyện, ở khu vực nông thôn, số lượng doanh nghiệp không nhiều, doanh nghiệp làm ăn lớn
và hiệu quả càng ít. Vì vậy chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ đặt ra hàng năm phải nổ lực
lớn mới hoàn thành tốt được. Tuy gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt động tín dụng từ năm 2017 đến năm 2019 đã đạt được những thành quả tốt.
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại Agribank -Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình giai đoạn 2017-2019 (Đơn vị tính: Triệu đồng) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 TĐTG BQ/năm Chỉ tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % (%) Dư nợ 1,196,948 100 1,565,754 100 1,961,924 100 368,806 30.81 396,170 25.30 28.06 I. Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 870,169 72.70 1,082,608 69.14 1,231,793 62.78 212,439 24.41 149,185 13.78 19.10 - Trung dài hạn 326,779 27.30 483,147 30.86 730,131 37.22 156,368 47.85 246,984 51.12 49.49
II. Theo ngành kinh tế
Nông lâm thuỷ sản 875,746 73.16 1,109,449 70.86 1,475,704 75.22 233,703 26.69 366,255 33.01 29.85 Kinh doanh dịch vụ, vay khác… 321,472 26.86 456,306 29.14 486,220 24.78 134,834 41.94 29,914 6.56 24.25
III. Theo loại khách hàng
Cá nhân 1,029,838 86.04 1,367,359 87.33 1,761,122 89.77 337,521 32.77 393,763 28.80 30.79 Doanh nghiệp 167,110 13.96 198,395 12.67 200,802 10.23 31,285 18.72 2,407 1.21 9.97
Tiếp tục tăng trưởng dư nợ trên cơ sở an toàn và hiệu quả, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Áp dụng các hình thức
cho vay, trả nợ thông qua thẻ đồng thời thực hiện tốt Chính sách “Tam nơng” của Đảng và Nhà nước, tập trung cho vay khách hàng cá nhân như cho hộ sản xuất kinh
doanh, cho vay tiêu dùng…
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy hoạt động tín dụng của Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình có quy mơ mở ngày càng rộng, dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước.
Năm 2017 dư nợ tại Chi nhánh đạt 1,196,948 triệu đồng; Năm 2018 đạt 1,565,754 triệu đồng, tăng 368,806 triệu đồng, tốc độ tăng 30.81%; Năm 2019 đạt 1,961,924 triệu đồng, tăng 396,170 triệu đồng so với năm 2018, tốc độ tăng 25.30%. Số dư tuyệt đối tăng hàng năm cao, bình quân tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này là 28.06%, đây là tốc độ, mức tăng trưởng tương đối cao đối với một Chi nhánh kinh doanh trên địa bàn nông thôn, cho thấy sự phát triển của Chi nhánh.
a) Theo kỳ hạn
Trong cơ cấu dư nợ, tại Chi nhánh dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn: Dư nợ ngắn hạn năm 2017 chiếm tỷ trọng 72.70% trong tổng dư nợ, tỷ trọng này năm 2018 là
69.14%, năm 2019 là 62.78%, đây là dư nợ phục vụ các hoạt động kinh doanh ngắn
ngày, thời gian thu hồi vốn nhanh, tuy nhiên tỷ trọng dự nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua từng năm. Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ nhưng có xu hướng tăng dần: Năm 2017 dư nợ chỉ là 326,779 triệu đồng, chiếm
27,30% trên tổng dư nợ; Năm dư nợ 2018 là 483,147 triệu đồng, chiếm 30.86% trên tổng dư nợ; Năm 2019 dư nợ là 730,131 triệu đồng, chiếm 37.22 % trên tổng dư nợ, đây là dư nợ phục vụ các nhu cầu trung, dài hạn, các dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài ngày. Trong giai đoạn này có sự dịch chuyển trong định hướng đầu tư tín dụng tại Chi nhánh: Dư nợ ngắn hạn có mức tăng tuyệt đối hàng năm lớn, tỷ trọng dư nợ cao nhưng có xu hướng giảm dần, ngược lại dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Sự dịch chuyển này là do nền kinh tế đã phục hồi sau khủng hoảng, bắt đầu vào chu kỳ phát triển ổn định mới, người dân tin tưởng hơn vào tương lai do đó nhu cầu vốn cho đầu tư
trung dài hạn cao hơn. Mặt khác khác sự dịch chuyển này cũng phù hợp với định hướng kinh doanh của Agribank là hướng vào khu vực nông thơn, phục vụ chính sách
“Tam nơng” của Chính phủ. Tỷ trọng này dịch chuyển cũng phù hợp với cơ cấu nguồn
vốn theo hướng tăng dần nguồn vốn từ 12 tháng trở lên tại Chi nhánh, đảm bảo cân đối giữa đầu vào, đầu ra.
b) Theo ngành kinh tế
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy, dư nợ xét theo ngành kinh tế trong giai đoạn này tại Chi nhánh chủ yếu vẫn là dư nợ phục vụ nông nghiệp, nông thôn: Tỷ trọng dư nợ
cho vay các ngành nghề Nông, lâm thủy hải sản ln cao và có mức tăng trưởng ổn định hàng năm: Năm 2017 chiểm tỷ trọng 73.16% trong tổng dư nợ, năm 2018 chiếm tỷ trọng 70.86%, năm 2019 chiếm tỷ trọng 75.22%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 29.85% (cao hơn mức bình quân chung là 28,06%). Trong khi các ngành nghề dịch vụ, kinh doanh khác chiếm tỷ trọng thấp, điều này cũng phù hợp với hướng đặc điểm kinh tế của địa bàn huyện Lệ Thủy là huyện thuần nông.
c) Theo loại khách hàng
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy, có sự phân hóa rất lớn trong cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng. Dư nợ khách hàng cá nhân năm 2017 là 1,029,838 triệu đồng, chiếm 86.04% trên tổng dư nợ; Năm 2018 đạt 1,367,359 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
87.33% trên tổng dư nợ; Năm 2019 đạt 1,761,122 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89.77%
trên tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khách hàng các nhân trong giai đoạn này là 30.79% và tăng đều qua hàng năm. Ngược lại thì khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm, mức dư nợ hàng năm có tăng nhưng khơng đáng kể và số tăng tuyệt đối có xu hướng giảm dần hàng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn này là 9.97% và
có xu hướng giảm qua hàng năm.
Nhận xét về công tác cho vay:
tăng trưởng cao về số dư tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng, quy mơ tín dụng được mở rộng. Có sự dịch chuyển lớn về định hướng cho vay khi tập trung cho vay khách hàng
cá nhân, chú trọng cung cấp vốn trung dài hạn cho lĩnh vực nông lâm thủy sản, phục vụ phát nông nghiệp nông thôn, tam nông của Chính phủ. Việc đạt được mức tăng trưởng cao, quy mơ tín dụng ngày càng lớn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong giai đoạn
này là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, mơi trường kinh doanh và cơ cấu
nguồn vốn huy động tại Chi nhánh.
➢ Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Lệ Thủy từ 2017-2019
Mặc dù nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh Quảng Bình nói riêng giai đoạn 2017-2019 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình biến đối khí hậu
trong nước song sự chỉ đạo kịp thời có hiệu quả của Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với
sự chủ động, linh hoạt và quyết tâm cao của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh. Giai đoạn 2017-2019, kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Huyện Lệ Thủy tiếp tục đạt được những kết quả vững chắc trên tất cả các mặt hoạt động.
Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Lệ Thủy từ 2017-2019 (Đơn vị : Triệu đồng) Năm So sánh 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 TĐTG BQ/năm (%) Chỉ tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % Thu nhập 162,943 100 194,086 100 226,796 100 31,143 19.11 32,710 16.85 17.98 Thu từ lãi cho vay 153,672 94.31 181,112 93.32 211,625 93.31 27,440 17.86 30,513 16.85 17.35 Thu từ các hoạt động dịch vụ 4,496 2.759 6,130 3.16 9,152 4.04 1,634 36.34 3,022 49.30 42.82 Lãi từ kinh doanh ngoại hối 71 0.04 61 0.03 59 0.03 -10 (14.08) -2 -3.28 -8.68 Các khoản thu nhập bất thường 4,704 2.89 6,783 3.49 5,960 2.63 2,079 44.20 -823 -12.13 16.03 Chi phí 117,071 100 137,873 100 178,479 100 20,802 17.77 40,606 29.45 23.61 Chi phí trả lãi tiền gửi 87,713 74.92 106,884 77.52 132,384 74.17 19,171 21.86 25,500 23.86 22.86 Chi phí trả lãi tiền vay 1,972 1.68 1,439 1.04 1,348 0.76 -533 -27.03 -91 -6.32 -16.68 Chi phí dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ 1,344 1.15 1,420 1.03 1,422 0.80 76 5.65 2 0.14 2.90
Chi phí hoạt động khác 26,042 22.24 28,132 20.40 43,325 24.27 2,090 8.03 15,193 54.01 31.02
Về thu nhập:
Qua bảng số liệu 2.4 Tổng thu nhập của Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước,
tăng dần quan từng năm, bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn này là 17.98%: Năm
2017 đạt 162,943 triệu đồng; Năm 2018 đạt 194,086 triệu đồng, tăng so với năm trước 31,143 triệu đồng, tốc độ tăng 19.11%; Năm 2019 đạt 226,796 triệu đồng, tăng so với
năm trước 32,710 triệu đồng, tốc độ tăng 16.85%.
Trong cơ cấu thu nhập của đơn vị, khoản thu trực tiếp từ hoạt động tín dụng (thu từ lãi tiền vay) luôn là nguồn thu chính, ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động kinh doanh của đơn vị và có tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể: Năm 2017 đạt 153,672 triệu đồng