Nguồn cung cấp tài chính cho một dự án có thể được chia thành hai loại chính: vốn chủ sở hữu và nợ. Khi tiền được đầu tư với vốn chủ sở hữu, nó đi trực tiếp vào vốn của công ty và các nhà đầu tư nhận được cổ phiếu. Kết quả là họ có được một số quyền kiểm soát công ty, đồng thời mang lại những nguy cơ rủi ro nhất định. Mặt khác, những người bên ngoài cung cấp tài chính cho các khoản nợ (chủ yếu là vốn vay ngân hàng) liên kết với các công ty bởi một thỏa thuận hợp đồng chi tiết. Những người này chịu rủi ro thấp hơn nhờ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nhiều công ty mới thành lập tuy nhiên không thể tiếp cận được khoản vay từ ngân hàng vì họ không có tài sản thế chấp cần thiết và cũng không lưu chuyển tiền tệ ổn định để đảm bảo thanh toán lãi định kỳ.
Bảng 1.2: Các loại nguồn đầu tư tài chính khác nhau với 2 nhóm chính là vốn CSH và Nợ
Nhà đầu tư Mô tả
Vốn CSH
Doanh nhân và thành viên trong nhóm doanh nhân
Các DN đầu tư tiền riêng của mình trong các công ty, hoặc tiền thu được thông qua một khoản vay cá nhân Bạn bè và gia đình Bạn bè và gia đình của nhà nhà kinh
doanh Business angels
(nhà đầu tư cá nhân – riêng lẻ)
Cá nhân giàu có sẵn sàng đầu tư vào các dự án nhỏ
Đầu tư mạo hiểm Các nhà đầu tư chuyên huy động tiền từ những người không phải là chuyên gia và đặt nó vào các dự án lớn hơn trong thời gian 5 - 7 năm
Các công ty khác/các nhà đầu tư chiến lược
Các công ty khác có thể quyết định đầu tư vào dự án mà họ tin rằng có tầm quan trọng chiến lược đối với họ Thị trường chứng khoán Các thành viên của công chúng đầu tư
vào các công ty thông qua một đợt phát hành chứng khoán mới (IPO)
Nợ
Ngân hàng Vay nợ
Thuê công ty Cung cấp thiết bị và không gian văn phòng cho các DN đối với các khoản thanh toán cho thuê
Đại lý của chính phủ Trợ cấp cho các dự án đặc biệt Khách hàng/ nhà cung cấp VD: tín dụng thương mại Bootstrapping
(Tự tài trợ)
Sử dụng tín dụng thương mại, thẻ tín dụng và các phương pháp khác, bao gồm cả việc quản lý vốn hoạt động Nguồn: Armin Schwienbacher & Benjamin Larralde (2010)
Bootstrappers (Nhà đầu tư theo hình thức Bootstrapping) cố gắng sử dụng nhiều tài nguyên thay thế càng tốt và đó là những gì các nhà DN làm khi họ khai thác khả năng của nhà đầu tư theo hình thức Crowdfunding. Trong cả hai trường hợp, người sáng lập sử dụng những cách sáng tạo để tài trợ cho các khoản đầu tư của họ nhằm tránh các nhà đầu tư truyền thống. Tuy nhiên, Crowdfunding khác với Bootstrapping trong nhiều mặt, quan trọng nhất là người sáng lập dựa trên Crowdfunding tìm cách thu hút các nhà đầu tư bên ngoài, không giống như Bootstrappers người chủ yếu dựa vào nội lực và kỹ thuật quản lý vốn hoạt động.