Tình hình huy động vốn Crowdfunding tại Châu Âu

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 34 - 38)

2.1.2.1. Quy mô thị trường Crowdfunding Châu Âu

Cộng đồng Liên Minh Châu Âu (EU) không chỉ là 1 trung tâm kinh tế mà bao gồm trong đó là rất nhiều mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc giữa các quốc gia. Vì vậy, cần phân tích ngành công nghiệp Crowdfunding trên quy mô toàn châu Âu để giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và kỹ lưỡng hơn về các hoạc động của Crowdfunding tại châu lục này.

Crowdfunding là một phương pháp ngày càng phổ biến trong việc huy động vốn qua internet. Thành công ban đầu của nó là từ các dự án xã hội và nghệ thuật. Nhưng giờ đây nó càng ngày nổi lên như một phương pháp huy động vốn hữu hiệu cho các công ty mới thành lập hoặc các dự án thương mại. Theo ước tính có tổng cộng 218 nền tảng huy động vốn tại châu Âu trong đó Anh đứng đầu với 87 nền tảng huy động vốn đồng thời là nước đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ (344 nền tảng). Đứng ngay sau Anh là Pháp với 53 nền tảng và là nước đứng thứ 3 thế giới12.

Dù có đặc điểm là một liên minh kinh tế, nhưng khu vực đồng tiền chung Châu Âu sau khủng hoảng cũng phải đối mặt với khó khăn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Phương thức huy động vốn Crowdfunding phần nào đã giải quyết được vấn đề đó. Nhờ hình thức này có thể cho phép mọi đối tượng trong xã hội dễ dàng tham gia mà không có nhiều ràng buộc pháp lý như các hình thức tài trợ khác điều đó giúp cho dòng vốn dễ dàng di chuyển giữa các nước trong khu vực và giữa thế giới với các quốc gia trong liên minh này. Điều đó cũng được nêu ra trong bài thuyết trình của Christian Saublens, Giám đốc EURADA ở một cuộc họp của Ủy ban Châu Âu trong tháng 6/2013 khi liệt kê về một số lợi ích của Crowdfunding trên thế giới nói chung và ở Châu Âu nói riêng.

Biểu đồ 2.1: Phân bố khối lượng vốn Crowdfunding huy động trên toàn thế giới giai đoạn 2012 – 2013

Nguồn: Crowd Valley Inc - Crowdfunding market report

Từ biểu đồ cho thấy, thị trường Crowdfunding phát triển nhất tại khu vực Bắc Mỹ với 47%. Khu vực châu Âu đứng thứ 2 với 26% trong đó tập trung chủ yếu tại Anh với (13%) và Italia (5%), Pháp và Tây Ban Nha là 3% (Crowd Valley Inc - Crowdfunding market report).

2.1.2.2. Khung pháp lý cho ngành công nghiệp Crowdfunding tại Châu Âu

Tiềm năng của Crowdfunding đối với châu Âu là rất lớn, nó cung cấp những cơ hội mới và đa dạng hơn cho các nhà đầu tư. Nhưng sự phân mảnh của Liên minh Châu

47% 5% 26% 8% 12% 2% Bắc Mĩ Nam Mĩ Châu Âu Châu Phi Châu Á

Âu đang là một trở ngại chính cho Crowdfunding – vốn được biết tới là ngành công nghiệp liên doanh. trong thực tế,tồn tại 28 khung pháp lý khác nhau cho Crowdfunding trong một thị trường duy nhất13. Phân mảnh này của Liên minh Châu Âu do các nước thành viên chưa tìm được tiếng nói chung. Dẫn tới các giao dịch qua biên giới sẽ trở nên không thể hoặc tốn kém cho những DN nhỏ, khiến họ trở nên khó khăn hơn để Crowdfunding. Sự phân mảnh này cũng liên quan đến một số vấn đề bao gồm cả pháp luật thương mại điện tử, quy định về thuế và luật DN. Vì vậy, Cần có một nguyên tắc chung cho cả khối đồng tiền chung Châu Âu.

Ở cấp quốc gia, cả Pháp và các nhà quản lý dịch vụ tài chính Vương quốc Anh hiện đang xây dựng các quy định về Crowdfunding. Tại Ý đã ban hành luật Crowdfunding vốn chủ sở hữu cụ thể. Tại Áo, Quốc hội đã thay đổi một số luật có lợi cho Crowdfunding đầu năm 2013 và ở Bồ Đào Nha đã có các cuộc thảo luận đang diễn ra. Tại Đức, Crowdfunding nằm trong thỏa thuận của liên minh cầm quyền. Ở Hà Lan, chính phủ sẽ tăng kinh phí để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp Crowdfunding. Tuy nhiên, điều này vẫn không thể thay thế cho sự cần thiết của một chính sách chung trong khu vực. Các khuôn khổ pháp lý thông qua sẽ quyết định tương lai của dòng tiền trên thị trường Crowdfunding Châu Âu và trên toàn thế giới.

Sau đây là kết quả tỷ lệ huy động vốn Crowdfunding thành công ở Châu Âu so với các lục địa và vùng khác.

Tại Châu Âu, tỷ lệ phần trăm các dự án thành công khi tham gia huy động vốn bằng Crowdfunding là 50,5%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của toàn thế giới và thấp hơn rất nhiều so với thị trường tại Bắc Mỹ (90,4%). Rõ ràng, thị trường vốn đám đông ở Châu Âu tuy phát triển sớm nhưng hiệu quả của nó chưa cao. Tỷ lệ các dự án thành công thấp, điều này một phần là do hệ thống pháp lý chưa thực sự hỗ trợ ngành công nghiệp non trẻ này. Vẫn còn tồn tại các rào cản về pháp lý.

Tuy nhiên, Crowdfunding muốn thực sự trở thành một giải pháp tài chính diệu quả trong dài hạn thì rất cần một bộ khung pháp lý chung cho các nước châu Âu. Điều này sẽ bỏ qua các rào cản về pháp lý giữa các nước, tạo một sự thống nhất chung trong

một thị trường chung từ đó tạo một môi trường phù hợp cho ngành công nghiệp này phát triển.

2.1.2.3. Sự ra đời và vai trò của Mạng lưới Crowdfunding châu Âu – ECN

Mạng lưới Crowdfunding châu Âu – ECN ra đời năm 2012 tại Brussels nhằm khởi động một diễn đàn xã hội về crowdfunding trên khắp châu Âu. ECN được hợp nhất từ 2 tổ chức là Mạng lưới Crowdfunding châu Âu (European Crowdfunding Network – ECN) và Hiệp hội Crowdfunding châu Âu (European Crowdfunding Association - ECA). Cả hai tổ chức đã ký một thỏa thuận với mục đích hợp tác chặt chẽ trong việc xây dựng một nỗ lực chung vào cuối năm 2012, hoạt động không vì lợi nhuận, tổ chức được tạo ra sẽ lấy tên chung là Mạng lưới Crowdfunding châu Âu.

ECN là tập hợp các nền tảng Crowdfunding và các bên liên quan trên khắp châu Âu trong việc xây dựng một ngành công nghiệp chuyên nghiệp và minh bạch. Nó sẽ hoạt động và làm việc với các cơ quan của EU, đại diện cho lợi ích của các thành viên và những người ủng hộ.

Ngành công nghiệp Crowdfunding châu Âu sẽ được phục vụ và hỗ trợ tốt hơn bởi một tổ chức duy nhất. Và vì các nền tảng Crowdfunding ở Châu Âu có nhiều điểm tương đồng vì vậy là phù hợp để tham gia và xây dựng một lực lượng và một mục tiêu chung. Sự kết hợp thành viên này rất có lợi cho ngành công nghiệp Crowdfunding Châu Âu. Để hoạt động có hiệu quả, ECN đề ra các hoạt động mục tiêu cụ thể như sau14:

- Cập nhật các quy định mới về Crowdfunding.

- Giám sát, thống kê, điều tra dữ liệu…về ngành công nghiệp Crowdfunding để hỗ trợ châu Âu đưa ra các chính sách phù hợp.

- Tạo ra một môi trường khuyến khích sự phát triển Crowdfunding ở châu Âu, nâng cao nhận thức cho các DN nhỏ trong việc làm thế nào để sử dụng crowdfunding. Tư vấn hoạt động cho các nền tảng Crowdfunding

- Nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư tiềm năng, các nhà tài trợ, người cho vay về các cơ hội mà nền tảng Crowdfunding mang lại.

- Hỗ trợ các nền tảng Crowdfunding về quản lý, vận hành bằng việc cung cấp các dịch vụ.

- Xây dựng một loạt các chiến lược và cách tiếp cận nhằm khuyến khích DN nhỏ và các DN sử dụng Crowdfunding.

- Tài trợ cho các nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn các tác động của Crowdfunding đối với nền kinh tế.

- Nghiên cứu và khởi xướng xây dựng một quỹ trên toàn Châu Âu.

- Cung cấp nguồn lực và kinh phí cho các mô hình hoạt động trong ngành công nghiệp crowdfunding Châu Âu (như Mạng lưới Crowdfunding Châu Âu hoặc một tổ chức tương tự).

Mạng lưới Crowdfunding Châu Âu (ECN) tham gia đóng góp tích cực trong việc phát triển các hoạt động và các chính sách quy định về Crowdfunding. Ngành công nghiệp Crowdfunding vẫn đang phát triển, cơ hội cùng những mối nguy hiểm cần phải được cân nhắc cẩn thận.

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 34 - 38)