Tổng quan thực trạng kinh tế và thị trường vốn vay tại Châu Âu

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 32 - 34)

2.1.1.1. Tổng quan thực trạng kinh tế Châu Âu

Liên minh Châu Âu là một trung tâm kinh tế quan trọng của nền kinh tế thế giới nhưng đã chịu rất nhiều tác động tiêu cực từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 2008. Sau đó, khủng hoảng nợ công ở châu Âu bắt đầu bùng phát từ Hy Lạp (đầu năm 2009) khi mức thâm hụt ngân sách lên tới 13,6% GDP. Sau đó nợ công đã nhanh chóng lan sang các nước khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và Pháp. Điển hình ở Tây Ban Nha, vấn đề nghiêm trọng nhất là khu vực ngân hàng với khối lượng nợ xấu lên tới 300 tỷ Euro (441 tỷ USD). Tình hình kinh tế phát triển của các nước trong khu vực gặp rất nhiều khó khăn và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã có thời điểm đối mặt nguy cơ đổ vỡ.

Nền kinh châu Âu tăng trưởng âm từ quý IV năm 2008 và toàn bộ năm 2009 do các nền kinh tế trong khu vực đều chịu chung cảnh tăng trưởng kinh tế với tốc độ âm. Khủng hoảng tài chính là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng thanh khoản tại châu Âu. Từ đó gây ra tình trạng khan hiếm của các nguồn vốn đồng thời các DN vừa và nhỏ trở nên khó khăn trong tiếp cận các khoản vay.

Khủng hoảng tài chính tạo ra những tác động bất đối xứng lên toàn khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Dòng vốn qua lại biên giới các nước đã cạn khô vào cuối năm 2008. Năm 2010 dòng vốn FDI cả năm vào Châu Âu được công bố đã giảm 19% so với năm trước. “Với việc các nhà đầu tư mang tiền trở về thị trường trong nước quốc và đánh giá mức độ chịu tác động từ thị trường quốc tế của mình”10quá trình này đã ảnh hưởng rất lớn đến những quốc gia phụ thuộc phần lớn vào dòng vốn từ nước ngoài, nhất là vốn được huy động trên các thị trường nợ ngắn hạn quốc tế. Bên trong khối Euro, Ai-len là ví dụ điển hình nhất: Sự phụ thuộc quá lớn của hệ thống ngân hàng Ai-len vào việc huy động vốn quốc tế ngắn hạn đã khiến chính phủ nước này phải đưa ra gói bảo đảm nợ kéo dài 2 năm cho những ngân hàng đang nợ nần vào cuối tháng 9 năm 200811.

Trong suy thoái kinh tế ngân hàng đã trở nên sợ rủi ro, yêu cầu lợi nhuận rủi ro cao hơn và cung cấp các điều kiện đòi hỏi nhiều hơn. Ngân hàng Trung ương (ECB) công bố dữ liệu cho thấy tình hình cho vay tổng thể tại châu Âu đối với khu vực tư nhân rất yếu.

2.1.1.2. Thực trạng huy động vốn của các DN vừa và nhỏ tại Châu Âu

Theo số liệu điều tra của European Central Bank (ECB) được công bố trong hội thảo “Cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho SMEs” tại Brussels ngày 02/05/2013 cho thấy SMEs ở Châu Âu phụ thuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng và họ thực tế có rất ít lựa chọn thay thế: 30% các công ty đang sử dụng vốn vay ngân hàng và 40% hạn mức tín dụng ngân hàng hoặc các cơ sở thấu chi. Cũng theo ECB khoảng 30 % các DN nhỏ phải đối mặt với vấn đề thanh khoản. Cộng với sự sẵn có của các khoản vay ngân hàng cho DN nhỏ đã giảm 23 % so với những năm gần đây, trong khi yêu cầu tài sản thế chấp đã tăng 34% và lãi suất 54%. Do đó khó tiếp cận tín dụng là một trong những quan tâm hàng đầu (15%) của DN nhỏ: theo khảo sát mới nhất của Ủy ban châu Âu khoảng một phần ba các DN nhỏ đã không nhận được tài chính họ như kế hoạch.

Như vậy, khủng hoảng thanh khoản tác động trực tiếp tới các chủ thể kinh tế trong đó các DN vừa và nhỏ (SMEs) là những đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng. Gây ra tình trạng thiếu vốn để hoạt động cho những đối tượng DN này. Lúc này các DN vừa và nhỏ

10Milesi-Ferretti và Tille (2011)

phải tìm tới gia đình và bạn bè như một nguồn cung cấp tín dụng. Nguồn tín dụng nội tại trở thành nguồn sống của các DN.

Tại châu Âu, các DN vừa và nhỏ cung cấp 85% việc làm (European Commission). Việc một lượng lớn các DN vừa và nhỏ rơi vào tình trạng phá sản, tạm ngưng hoạt động hay thu hẹp sản xuất làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu ngày càng gia tăng.

Tỷ lệ thất nghiệp tại các nước Châu Âu tăng nhanh sau cuộc khủng hoảng năm 2008 và chưa có xu hướng dừng lại. Theo Eurostat năm 2013 lượng người thất nghiệp tại châu lục này lên tới khoảng 19,2 triệu người, tăng 895 nghìn người so với tháng 8 năm 2012. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của Châu Âu cần phải có biện pháp tích cực để cải thiện tình hình đang xấu đi trong khu vực.

Điều này khiến cho lãnh đạo Liên minh Châu Âu quan tâm hơn đến việc dùng Crowdfunding như một công cụ để kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm đặc biệt đặc biệt là trong giai đoạn các khoản vay ngân hàng và các hình thức tín dụng đang giảm do cuộc khủng hoảng tài chính.

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)