Xuất mô hình Crowdfunding hoàn thiện tại Việt Nam

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 78 - 96)

Từ những vấn đề đã phân tích về khái niệm và đặc điểm của kênh huy động vốn đám đông, các mô hình tiêu biểu Crowdfunding trên thế giới và bài học rút ra từ các mô hình đó cũng như thực trạng huy động vốn của các DNVVN tại Việt Nam và những kết luận rút ra từ khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu đề xuất một mô hình huy động vốn đám đông hoàn thiện phù hợp với đặc điểm huy động vốn cho các DNVVN tại Việt Nam.

Về cơ bản, mô hình huy động vốn đám đông mà nhóm nghiên cứu đề xuất có quy trình huy động vốn tương tự như các website huy động vốn đám đông điển hình khác. Tuy nhiên, mô hình này có những đặc điểm mới, vừa giải quyết được những hạn chế của IG9, vừa tiếp thu những bài học từ các mô hình tiêu biểu và vừa thay đổi phù hợp với thực trạng tại Việt Nam. Hơn nữa, hiện cùng một lúc trên thế giới rất nhiều dự án đưa ra để huy động vốn đám đông. Do đó, để có sức cạnh tranh, một mô hình mới cũng cần đáp ứng các yếu tố cơ bản cần thiết phù hợp với xu hướng thị trường. Cụ thểcác điểm mới và các yếu tố quan trọng bao gồm:

3.3.3.1. Hoàn thành trách nhiệm đối với các chủ dự án và nhà đầu tư

Trách nhiệm hoàn thành dự án cũng như lời hứa hoàn toàn là của những người sáng lập dự án. Mô hình Crowdfunding đề xuất sẽ không liên quan đến việc phát triển dự án của họ, tuy nhiên sẽ là cầu nối trung gian để các chủ dự án hoàn thành lời hứa đối với các nhà đầu tư, đảm bảo lợi nhuận hoặc phần thưởng hợp lý cho nhà đầu tư.

Mô hình Crowdfunding đề xuất tại Việt Nam sẽ có những ràng buộc pháp lý nhất định với chủ dự án về việc thực hiện dự án trong điều khoản sử dụng. Cùng với đó, lượng vốn huy động được sẽ hỗ trợ dự án được thực hiện một cách hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro cho các dự án lẫn các nhà đầu tư nhằm bảo vệ quyền lợi của họ.

Mô hình cũng sẽ phát huy vai trò của bên thứ 3 (chủ yếu là các ngân hàng) trong các trao đổi được thực hiện giữa người sáng lập dự án và các nhà tài trợ.

3.3.3.2. Lựa chọn dự án

- Mô hình Crowdfunding được đề xuất có một việc lựa chọn dự án sẽ được hội đồng thẩm định dự án đảm nhiệm, dựa vào tính chất ý tưởng cũng như tính khả thi của dự án. Mô hình huy động vốn Crowdfunding này sẽ phát triển trên nhiều dự án với các lĩnh vực khác nhau, trong đó quan trọng nhất bao gồm: văn hóa nghệ thuật, DN xã hội, kinh tế kinh doanh, giáo dục, sức khỏe, các chương trình quyên góp, các chương trình hoạt động văn hóa…

- Trong trường hợp mô hình này yêu cầu chi tiết về dự án, tổ chức sẽ đảm bảo giữ bí mật về ý tưởng cũng như đề án kinh doanh chi tiết cho các chủ dự án, tránh rủi ro đánh cắp ý tưởng.

- Mô hình huy động vốn đám đông đề xuất cũng quan tâm hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp với ý tưởng có độ sáng tạo cao. Đây là một điểm khác biệt cần phải được chú trọng trong việc xây dựng thị trường huy động vốn mới, vì những ý tưởng độc đáo luôn có được sức hút đầu tư lớn, dễ dàng thành công và đặc biệt là có thể tạo ra xu hướng của thị trường.

- Mô hình đề xuất đồng thời cũng tăng cường kết nối các ý tưởng công nghệ của các sinh viên từ các trường đại học thuộc ngành công nghệ mạnh tại Việt Nam (Ví dụ như Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học công nghệ - Đại học quốc gia, Đại học FPT…) với khả năng huy động vốn, marketing của các trường mạnh về kinh tế như Đại học Ngoại Thương, đại học Kinh tế quốc dân… để thương mại hóa thông qua Crowdfunding. Từ đó, tạo uy tín và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

3.3.3.3. Phương thức truyền thông

Đây là một điểm mà nhóm nghiên cứu rất quan tâm, vì thực tế cho thấy lý do mà phần đa các dự án không thành công là vì họ chưa có được hình ảnh nhất định, họ chưa tạo ra được vị trí trong lòng nhà đầu tư và chưa tạo ra được hình ảnh đại diện cho ý tưởng hoặc dự án của mình. Chính vì vậy mô hình Crowdfunding đề xuất sẽ hỗ trợ tối đa các chủ dự án quảng bá cho các dự án cũng như phát huy triệt để vai trò của các chiến dịch truyền thông.

- Tạo lập và duy trì 1 fanpage kết nối một cộng đồng các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp cũng như đưa phương thức huy động vốn đám đông gần gũi hơn với thực tế.

- Fanpage này sẽ cùng với website hoạt động song hành để tối ưu hóa hiệu ứng truyền thông quảng bá cho các dự án.

- Xây dựng các kênh quảng bá liên kết với website như Blog, diễn đàn, cập nhật các thông tin chung của thị trường, điều này thu hút sự quan tâm của nhiều người tới website hơn các trang web chỉ đơn thuần về các hoạt động Crowdfunding.

- Mô hình huy động vốn từ cộng đồng đề xuất sẽ xây dựng một danh sách các nhà đầu tư tiềm năng trong các lĩnh vực khác nhau, tạo thành một cộng đồng. Mỗi dự án sẽ được gửi đến tận tay các nhà đầu tư trong cộng đồng này, cùng với việc được quảng bá thu hút các nhà đầu tư mới.

- Xây dựng các kênh ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là các ngôn ngữ thông dụng trên thế giới như Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp… - điều mà nhiều website ở Việt Nam chưa thực hiện, để đưa các dự án tới gần hơn các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Ngoài ra để hỗ trợ các dự án và ý tưởng khởi nghiệp, bên cạnh những đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm từ hội đồng thẩm định dự án, mô hình Crowdfunding đề xuất sẽ giúp đỡ các chủ dự án trong truyền thông và các hoạt động truyền thông này là hoàn toàn miễn phí trong giai đoạn đầu của dự án.

3.3.3.4. Giải quyết vấn đề niềm tin. Tạo uy tín cho các dự án

Từ kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các dự án huy động vốn đám đông đã thất bại đều có một phần nguyên nhân là thiếu uy tín và thiếu các mối quan hệ với các nhà đầu tư. Mô hình huy động vốn đám đông đề xuất cần phải giải quyết vấn đề đó.

Với cơ chế thị trường mở như ngày nay, các nhà đầu tư cũng đã dần cởi mở hơn đối với các dự án non trẻ. Việc tạp dựng các mối quan hệ cũng được các chủ dự án tích lũy và duy trì ngay từ khi còn trẻ, đặc biệt là khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Tất các các mối quan hệ với bạn bè, giáo viên, giảng viên đều sẽ trở thành những mối quan hệ đưa lại các khoản đầu tư dựa trên niềm tin cho các dự án trong tương lai. Do đó, để xây dựng uy tín, mô hình Crowdfunding đề xuất tích cực khuyến khích sinh viên, những chủ dự án trẻ tạo lập thói quen giữ lời hứa, và tôn trọng các nhiệm vụ được giao để có thể gây dựng được uy tín từ bước căn bản nhất. Ngoài ra mô hình cũng sẽ ghi nhận những điểm

mạnh, những thành tích nổi bật của các dự án trẻ để giúp họ tạo dựng niềm tin đối với các nhà đầu tư.

Một cách nữa là mô hình huy động vốn đám đông đề xuất cũng sẽ hỗ trợ tìm một số người đỡ đầu, hoặc cố vấn (mentors, advisers) về chuyên môn và kinh nghiệm cũng như một số nhà đầu tư lớn (investors) để giúp củng cố vững chắc dự án và tăng thêm uy tín cho dự án. Mô hình sẽ xây dựng niềm tin từ nền tảng nguồn nhân lực – nền tảng nòng cốt nhất của mỗi dự án.

3.3.3.5. Phát triển công nghệ

Mô hình Crowdfunding mà nhóm nghiên cứu đề xuất cũng quan tâm tới việc phát triển công nghệ và không ngừng cải thiện các tính năng cũng như các dịch vụ của mình. Vì Crowdfunding là hoạt động huy động vốn được thực hiện chủ yếu nhờ vào hệ thống Internet nên yếu tố công nghệ có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn tới sự phát triển của nền công nghiệp này.

Mặt khác, với xu hướng phát triển của Việt Nam đang là đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật, chiến lược này của mô hình do nhóm nghiên cứu đề xuất hoàn toàn phù hợp với thực tại của Việt Nam.

3.3.3.6. Xây dựng cộng đồng

Đối với huy động vốn đám đông thì đây sẽ là vấn đề khó nhất để đi đến thành công. Một tổ chức nền tảng huy động vốn từ cộng đồng cần phải có một cộng đồng các nhà đầu tư, những người có đồng tiền nhàn rỗi, điều mà các dự án non trẻ không có và cần đến Crowdfunding. Thực tế là ngay cả một trang web crowdfunding lớn như Kickstarter cũng phải mất 3 năm để xây dựng được cộng đồng và trở nên thành công từ năm 2011 dù đã thành lập từ năm 2008.

Mặt khác, nhóm cũng nhận thấy được một khó khăn trong việc xây dựng cộng đồng ở Việt Nam đó là thói quen đầu tư sợ rủi ro và thói quen mua bán trực tiếp. Hơn nữa, dịch vụ thanh toán trực tuyến ở Việt Nam còn chưa phát triển nên gây khó khăn nhất định cho những người hỗ trợ. Để xây dựng được một thói quen “cho đi trước nhận lại” trong cộng đồng các nhà đầu tư là rất khó khăn. Do đó mà nhóm đề một số phương pháp cho vấn đề này:

- Xây dựng cộng đồng xuất phát từ những người hiểu rõ và có niềm tin vào Crowdfunding

- Liên kết với các chiến dịch giáo dục đào tạo để bổ sung nâng cao nhận thức cho giảng viên, học sinh sinh viên.

- Tạo mối quan hệ lâu dài với những dự án đã huy động vốn bằng hình thức huy động vốn Crowdfunding, họ chính là những nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.

- Thuyết phục và nhân rộng cộng đồng các nhà đầu tư.

- Thành lập một đội ngũ cố vấn, tư vấn về Crowdfunding. Đội ngũ này không những sẽ giải đáp các thắc mắc của các nhà đầu tư, những người đầu tư hay bản thân những chủ dự án, mà còn hỗ trợ họ nếu học gặp khó khăn. Điều này tạo ra cảm giác chuyên nghiệp và sự yên tâm tuyệt đối, tạo nên điểm nổi bật cho mô hình Crowdfunding đã đề xuất.

- Mô hình huy động vốn đám đông đã đề xuất cũng quan tâm đến các chính sách tặng thưởng cho những người tham gia ủng hộ dự án. Tùy thuộc vào mức độ tặng thưởng khác nhau mà người ủng hộ sẽ nhận được những vật phẩm tặng thưởng khác nhau, hay mức tiền, mức quyền lợi khác nhau. Việc này làm cho người tham gia ủng hộ thích thú hơn đối với dự án, khuyến khích họ tham gia các dự án tiếp theo cũng như trở thành một thành viên trong cộng đồng những nhà đầu tư.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và những ứng dụng của phương thức huy động vốn Crowdfunding trên thế giới, nhóm tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Vấn đề tiếp cận nguồn vốn là một trong những khó khăn điển hình của các doanh nghiệp/ dự án vừa và nhỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiến tớ 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước và giữ nhiều vai trò quan trọng như gia tăng GDP và sử dụng tớ 51% lao động xã hội. Tuy nhiên có tới 42% số doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 1 tỷ và nhóm đối tượng này đang gặp phải rất nhiều rào cản trong huy động vốn như: điều kiện vay vốn khắt khe, lãi suất vay vốn cao. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng và cần có các giải pháp khắc phục cụ thể, kịp thời.

Trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng phương thức huy động vốn đám đông của 2 nền công nghiệp Crowdfunding lớn nhất thế giới là Mỹ và Châu Âu, nhóm nghiên cứu nhận thấy tuy hai nền công nghiệp có khác nhau về thời gian hình thành cũng như quy mô, hành lang pháp lý và cách quản lý nhưng lại có những điểm chung mà được xem như là nguyên nhân dẫn đến sự thành công rực rỡ của nền công nghiệp Crowdfunding tại 2 khu vực này.

Với 2 nền tảng Crowdfunding đứng đầu tại mỗi khu vực là Kickstarter (Mỹ) và Fundingcircle (Anh), các kinh nghiệm chung được rút ra để phát triển được một nền tảng Crowdfunding vững mạnh là: (i) cần có nền tảng khoa học kỹ thuật chất lượng cao, (ii) xây dựng một mạng lưới lớn các nhà đầu tư và (iii) có các chính sách, quy định chặt chẽ và quy trình cụ thể cho việc huy động vốn. Nhờ đó, Kickstarter đã có trên 5.700.000 người tham gia góp vốn với hơn $987 triệu USD, cho hơn 56.000 dự án sáng tạo khác nhau và Fundingcircle đã có 75.614 người đầu tư với số tiền lên tới 252,040,880 Bảng Anh cho hơn 1200 doanh nghiệp và các đối tượng khác.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm từ thế giới, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc pháp triển nền công nghiệp Crowdfunding tại Việt Nam nói chung và đề xuất một mô hình huy động vốn Crowdfunding hoàn thiện bao gồm nền tảng huy động vốn và các biện pháp phát triển nó nhằm cải thiện thực trạng huy động vốn Crowdfunding tại Việt Nam, góp phần giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn dễ dàng hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Belleammey, Paul and Thomas Lambertz and Armin Schwienbacher, 2013,

Crowdfunding: Tapping the right crowd, Journal of Business Venturing

2. Bergemann, Dirk and Ulrich Hege, 1998, Venture Capital Financing, Moral Hazard, and Learning, Journal of Banking & Finance 22, 703-735.

3. Berger, Allen N. and Gregory F. Udell, 1998, The Economics of Small Business Finance The Roles of Private Equity and Debt Markets in the Financial Growth Cycle, Journal of Banking and Finance 22, 613-673.

4. Botazzi, Laura and Marco Da Rin, 2001, Venture Capital in Europe and the Financing of Innovative Companies, Economic Policy 34, 231–269.

5. Brabham, Daren C., 2008, Crowdsourcing as a Model for Problem Solving: An Introduction and Cases, Convergence: The International Journal of Research into New Media Technologies 14, 75-90.

6. Cosh, Andy, Douglas Cumming and Alan Hughes, 2009, Outside Entrepreneurial Capital, Economic Journal 119, 1494-1533.

7. Hellmann, Thomas, 1998, The Allocation of Control Rights in Venture Capital Contracts, Rand Journal of Economics 29, 57-76.

8. Howe, Jeff, 2008,Crowdsourcing - Why the power of the crowd is driving future of business, New York: Three Rivers Press

9. Kappel, Tim, 2009, Ex Ante Crowdfunding and the Recording Industry: A Model for the US, Loyola of Los Angeles Entertainment Law Review 29:3, 375-385.

10. Keuschnigg, Christian, 2004, Venture Capital Backed Growth, Journal of Economic Growth 9:2, 239- 261

11. Kleemann, Frank, G. Gunter Voss and K. Rieder, 2008, Un(der)paid innovators: The commercial utilization of consumer work through crowdsourcing, Science,

Technology and Innovation, Studies 4, 5-26.

12. Lambert, Thomas and Armin Schwienbacher, 2010, An Empirical Analysis of Crowdfunding.

13. Schwienbacher, Armin and Benjamin Larralde, 2010, Crowdfunding of small

entrepreneurial ventures, Book chapter forthcoming in Handbook of Entrepreneurial Finance (Oxford University Press)

14. Sohl, J. E., 1999, Venture Capital The early-stage equity market in the USA, An International Journal of Entrepreneurial Finance, 1, 101–120.

15. Ueda, Masako, 2004, Banks versus Venture Capital Project Evaluation, Screening, and Expropriation, The Journal of Finance 59:2, 601-621.

16. Wong, Andrew, 2002, Angel Finance: The Other venture capital, University of Chicago Graduate School of Business Working Paper.22.

17. Philip R. Lane, 2012, The European Sovereign Debt Crisis, Journal of Economic Perspective, Vol 26 - No.3 (Summer), 49 – 63.

18. Milesi-Ferretti, Gian Maria and Cedric Tille, 2011, The Great Retrechment: International Capital Flows during the Global Financial Crisis, Economic Policy 26(66), 285 – 342.

19. Ingram,Claire and Robin Teigland, 2013, Crowdfunding among IT Entrepreneurs in Sweden

20. Fundable , 2012, The History of

Crowdfunding,<http://www.fundable.com/crowdfunding101/history-of- crowdfunding>, [ngày truy cập: 25/12/2013]

21. Massolution, 2013, 2013CF The Crowdfunding industry

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 78 - 96)