3.1.1.1. Tỷ trọng các DNVVN nhỏ trong cơ cấu DN ở Việt Nam
Trong cộng đồng các DN Việt Nam, các DN vừa và nhỏ chiếm một tỷ trọng rất lớn căn cứ theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009 của Chính Phủ về Định nghĩa và các tiêu chí phân chia các cấp DNVVN. Theo Hiệp hội các DN vừa và nhỏ Việt Nam
(VINASME) thì có đến 96% DN ở Việt Nam đăng ký là DNVVN, gồm 3 cấp DNVVN là: siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Hiện nay, trong khối các DNVVN thì các DN có vốn điều lệ dưới 1 tỷ đồng chiếm 42%, từ 1-5 tỷ đồng chiếm 37%, từ 5 -10 tỷ đồng chiếm 8%, còn lại là trên 10 tỷ đồng19. Có thể thấy, mặc dù chiếm tỷ trọng cao về mặt số lượng nhưng các DNVVN ở Việt Nam hiện nay hầu hết có số vốn hoạt động còn rất nhỏ, tỷ lệ chiếm từ 10 tỷ đồng trở lên rất khiêm tốn. Điều này thể hiện DN luôn trong tình trạng “thiếu vốn” để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, tăng quy mô DN. Việc thiếu vốn hoạt động cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động hoặc giải thể của hàng trăm nghìn DNVVN trong những năm gần đây.
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ vốn điều lệ của các DNVVN tại Việt Nam
3.1.1.2. Vai trò của các DN vừa và nhỏ
DN vừa và nhỏ có một vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong nền kinh tế mà trong cả vấn đề an sinh xã hội. Việc thúc đẩy các DNVVN phát triển cũng có nghĩa là góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
- Kích thích tăng trưởng kinh tế: Các DNVVN hchiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vì thế mà đóng góp rất lớn vào trong sự phát triển kinh tế. Biểu hiện rỏ nhất là thông qua tổng sản phẩm quốc nội, hàng năm các DNVVN đóng góp khoảng 40% vào GDP của cả nước, DNVVN đóng góp giá trị lớn vào giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp, dịch vụ…Trong các ngành nghề truyền thống như may mặc, dệt may, gốm sứ…DNVVN là tập hợp chiếm lĩnh thị trường. 19 giaothongvantai.com.vn 42% 37% 8% 13% < 1 tỷ đồng 1 - 5 tỷ đồng 5 - 10 tỷ đồng > 10 tỷ đồng
- Tạo công ăn việc làm: Với số lượng lớn các DNVVN, thì đây chính là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất. Theo thống kê, thì hiện nay khu vực này đang sử dụng khoảng 51% lao động xã hội. Đây không chỉ nơi tạo cơ hội cho các lao động trình độ cao mà hơn hết là tạo ra kế mưu sinh cho rất nhiều các lao động phổ thông. Việc có thêm nhiều việc làm, làm tăng thu nhập của người lao động, góp phần lớn vào việc ổn định an ninh xã hội.
- Thu hút vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội: Các DNVVN thường có số vốn nhỏ, việc có nhiều các DNVVN đây được coi là nơi giúp huy động được nguồn vốn phân tán nhàn rỗitrong dân cư. Điều này khiến cho mỗi công dân trở thành cổ đông của nên kinh tế vì thế họ sẽ có nhiều quan tâm và có những hành động tác động tích cực tới nền kinh tế nói chung. Hiện nay, vốn đầu tư ở trong nước hay từ nước ngoài đều tập trung vào việc phát triển các DNVVN. Bên cạnh đó cũng có nhiều chính sách thông thoáng hơn nhằm hỗ trợ DNVVN.
- Làm cho nền kinh tế năng động hơn: sự lớn mạnh về số lượng các DNVVN đồng nghĩa với sự đa dạng về các sản phẩm mà các DN này mang đến. Do yêu cầu ít về nguồn vốn, vì thế mà các DNVVN có thể linh hoạt thay đổi các mặt hàng, dịch vụ, qua đó có thể phát hiện và che lấp các lỗ hổng của thị trường, thõa mãn tối đa nhu cầu của thị trường, giúp “bôi trơn” thị trường.
- Đóng góp lớn và Ngân sách Nhà nước: số tiền thuế và phí mà các DN nhỏ và vừa tư nhân đã nộp cho NSNN đã tăng 18,4 lần sau 10 năm, đây là khoản đóng góp quan trọng góp phần hỗ trợ chi tiêu chính phủ vào các mục đích xã hội. Tuy nhiên, thì cũng phải nhìn nhận khách quan là việc các DNVVN đóng góp được 1 đồng cho NSNN, thì họ cũng được Nhà nước hỗ trợ cũng gần như 1 đồng.
- Là trụ cột của nền kinh tế địa phương: Nếu như các DN lơn thương tập trung ở các trung tâm lớn, thì các DNVVN lại tập trung ở các địa phương, vì thế đây chính là nền tảng là động lực chính cho sự phát triển của kinh tế địa phương.