Các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định chọn Crowdfunding

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 27 - 96)

Làm thế nào để tài trợ cho công ty hoặc dự án của mình luôn là một trong những câu hỏi đầu tiên được đặt ra đối với mỗi doanh nhân. Để có thể chọn lựa hình thức tài trợ tài chính thích hợp nhất cho DN/dự áncủa mình, các doanh nhân cần cân nhắc và tính toán tới rất nhiều yếu tố. Những yếu tố được trình bày sau đây là những yếu tố mà nhóm nghiên cứu cho rằng có ảnh hưởng đến quyết định chọn hình thức huy động vốn Crowdfunding.

1.3.2.1. Thiếu nguồn lực sẵn có

Năng lực của nhà quản lý luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trước mỗi khoản đầu tư vì nó có tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời và rủi ro của khoản đầu tư. Bên cạnh đó, năng lực của nhà quản lý cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của anh ta trong việc hỗ trợ quản lý khác trong doanh số bán hàng, tiếp thị, kế toán, phân phối hoặc các lĩnh vực khác. Chủ yếu chỉ có các nhà đầu tư vốn cổ phần có thể hỗ trợ các công việc quản lý này như các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư riêng lẻ và các nhà đầu tư

chiến lược vì những người này đã có kinh nghiệm trong việc điều hành một công ty cũng như kiến thức trước đây về ngành kinh doanh đó. Các nguồn tài trợ tài chính khác như nợ được cho là cung cấp "stupid money", vì họ không đi kèm với bất kỳ hỗ trợ quản lý nào. Các công ty sáng tạo hưởng lợi từ hỗ trợ bên ngoài từ các quỹ đầu tư mạo hiểm thường hoạt động tốt hơn so với mức trung bình và có mức tăng trưởng cao hơn5. Ngoài ra, tài sản thế chấp thường được yêu cầu để có được các khoản vay. Kết quả là, các DN có ít tài sản thế chấp sẽ có nhiều khả năng nhận được tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hơn là từ các ngân hàng6.

1.3.2.2. Rủi ro, rủi ro đạo đức và thông tin bất cân xứng

Có bao nhiêu rủi ro mà các DN sẵn sàng gánh chịu cũng là một điều kiện khi lựa chọn hình thức tài trợ tài chính. Thật vậy, các nhà quản lý có thể chấp nhận rủi ro, nhưng cổ đông mới là những người chịu ảnh hưởng từ nó. Do đó tài trợ tài chính bằng vốn CSH là một cách để phân tán rủi ro. Ngược lại, vốn vay làm cho các DNchỉ có một người sở hữu sẽ khiến người đó chịu rủi ro một mình. Vì vậy, cơ cấu tài chính của một công ty bị ảnh hưởng bởi rủi ro ban đầu của dự án cùng với tính cách chấp nhận rủi ro của các doanh nhân.

Bên cạnh rủi ro, một vấn đề lớn là rủi ro đạo đức có thể đến từ các hình thức khác nhau. Một cách để các nhà đầu tư vốn cổ phần giảm thiểu rủi ro đạo đức là bởi đầu tư của họ được đặt trong các cân nhắc, tính toán, nghiên cứu. Điều này cho phép các nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên những thành tựu quan trọng và sự xuất hiện của những thông tin mới về nguy cơ công nghệ và thị trường của dự án.

Cuối cùng, thông tin bất cân xứng cũng là một vấn đề trong việc tài trợ các sáng kiến kinh doanh. Trên thực tế, các bên khác nhau tham gia vào một thỏa thuận không có quyền truy cập vào cùng một mức độ thông tin hoặc nắm rõ tất cả các thông tin mà các bên còn lại nắm giữ. Trong trường hợp của Crowdfunding, thông tin bất cân xứng là một vấn đề đáng lo ngại. Các nhà đầu tư theo hình thức Crowdfunding không phải là các chuyên gia và do đó khó có thể truy cập thông tin về các ngành, hoạt động trước đây của các DN và nhiều thông tin liên quan có giá trị khác. Hơn nữa, các doanh nhân có thể không muốn tiết lộ một số thông tin nhà đầu tư, do số lượng các nhà đầu tư lớn (dễ gây

5Keuschnigg (2004) và Botazzi và Da Rin (2001)

phát tán thông tin) và tính thiếu chuyên nghiệp của các nhà đầu tư đám đông. Ý tưởng bị ăn cắp là nguy cơ lớn nhất đối với các chủ dự án, các chủ công ty tham gia huy động vốn bằng hình thức Crowdfunding vì các DN cần tiết lộ thông tin nhạy cảm cho một đối tượng rộng hơn dưới hình thức truyền thống gây quỹ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà đầu tư đều đòi hỏi cùng một mức độ công bố thông tin từ người huy động. Thực tế cho thấy hầu như chỉ có các nhà đầu tư mua cổ phiếu mới cần nắm bắt đầy đủ các thông tin cần thiết vì rủi ro của họ là lớn hơn so với các hình thức khác. Các nhà đầu tư theo hình thức Crowdfunding thường đặt rủi ro là tiêu chí đứng sau sự độc đáo của ý tưởng hoặc sở thích của mình. Các doanh nhân có thể đảm bảo ý tưởng của họ thông qua quyền sở hữu trí tuệ, đây cũng là yếu tố pháp lý trong môi trường kinh doanh của doanh nhân mà họ nên xem xét để quyết định lựa chọn hình thức tài trợ tài chính.

1.3.2.3. Hình thức tổ chức của dự án

Hình thức tổ chức của dự án hoặc công ty cũng là một yếu tố quan trọng để xác định hình thức tài trợ tài chính. Các tổ chức phi lợi nhuận có xu hướng thành công hơn trong việc đạt được mục tiêu gây quỹ của họ so với các tổ chức vì lợi nhuận7. Các tổ chức phi lợi nhuận có thể cam kết sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao vì chất lượng đi cùng với chi phí sản xuất. Ngược lại, các tổ chức vì lợi nhuận sẽ kết hợp giữa chất lượng sản phẩm với việc tối đa hóa lợi nhuận DN. Vì các tổ chức phi lợi nhuận ít chú trọng việc tạo ra lợi nhuận nên có thể tập trung hơn vào chất lượng, và đây có thể là một tiêu chí để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư.

1.3.2.4. Quyền ưu tiên kiểm soát

Phần lớn các vấn đề tồn tại dựa trên xung đột về lợi ích giữa CSH và người quản lý. CSH muốn tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận để tối đa hóa cổ tức trong khi các nhà quản lý có thể có tạo ra giá trị gia tăng như uy tín hoặc hình ảnh tốt về công ty. Việc kiểm soát cần phải được tổ chức rõ ràng bởi một trong các bên (CSH hoặc người quản lý) nhưng không phải cả hai nhằm giữ cho xung đột lợi ích không thể xuất hiện trong việc ra quyết định. Một số công ty hoạt động không muốn cổ đông tập trung vào lợi nhuận hơn

là hoàn thành nhiệm vụ đạo đức của công ty. Các công ty do chủ sở hữu quản lý cũng có thể trở nên ít hiệu quả hơn khi các chức năng được tách ra và việc quản lý bị phân tán.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu nhà đầu tư trong mô hình Crowdfunding có thể có tiếng nói của mình trong việc quản lý của công ty. Vấn đề này là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên số tiền đầu tư họ bỏ ra quá ít và số lượng nhà đầu tư là lớn. Vậy quyền lực của họ sẽ được định giá như thế nào và làm sao để họ thực hiện được quyền đó. Crowdfunding Platform là một giải pháp hoàn hảo khi mà tiếng nói của các nhà đầu tư là có giá trị và đồng thời giảm thiểu được chi phí trong việc thực hiện quyền của các nhà đầu tư.Quyền biểu quyết có thể được trao cho nhà đầu tư đám đông để họ cùng ra quyết định cụ thể về thiết kế sản phẩm hoặc chiến lược của công ty. Tuy nhiên, lại chưa xuất hiện quyền biểu quyết cho công việc quản lý công ty như là quyền biểu quyết cho các cổ đông thông thường trong phát hành cổ phiếu thực sự.

1.3.2.5. Khối lượng cần tài trợ

Khối lượng tiền cần huy động cũng là một yếu tố quyết định đến hình thức tài trợ được áp dụng. Với những dự án yêu cầu khối lượng tiền quá lớn thì thường được tài trợ vốn từ thị trường chứng khoán qua các đợt IPO vì thị trường chứng khoán mới có thể có những nhà đầu tư lớn đáp ứng được nhu cầu vốn lớn của nó. Với những dự án yêu cầu vốn thấp thì lại không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán vì không đáp ứng đủ các yêu cầu đặt ra của Sở giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán luôn đặt ra các mức vốn pháp định tối thiểu cho mỗi công ty được niêm yết giao dịch. Ngoài ra, chi phí thực hiện IPO là rất cao và áp dụng các công ty đã đạt đến một quy mô nhất định và đã tự giảm thiểu được rủi ro.

Tương tự như mức vốn cần huy động, các nhà đầu tư cũng có mức tiền đầu tư của họ, có thể có một con số nào đó là tối đa hoặc tối thiểu. Có những nhà đầu tư thường đầu tư với khối lượng lớn như các quỹ đầu tư mạo hểm hoặc các nhà đầu tư chiến lược và những khoản đầu tư lớn như vậy gần như không phù hợp với các DN nhỏ - những đối tượng chỉ cần lượng vốn huy động thấp. Nằm giữa DN quy mô lớn và DN quy mô nhỏ là DN có quy mô vừa. Các DN có quy mô vừa mà không đáp ứng đủ yêu cầu để có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể chọn hình thức đầu tư Business Angel hay huy động vốn từ các nhà đầu tư đơn lẻ.

Bên cạnh đó, tài chính DN nhỏ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện kinh tế vĩ mô. Dự báo thị trường, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, các chỉ số của nền kinh tế, và chính sách tiền tệ tất cả đều có ảnh hưởng đến tài chính DN nhỏ. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ năm 1990 gây ra cho vay DN nhỏ giảm 38% từ144 tỷ USD đến 88 tỷ USD8.

1.3.2.6. Vấn đề pháp lý liên quan đến phát hành cổ phiếu và nhiều nhà đầu tư

Quy định về phát hành cổ phiếu cho các công ty tư nhân có thể hạn theo chế mức độ. Thay cho hình thức phát hành cổ phiếu, Crowdfunding có thể là một nguồn tài chính có giá trị và có thể được xem như là một hình thức của tiết kiệm công cộng. Hơn nữa, một số quốc gia có quy định giới hạn về số lượng các cổ đông của một công ty và các hình thức tổ chức kinh doanh được phép có cổ đông. Điều này hạn chế các công ty vừa muốn huy động vốn Crowdfunding vừa muốn cho phép các nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty.

Vì vậy, các dự án huy động vốn theo hình thức Crowdfunding thường cho phép nhà đầu tư đám đông trở thành thành viên của một cộng đồng đầu tư thay vì một cổ đông, chẳng hạn như BeerBankroll và MyFootballClub (hiện tại đang sở hữu câu lạc bộ Ebbsfleet United)9. Bằng các này, các công ty, dự án đem lại cho các nhà đầu tư một khoản thu nhập dựa trên khối lượng đầu tư của họ mà không phải phát hành cổ phiếu, khoản thu nhập đó có tính chất tương tự cổ tức mà các nhà đầu tư cổ phiếu nhận được.

1.3.2.7. Sự khôn ngoan của đám đông - “wisdom of the crowd”

DN có thể yêu cầu hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài về cách điều hành công ty của họ hoặc đánh giá tiềm năng kinh tế của các sản phẩm của họ. Không giống như các nhà đầu tư cá nhân hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm,các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư trong mô hình Crowdfunding có thể không có bất kỳ một kiến thức đặc biệt nào về ngành kinh doanh mà mình đầu tư. Tuy nhiên, lý thuyết "sự khôn ngoan của đám đông" lập luận nói rằng một đám đông có thể hiệu quả hơn các cá nhân hoặc một nhóm nào đó trong việc giải quyết các vấn đề của công ty.

Thật vậy, việc đưa ra các giải pháp và được bình chọn công khai bởi cộng đồng các nhà đầu tư sẽ giúp công ty chọn lựa được giải pháp tốt nhất và điều này giúp công ty

8Armin Schwienbacher & Benjamin Larralde (2010)

phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn. Đồng thời đám đông cũng là một nguồn ý tưởng dồi dào. Thay vì sử dụng một đội ngũ thiết kế với các nhà thiết kế chuyên nghiệp, các công ty có thể để cho người tiêu dùng tự thiết kế sản phẩm như ví dụ của Threadless đã nhắc đến ở mục 1.1.1. Các thức này vừa tiết kiệm được các chi phí liên quan đến việc thiết kế như chi trả lương, chi phí quản lý đồng thời giúp công ty có những thiết kế phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Từ một góc độ khác, đám đông khán giả có thể tiếp tục trở thành người tiêu dùng khi sản phẩm đã được đưa ra thị trường và có động cơ để phổ biến các thông tin về sản phẩm nếu họ tham gia vào các liên doanhđầu tư đám đông (hình thức Crowdfunding “chia sẻ lợi nhuận”). Ngược lại, mức độ phổ biến thông tin tương tự sẽ yêu cầu chiến dịch quảng cáo đáng kể nếu các liên doanh đã được tài trợ bởi một vài nhà đầu tư lớn hơn.

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CROWDFUNDING TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Hệ thống Crowdfunding tại Châu Âu

2.1.1. Tổng quan thực trạng kinh tế và thị trường vốn vay tại Châu Âu 2.1.1.1. Tổng quan thực trạng kinh tế Châu Âu 2.1.1.1. Tổng quan thực trạng kinh tế Châu Âu

Liên minh Châu Âu là một trung tâm kinh tế quan trọng của nền kinh tế thế giới nhưng đã chịu rất nhiều tác động tiêu cực từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 2008. Sau đó, khủng hoảng nợ công ở châu Âu bắt đầu bùng phát từ Hy Lạp (đầu năm 2009) khi mức thâm hụt ngân sách lên tới 13,6% GDP. Sau đó nợ công đã nhanh chóng lan sang các nước khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và Pháp. Điển hình ở Tây Ban Nha, vấn đề nghiêm trọng nhất là khu vực ngân hàng với khối lượng nợ xấu lên tới 300 tỷ Euro (441 tỷ USD). Tình hình kinh tế phát triển của các nước trong khu vực gặp rất nhiều khó khăn và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã có thời điểm đối mặt nguy cơ đổ vỡ.

Nền kinh châu Âu tăng trưởng âm từ quý IV năm 2008 và toàn bộ năm 2009 do các nền kinh tế trong khu vực đều chịu chung cảnh tăng trưởng kinh tế với tốc độ âm. Khủng hoảng tài chính là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng thanh khoản tại châu Âu. Từ đó gây ra tình trạng khan hiếm của các nguồn vốn đồng thời các DN vừa và nhỏ trở nên khó khăn trong tiếp cận các khoản vay.

Khủng hoảng tài chính tạo ra những tác động bất đối xứng lên toàn khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Dòng vốn qua lại biên giới các nước đã cạn khô vào cuối năm 2008. Năm 2010 dòng vốn FDI cả năm vào Châu Âu được công bố đã giảm 19% so với năm trước. “Với việc các nhà đầu tư mang tiền trở về thị trường trong nước quốc và đánh giá mức độ chịu tác động từ thị trường quốc tế của mình”10quá trình này đã ảnh hưởng rất lớn đến những quốc gia phụ thuộc phần lớn vào dòng vốn từ nước ngoài, nhất là vốn được huy động trên các thị trường nợ ngắn hạn quốc tế. Bên trong khối Euro, Ai-len là ví dụ điển hình nhất: Sự phụ thuộc quá lớn của hệ thống ngân hàng Ai-len vào việc huy động vốn quốc tế ngắn hạn đã khiến chính phủ nước này phải đưa ra gói bảo đảm nợ kéo dài 2 năm cho những ngân hàng đang nợ nần vào cuối tháng 9 năm 200811.

Trong suy thoái kinh tế ngân hàng đã trở nên sợ rủi ro, yêu cầu lợi nhuận rủi ro cao hơn và cung cấp các điều kiện đòi hỏi nhiều hơn. Ngân hàng Trung ương (ECB) công bố dữ liệu cho thấy tình hình cho vay tổng thể tại châu Âu đối với khu vực tư nhân rất yếu.

2.1.1.2. Thực trạng huy động vốn của các DN vừa và nhỏ tại Châu Âu

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 27 - 96)