Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 55 - 64)

Nhu cầu vốn để hoạt động của DNVVN là rất lớn, như chúng ta đã phân tích ở trên. Tuy nhiên việc huy động đủ vốn đáp ứng được nhu cầu của các DNVVN là một vấn đề nan giải, và đang cần nhiều chính sách để có thể giải quyết được, đáp ứng được nhu

cầu phát triển của xã hội. Phần này nhóm xin trình bày về các phương thức huy động vốn chính của các DNVVN, những rào cản mà các DNVVN gặp phải, cũng như những chính sách ưu đãi mà các DNVVN có thể nhận được.

3.1.2.1. Các phương thức huy động vốn của các DN vừa và nhỏ

DNVVN do có nhiều ưu đãi nên có khá nhiều các kênh huy động vốn. Một số kênh huy động vốn chính là:

- Tín dụng ngân hàng: Đây được coi là kênh huy động vốn phổ biến của các DNVVN. Các Ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng khác đã ra đời từ lâu vì thế trở thành nơi tìm đến của các cá nhân tổ chức khi họ cần vốn. Do đó tín dụng là một trong các kênh huy động vốn truyền thống, vì thế mà các DN có nhiều thông tin về kênh này, do đó các DNVVN, khi có nhu cầu về vốn thì kênh đầu tiên mà họ nghĩ đến chính là qua các ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 30% DNVVN có thể tiếp cận được vốn từ ngân hàng, còn 70% còn lại thì đang sử dụng vốn tự có hoặc đi vay từ các nguồn khác, trong đó có nhiều DN đang phải đi vay với lãi suất rất cao. Để có thể huy động được loại hình vốn này thì DN phải có những cơ sở nhất định đáp ứng được yêu cầu cho vay của ngân hàng. Ngân hàng thường phải thẩm định một cách chặt chẻ trước khi ra quyết định cho DN vay vốn.

- Tín dụng từ người thân và bạn bè: Đây là một kênh huy động vốn khá là hữu ích, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi mà DN vừa mới thành lập, hay dự án vừa mới bắt đầu. Lúc này, dự án hay DN chưa tạo được tiếng vang lớn nên rất khó để thu hút đầu tư từ các tổ chức hay các cá nhân có nhiều vốn. Từ bạn bè, người thân thì có thể DN sẽ không phải tốn chi phí lãi vay do đó mà có thể có nhiều vốn hơn để hoạt động. Để có thể thu hút được loại tín dụng này thì đòi hỏi chủ DN phải có nhiều mối quan hệ tốt. - Tín dụng thương mại: Là khoản chịu từ nhà cung cấp hay là khoản ứng trước của

khách hàng mà DN tạm thời chiếm dụng. Đây là phương thức tài trợ linh hoạt trong kinh doanh nhằm làm tăng mối quan hệ làm ăn giữa các bên. Thông thường thì khoản tín dụng thương mại không phải trả phí, đây chính là lợi thế của tín dụng thương mại. Nếu DN có thể tận dụng được lợi thế này thì nó sẽ góp phần rất lớn vào nhu cầu vốn lưu động của DN. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn này vì điều này tạo ra rủi ro cho nhà cung cấp không thể thu hồi

được nợ. Vì thế chỉ có những DN uy tín và có mối quan hệ làm ăn lâu dài mới có thể dể dàng tiếp cận được nguồn vốn này.

- Tín dụng thuê mua: hay còn gọi là thuê mua tài chính, là hình thức tín dụng trung và dài hạn, thay vì tài trợ tín dụng cho DN dưới hình thức tiền tệ, thì các ngân hàng hoặc các công ty cho thuê tài chính sẽ cho DN thuê tài sản cố định. DN sẽ phải thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê, số tiền cho thuê chiếm phần lớn giá trị của tài sản tại thời điểm cho thuê và thời gian sử dụng chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, thường từ 75%. Hình thức này rất phù hợp với các DNVVN, các DN và số vốn đầu tư ban đầu còn hạn chế. DN không cần phải bỏ ra một số tiền lớn để có thể mua một tài sản mà vẫn có tài sản phục vụ cho hoạt động sản suất kinh doanh. Hình thức này xuất hiện ở Việt Nam khá lâu, và dù có nhiều ưu điểm như trên nhưng các DN vẫn chưa tiếp cận nhiều với hình thức này. Một phần là do nhiều DN chưa có thông tin về hình thức cấp tín dụng này, một phần thì các DN vẫn quen với các hình thức truyền thống.

- Phát hành cổ phiếu: Đây là hình thức mà DN được tài trợ vốn trên thị trường chứng khoán. Khi cần vốn, DN sẽ phát hành cổ phiếu ra thị trường và bán cho các nhà đầu tư để huy động vốn về. Đặc trưng của nguồn vốn này là DN không có áp lực phải trả lãi vay, vì các nhà đầu tư cụng sẽ trở thành chủ sỡ hữu của công ty, khoản cổ tức sẽ phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của DN. Tuy nhiên, chỉ có những DN được phép phát hành cổ phần với lại có uy tín và hứa hẹn có thể mang lại một mức lợi nhuận cao trong tương lai thì mới có thể tiếp cận được nguồn vốn này. DNVVN sẽ rất khó khăn để huy động được vốn qua kênh này.

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): trong thời kỳ kinh tế mở cửa, các DN không chỉ nhận được nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài mà còn có thể nhân được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây là nguồn vốn mà các DNVVN có thể tiếp cận nếu có triển vọng phát triển tốt, nhận được sự quan tâm của đối tác nước ngoài. Ngoài vốn, DN còn có thể tiếp cận được công nghệ và cả cách quản lý tiên tiến. Tuy nhiên, nếu nhận vốn này DN sẽ chịu sự kiểm soát của đối tác nước ngoài, và các DN cũng thường khó tìm kiếm được đối tác phù hợp để có thể hợp tác làm ăn lâu dài.

- Nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA): Đây là nguồn vốn để hỗ trợ cho các nước kém phát triển và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Các DN VVN nước ta có thể tiếp cận được nguồn vốn này. Nguồn vốn này, với mục đích là hỗ trợ nên có rất nhiều lợi thế, đó là có thể cho vay không hoàn lại hoặc với lãi suất rất thấp khoảng 1 – 1,5%/năm, và thời gian vay vốn thường dài. Để tiếp cận được nguồn vốn này thì các DN phải tuân theo những điều kiên rất chặt chẻ, phải có trình độ quản lý dự án đầu tư cũng như trình độ phối hợp với Chính Phủ và các chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay thì các DNVVN nước ta còn có trình độ quản lý thấp, nên khả năng thu hút nguồn vốn này còn kém. Do đó, nguồn vốn này thường dành cho các DN Nhà Nước hoặc các dự án trọng điểm.

Từ việc phân tích trên ta thấy, ở Việt Nam hiện nay các nguồn huy động vốn, đặc biệt là cho các dự án hay các DNVVN còn khá hạn chế và ít lựa chọn. Thực tế cho thấy, những người cần vốn để thực hiện dự án ở nước ta hiện nay rất đông nhưng tư duy về việc huy động vốn để thực hiện của họ còn mang tính chất bảo thủ, chưa linh hoạt theo những phương thức khác nhau. Họ luôn đi theo kiểu truyền thống, nghĩa là chỉ theo những phương thức mang tính chất truyền thống mà họ đã được biết đến nhiều từ thủ tục, các điều kiện hay là vận dụng các mối quan hệ, tiêu biểu nhất là tìm đến các ngân hàng. Trong đầu họ dường như chỉ có tư duy thiếu vốn thì một là tìm người thân giúp đỡ hoặc là đến ngân hàng. Nguyên nhân sâu xa là bởi vì họ còn ngần ngại tiếp thu những phương thức huy động vốn mới mang tính chất ưu Việt hơn, họ “lười” tìm hiểu cách thức để có thể thực hiện việc huy động theo các phương thức khác có lợi cho mình. Một phần cũng do trong môi trường khi mà chưa có sự truyền bá rộng rãi hay chưa có sự tạo điều kiện của các cơ quan trong ngành để có thể cung cấp thông tin, truyền tải những cách thức huy động vốn mới và khuyến khích các DN/ dự án thực hiện. Do đó, để có thể tạo sự phát triển cho kinh tế - xã hội thông qua việc thúc đẩy thực hiện các dự án khởi nghiệp thì nhất thiết cần có sự hợp tác của nhiều bên trong đó có cả Chính phủ trong việc đẩy mạnh các phương thức huy động vốn mới, tiêu biểu là phương thức huy động vốn Crowdfunding mà thế giới đang áp dụng phổ biến và đang ngày càng phát triển.

3.1.2.2. Thực trạng huy động vốn Crowdfunding ở Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm Crowdfunding còn khá mới mẻ và chưa có nhiều người biết đến, đặc biệt là những người cần vốn để có thể thực hiện dự án thì vẫn huy động vốn theo kiểu truyền thống. Hiện nay ở nước ta mới chỉ có một trang web duy nhất là nền tảng Crowdfunding đó là: www.ig9.vn. Trang web này mới được ra đời vào tháng 3/2013 do công ty cổ phần Ig9 hỗ trợ vốn. Tuy nhiên, trên trang web này cũng đã có một số dự án thành công và tạo được tiếng vang qua đó giúp cho nhiều người có nhiều hiểu biết hơn về mô hình thu hút vốn mới này. Hiện tại đã có 8 dự án gọi vốn thành công trên ig9, trong đó có các dự án tiêu biểu như “Hào kiệt người Việt dùng hàng Việt” hay “ Next – truyện tranh Việt” đều thu được trên 40 triệu đồng. Trong tổng số 8 dự án thành công, số tiền mà Ig9 huy động được là trên 175 triệu đồng20. Đây là một con số khiêm tốn, nhưng vì Ig9 hiện còn rất trẻ và còn có nhiều thứ cần phải hoàn thiện.

Như đã đề cập ở các phần trước, Crowdfunding đã tồn tại hơn 15 năm và đã liên tục tăng trưởng và giúp cho rất nhiều dự án được hiện thực hóa. Ngày nay, thế giới xem Crowdfunding như là một hình thức hiệu quả cho việc gọi vốn của các dự án. Đó chính là cơ hội cho các ý tưởng táo bạo được thực hiên. Một ví dụ là Misfit Shine – dự án công nghệ của doanh nhân Vũ Xuân Sơn – Sonny Vũ và công ty Misfit Wearables đã thu hút được hơn 800,000USD qua trang website vượt xa số vốn mong đợi ban đầu là 100, 000 USD21.

Theo nghiên cứu của Massolution, tổng lượng tiền chảy qua các công ty Crowdfunding năm 2012 trên thế giới vào khoảng 2.8 tỷ USD(tăng trưởng 81%), nhảy vọt so với con số 1.5 tỷ USD của 2011 (chỉ tăng trưởng 64%). Theo Kickstaters, những dự án được cấp vốn thành công đều thuộc nhóm những dự án liên quan đến âm nhạc, điện ảnh, các lĩnh vực nghệ thuật. Đáng kể 10% các bộ phim được cống chiếu tại hai liên hoan phim Cannes và Sundance cũng nhận được tiền đầu tư từ hình thức Crowdfunding.Hiện nay trên thế giới có hơn 400 website Crowdfunding đang hoạt động. Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ crowdfunding cũng đang tăng lên nhanh chóng, và các website Crowdfunding đang giàu lên.

20 www.ig9.vn

Biểu đồ 3.2: Số lượng dịch vụ và doanh thu toàn ngành Crowdfunding giai đoạn 2009 - 2012

Nguồn: báo cáo ngành Crowdfunding – 2012

Qua việc phân tích và so sánh trên có thể thấy, mô hình Crowdfunding ở Việt Nam còn quá non yếu, trong khi mô hình này ngày càng phát triển mạnh trên thế giới. Việc ra đời một website Crowdfunding ở Việt Nam được coi là một thành công trong việc mang đến khái niệm mới về phương thức huy động vốn đến người Việt Nam, đặc biệt là những người có nhiều ý tưởng muốn được thực hiện. Như đã phân tích ở trên thì các DNVVN hiện nay ở nước ta đang rất thiếu vốn, vì thế nếu có thể ứng dụng và phát triển hình thức huy động vốn Crowdfunding này thì các DNVVN Việt Nam sẽ có cơ hội có vốn để có thể thực hiện được các dự án tốt.

Việc kém phát triển của phương thức huy động vốn Crowdfunding ở Việt Nam được lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân quan trọng nhất đó là chưa có các mentors/investors lớn hỗ trợ đằng sau. Thực tế thì trang web Ig9 được ra đời từ một nhóm các bạn trẻ mà chưa có sự liên kết, hỗ trợ với các tổ chức có uy tín như các quỹ lớn như của IDG, hay các công ty lớn có sỡ trường về công nghệ như FPT… Sự hoạt động của Ig9 chỉ mang tính chất là cầu nối giữa các dự án và nhà đầu tư nhỏ lẻ mà chưa có sự đảm bảo hay có các cơ chế pháp lý rõ ràng. Nếu có sự đảm bảo bởi các tổ chức có uy tín này thì trang web sẽ có thể tạo được tiếng vang lớn hơn và có được sự tin tưởng từ phía chủ dự án hay là nhà đầu tư. Do đó mà khả năng huy động vốn thành công của các dự án

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2009 2010 2011 2012 148 218 335 536 530 854 1470 2800 Số lượng dịch vụ Crowdfunding Doanh thu toàn ngành

sẽ tăng lên đáng kể. Một điều nữa là việc phổ biến thông tin còn rất hạn chế vì thế mà thực tế những người biết đến các phương thức huy động vốn nói chung và Crowdfunding nói riêng còn rất hạn chế, chỉ những người có hiểu biết rộng hoặc tiếp xúc với những người đã từng biết thì mới biết. Đặc biệt là sinh viên hay là các bạn trẻ - những người mà có ý tưởng và đam mê khỏi nghiệp thì những kiến thức mà họ biết được về những phương thức huy động vốn dường như chưa có nhiều. Những kiến thức được dạy trong trường còn mang nặng về mặt lý thuyết, chưa đổi mới và cũng không có bộ môn liên quan đến việc giải quyết vấn đề về bài toán vốn khởi nghiệp cho sinh viên. Bên cạnh đó sự thành công trong việc huy động vốn theo phương thức Crowdfunding không chỉ dừng lại ở việc là dự án có tiềm năng hay không hay là việc nổ lực quảng bá dự án đến các nhà đầu tư mà một điều quan trọng hơn đó chính là mối quan hệ mà các chủ dự án có được. Điều này cũng tương tự như việc là có sự liên kết của Ig9 hay một trang web huy động vốn nào đấy với những tổ chức có uy tín. Việc một dự án được ủng hộ bởi những mối quan hệ uy tín thì dường như dư án đã có được thành công và việc tiến hành dự án khi có vốn cũng dễ dàng hơn. Nhưng để có được các mối quan hệ ấy thì đòi hỏi các dự án phải thật sự có tính sáng tạo và tạo được niềm tin từ những mentors có uy tín. Những giải pháp để có thể hoàn thiện hơn kênh huy động vốn Crowdfunding ở Việt Nam sẽ được nhóm đưa ra phân tích ở phần sau.

3.1.2.3. Những rào cản tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiếp cận nguồn vốn là yếu tố quyết định cho toàn bộ hoạt động của DN, DN không thể tồn tại khi không có vốn. Trong năm 2013, 65,2% DN trong diện điều tra có nhu cầu vay vốn của ngân hàng, tỷ lệ này năm 2012 là 57,3%22, như vậy, nhu cầu vay vốn ngân hàng của DN có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, dù luôn là đối tượng thiếu vốn và được ưu tiên về vốn nhưng việc tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng của khối DNVVN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vậy những rào cản mà DNVVN gặp phải là gi, dưới đây nhóm xin trình bày những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thứ nhất, do công tác truyền thông về các chương trình hỗ trợ cho DNVVN chưa được phổ biến đầy đủ, kịp thời. Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ nhưng DN lại không biết đến các chính sách đó. Chính sách được ban hành ra mà không được áp dụng

vào đời sống, gây ra nhiều vướng mắc, bất cập,ảnh hưởng đến việc thi hành các chính sách và tạo ra các cơ hội để thúc đẩy kinh tế.

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 55 - 64)