2.3.1.1. Tổng quan về Fundingcircle
Anh hiện tại đang là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) và đứng đầu Châu Âu về số lượng các nền tảng Crowdfunding với 87 nền tảng. Trong đó www.fundingcircle.com là website trực tuyến hàng đầu giúp các DN nhỏ ở Anh có thể giải quyết vấn đề tài chính thông qua huy động vốn và giúp các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận tốt hơn.
83% 10% 5% 2% Góp vốn cổ phần Cho vay Tặng thưởng Kết hợp
Fundingcircle được thành lập vào tháng 8/2010 bởi Charles Dunstone đồng sáng lập của Carphone Warehouse, Edward Wray đồng sáng lập Betfair và Jon Moulton người sáng lập quỹ đầu tư Better Capital. Với sự hỗ trợ của Index Venture, Union Square Ventures và Accel Partners. Đây đều là các công ty đầu tư mạo hiểm đã từng đầu tư thành công vào các DN. Index Ventrures đã từng hỗ trợ các công ty như Betfair, Skype và Lovefilm. Union Square Ventures chuyên đầu tư vào các công tuy dịch vụ internet và các công ty Twitter, Zynga. Accel Partners hỗ trợ các doanh nhân để gây dựng nên các DN đảng cấp thế giới như Facebook, Supercell, Spotify và Wonga. Fundingcircle có trụ sở tại số 3 Dorset Rise, London EC4Y 8EN, vương quốc Anh.
Fundingcircle được đánh giá là một trong những nền tảng tiêu biểu tại Anh. Theo thống kê của Báo cáo nền công nghiệp Crowfunding tháng 9 năm 2013 , tại Anh Fundingcircle chiếm 68% nguồn vốn huy động. Cùng với ThinCats và Crowdcube, đây là 3 nền tảng lớn nhất tại Anh và chiếm hơn 90% của toàn bộ ngành công nghiệp crowdfunding đầu tư Vương quốc Anh.
Website đã có thống kê tính tới tháng 11/2012 như sau:
- Đã có 75.614 người đầu tư thông qua trang web này với số tiền lên tới 252,040,880 Bảng Anh.
- Số tiền trung bình của mỗi khoản đầu tư là 5000 bảng Anh - Lợi nhuận trung bình các nhà đầu tư thu được là 5,8 %. - Số tiền trung bình cho các khoan vay là 60.000 bảng Anh. - Tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 1,4%.
Trang web này cũng công bố một số thống kế cho cho vay, theo đó có hơn 1200 DN đã tìm được nguồn vốn thông qua website và hàng tuần các DN vừa và nhỏ huy động được trên 1.000.000 Bảng Anh.
2.3.1.2. Tổ chức hoạt động của Fundingcircle
Mặc dù tại Anh chưa có một đạo luật nào quy định cụ thể về ngành công nghiệp Crowdfunding nhưng Fundingcircle cũng như các trang web khác về Crowdfunding tại Anh hoạt động trong khuôn khổ của đạo luật của Anh như luật DN, luật tín dụng… Fundingcircle đã xây dựng một bộ nguyên tắc chung thống nhất và chặt chẽ.
Cũng giống như bất kỳ các trang web nào về Crowdfunding, những người sáng lập dự án sẽ tạo lập hồ sơ dự án của mình và đăng tải lên website của Funddingircle đồng thời, mỗi dự án sẽ có một mốc quy định về số tiền cần huy động trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu kết thúc thời gian huy động vốn, số tiền mục tiêu vẫn chưa đạt được thì chủ dự án không thể nhận được khoản đầu tư đó. Số tiền đó sẽ được hoàn trả lại cho các nhà đầu tư hoặc sẽ do Fundingcircle nắm giữ. Lệ phí cụ thể của các dự án khi tham gia huy động vốn như sau:
- Đối với những dự án hoàn thành có thời hạn vay trong vòng 6-12 tháng sẽ bị tính phí là 2% trên tổng số tiền vay.
- Khoản vay có thời hạn từ 24-36 tháng sẽ áp dụng mức phí 3% sô tiền vay. - Khoản vay có thời hạn từ 48-60 tháng áp dụng mức phí là 4%.
- Các khoản vay có giá trị lớn sẽ áp dụng mức phí là 5%.
Mức phí sẽ được khấu trừ trước khi chuyển giao cho chủ dự án thông qua tài khoản ngân hàng Barclays Plc.
Về phía các nhà đầu tư khi muốn tham gia đầu tư cho các dự án thông qua trang web này cũng sẽ phải khởi tạo một tài khoản trên trang web để cung cấp các thông tin cá nhân để trang web có thể quản lý đồng thời tạo một tài khoản ngân hàng tại ngân hàng Barclays Plc để phục vụ cho việc giao dịch. Những nhà đầu tư phải đáp ứng được những quy định khắt khe trước khi tham gia vào thị trường này ví dụ như. Điều này giúp đảm bảo về mặt pháp lý trước những quy định của các đạo luật tại Anh.
2.3.1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ Fundingcircle
Theo các nội dung đã trình bày ở trên, nhóm nghiên cứu khẳng định Fundingcircle hoạt động thành công và đóng góp lớn cho thị trường Crowdfunding Châu Âu vì các lý do sau:
Thứ nhất, Vương quốc Anh là một quốc gia ở châu Âu – Một trong những nơi có nền công nghiệp Crowdfunding phát triển nhất và Anh cũng là một môi trường khởi nghiệp rất sôi động, giống như Mỹ. Do đó Crowdfunding được mọi người dễ dàng biết đến và hiểu về nó hơn, từ đó thấy được cơ hội trong việc đầu tư hay huy động vốn.
Thứ hai, Fundingcircle là một trong những trang web về Crowdfunding ra đời sớm tại Anh do đó họ gây dựng được thương hiệu. Cùng với đó, đội ngũ founders là các
chuyên gia hàng đầu và sự hỗ trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn, có nhiều kinh nghiệm. Do đó, họ được chính phủ tin tưởng khi chính phủ Anh sử dụng nền tảng này để cho các DN nhỏ vay lên tới 20.000.000£.
Thứ ba, Fundingcircle có hệ thống các quy định chặt chẽ, tuân thủ theo các đạo luật của Anh. Điều này giúp website có thể bảo vệ lợi ích của mình và có thể dễ dàng quản lý các chủ hoạt động Crowdfunding. Đồng thời giúp cho các nhà đầu tư cũng như chủ dự án cảm thấy sự tin tưởng khi tham gia. Tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Thứ tư, hệ thống chính sách của Fundingcircle là đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng không như đa số các trang web khác. Biểu hiện như chế độ lệ phí dựa theo thời gian vay vốn. Việc các quy định càng chi tiết cụ thể và đa dạng giúp các DN hay nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn trong việc tham gia vào thị trường này.
Thứ năm, Fundingcircle quan tâm tới việc phát triển công nghệ và không ngừng cải thiện các tính năng của mình. Crowdfunding là hoạt động huy động vốn được thực hiện chủ yếu nhờ vào công nghệ và Internet. Do đó yếu tố công nghệ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền công nghiệp này. Tại Anh, có khoảng 80% các nền tảng cho biết họ đã đầu tư và phát triển công nghệ được sử dụng trên các nền tảng của họ. Một số nền tảng còn cung cấp công nghệ của mình cho các nền tảng khác.Và có tới 60% các nền tảng tuyên bố mình sẽ tiếp tục phát triển các tính năng kỹ thuật của mình. Ngoài ra, các nền tảng điện toán đám mây cũng đang ngày càng trở nên phổ biến, có tới 64% nền tảng sử dụng điện toán đám mây lưu trữ (30% là các máy chủ đi thuê)17.
Thứ sáu, xây dựng các kênh quảng bá liên kết với website như Blog, diễn đàn, cập nhật các thông tin chung thị trường, điều này thu hút sự quan tâm của nhiều người tới website hơn các trang web chỉ đơn thuần về các hoạt động Crowdfunding.
2.3.2. Kickstarter – nền tảng huy động vốn Crowdfunding điển hình tại Mỹ
2.3.2.1. Tổng quan về Kickstarter
Kickstarter là 1 trong 10 nền tảng gọi vốn đám đông thành công nhất tại Mỹ với địa chỉ www.kickstarter.com . Theo tạp chí Forbes, Kickstarter là nền tảng nổi bật nhất và thành công nhất, giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các nền tảng gọi vốn đám đông tốt nhất tại Mỹ theo sau bởi Indiegogo và Crowdfunder.
Được chính thức khởi chạy bắt đầu từ tháng 4/2009 bởi Perry Chen, Yancey Strickler và Charles Adler. Kickstarter đã được báo The New York Times gọi là NEA: National Endowment for the Arts (Sự cống hiến cho nghệ thuật)18. Năm 2010, báo Times cũng vinh danh Kickstarter là “Phát minh tốt nhất của năm” và “Websites tốt nhất của năm”. Kickstarter đã có số vốn góp lúc đó lên đến 10 triệu USD từ những người hậu thuẫn mình, trong đó có NYC – một công ty đầu tư mạo hiểm Union Square Ventures và từ những nhà đầu tư như Jack Dorsey, Zach Klein và Caterina Fake. Công ty này hiện đang đặt trụ sở chính tại bang Manhattan.
Là nền tảng gọi vốn đám đông cho rất đa dạng các thể loại dự án, từ phim ảnh, trò chơi điện tử, âm nhạc, nghệ thuật đến các dự án liên quan đến công nghệ, tính cho đến nay, Kickstarter đã có trên 5.000.000 (5,700.000 người) người tham gia góp vốn với hơn $987 triệu USD, cho hơn 56.000 dự án sáng tạo khác nhau. Điều này đủ cho thấy sức hấp dẫn của nền tảng gọi vốn đám đông nói chung, mà còn nói lên sức hấp dẫn mà Kickstarter đem đến cho cộng đồng. Các nhà làm phim, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, các nhà thiết kế khi muốn thực hiện gọi vốn nhằm kiếm tìm nguồn tài chính cho dự án cá nhân của mình, hoàn toàn có thể tìm đến Kickstarter như một cách thứ gọi vốn phi truyền thống. Kickstarter chỉ là nền tảng hỗ trợ, giúp các dự án tìm được nguồn vốn mong muốn, mà không tham gia vào bất kì quá trình nào khác trong sự phát triển tách biệt của dự án.
Theo báo cáo từ Kickstarter, năm 2013 có hơn 3 triệu người tham gia vào các chương trình gọi vốn đám đông trên website của họ, đóng góp số tiền lên đến $480 triệu USD, tương đương $1,315,6 USD mỗi ngày, $913 USD mỗi phút. Và đặc biệt, những người tham gia góp vốn cho các dự án trên Kickstarter đến từ hơn 214 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, trên cả 7 châu lục, thậm chí cả Nam Cực, điều này cho thấy sức mạnh không biên giới của nền tảng Crowdfunding.
2.3.2.2. Tổ chức hoạt động của Kickstarter
Kickstarter là một trong số những nền tảng gọi vốn đám đông nổi tiếng thế giới mà thông qua đó, các chủ dự án, những người sáng lập dự án sẽ tạo lập hồ sơ dự án của mình và đăng lên website của Kickstarter. Đồng thời, các chủ dự án sẽ tạo lập 1 deadline cho toàn bộ quá trình kêu gọi vốn đám đông trên trang website, cùng với đó là số tiền tối
thiểu mà họ mong muốn có thể kêu gọi được từ cộng đồng. Nếu cuối cùng khi deadline đã kết thúc và mục tiêu vẫn không đạt được, dự án sẽ không nhận được bất kì khoản góp vốn nào. Tiền thế chấp từ những nhà tài trợ trao tặng cho dự án sẽ được thu thập thông qua việc sử dụng Amazon Payment để tạo sự tin cậy cũng như đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho những nhà quyên góp. Hình thức huy động vốn này mở cho tất cả các nhà tài trợ, ở bất cứ đâu trên thế giới, từ Mỹ cho đến Anh, Châu Âu, Australia, New Zealand.
Kickstarter với vai trò là trung gian sẽ nhận số tiền bằng 5% số tiền thu được từ việc gọi vốn đám đông này. Amazon tiếp theo đó sẽ nhận khoản phí trích ra, từ 3-5%. Khác với các diễn đàn gọi vốn hay đầu tư khác, Kickstarter nhắm đến bất kì sự sở hữu nào đối với các dự án, các tác phẩm được giới thiệu trên Kickstarter. Sau khi việc gọi vốn hoàn thành, tất cả các tài liệu, các dữ liệu được upload lên Kickstarter liên quan đến dự án sẽ không cần phải chỉnh sửa hay gỡ bỏ khỏi website. Và tất nhiên, những người chủ dự án khi đăng tải dự án của mình lên Kickstarter cũng không có nghĩa vụ phải sử dụng số tiền thu được vào dự án của họ. Chính vì thế, nên khi dự thảo luật JOBS ra đời là một khung pháp lý rất đáng lưu tâm đối với các nhà đầu tư nói chung cũng như cả những người chủ dự án. Nó vừa giúp các chủ dự án dễ dàng tìm kiếm các nhà đầu tư hơn, đổi lại, các nhà đầu tư cũng tự tin hơn và đáng tin cậy hơn khi cân nhắc lựa chọn đầu tư của mình vào các dự án.
2.3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nền tảng Kickstarter
Kickstarter là nền tảng danh tiếng bậc nhất trong lãnh vực Crowdfunding tại Mỹ cũng như toàn thế giới. Từ khi ra đời cho đến nay, Kickstarter liên tục đạt được những thành công về cả danh tiếng lẫn lợi nhuận. Vậy điều gì làm cho website này đạt được những thành quả to lớn đã nêu ở trên?
Hình thức huy động vốn Crowdfunding là hình thức huy động vốn xuất hiện muộn trên thị trường vì vậy có thể tạo được sự tin tưởng cũng như tạo ra được mong muốn thật sự muốn tham gia vào việc hỗ trợ các dự án trên nền tảng Crowdfunding của mình, những chủ nền tảng crowdfunding cần có sự lý giải hợp lý, ngắn gọn và xúc tích nhất về sứ mệnh cũng như lý do tại sao, công chúng nên tham gia vào nền tảng Crowdfunding của họ để hỗ trợ các dự án mới. Crowdfunding là kênh gọi vốn phi truyền thống, hoàn toàn mới, nhằm giúp đỡ các dự án mới, các DN trẻ có đam mê, có nhiệt huyết cũng như
có mong muốn được làm ra những sản phẩm hữu ích cho cộng đồng nhưng chưa tìm được giải pháp tài chính để có thể thực hiện, đưa nhiệt huyết của họ trở thành hiện thực, và Crowdfunding là một trong những nền tảng hiệu quả giúp họ có thể làm được điều đó, dựa vào sự tự nguyện của cộng đồng vào tính khả thi của dự án. Bằng những câu trả lời ngắn gọn và xúc tích, đặc biệt tạo ra được những câu chuyện thú vị và truyền cảm hứng đến cộng đồng, đến người đọc về sứ mệnh của Kickstarter trong việc giúp đỡ các dự án có ích cho xã hội được đưa vào hiện thực, Kickstarter đã tạo nên niềm tin đến cộng đồng, khiến họ tự nguyện tham gia vào việc hỗ trợ các dự án Crowdfunding trong tương lai. Bằng cách đó, Kickstarter đã tạo ra cho mình một cộng đồng thật sự, một cộng đồng gồm những con người có mong muốn giúp đỡ những dự án có ích cho xã hội được đi vào hiện thực. Họ nhận thức được rằng, Kickstarter là nơi họ vừa có thể tham gia hỗ trợ dự án giúp ích cho cộng đồng, đồng thời họ cũng được nhận lại những ưu đãi, những quyền lợi nhất định. Cộng đồng mà Kickstarter xây dựng được ngày một đông đảo, và chính vì cộng đồng năng động đó mới là tài sản quý giá nhất mà Kickstarter đang sở hữu.
Các nền tảng Crowdfunding khi tham gia quá trình gọi vốn cho dự án, họ cần giúp các chủ dự án tìm ra, đâu là điều nổi bật nhất của dự án, đâu là cái những người tham gia ủng hộ dự án nhận được, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Việc hỗ trợ các chủ dự án trong việc làm như trên rất quan trọng và cần được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản trong quá trình thỏa thuận, trước khi tung dự án trên website. Để làm được điều này, chủ dự án cần trả lời được những câu hỏi đơn giản như: WHAT – cái gì; WHY – tại sao và HOW – như thế nào. Đây là 3 câu hỏi đơn giản nhất mà chủ dự án cũng như nền tảng crowdfunding cho dự án cần trả lời được. Và để tạo sự khác biệt cũng như hiệu quả tốt hơn, họ nên trả lời 3 câu hỏi trên bằng một hình thức đặc biệt và tạo hứng thú cũng như tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn đối với công chúng.
Ngoài ra, một nhân tố khác trong thành công của Kickstarter, đó là việc Kickstarter rất chuyên nghiệp trong việc tổ chức hướng dẫn các chủ dự án trong việc thực hiện đưa dự án của mình lên thị trường, lên nền tảng crowdfunding để chính thức gọi vốn từ thị trường. Kickstarter rất rạch ròi trong việc phân chia công việc cũng như phân chia trách nhiệm, quyền lợi giữa Kickstarter và chủ dự án cũng như những bên trung gian khác tham gia vào quá trình gọi vốn diễn ra trên Kickstarter. Chính sự rạch ròi
này đã tạo ra niềm tin cũng như sự thoải mái đối với các chủ dự án. Họ hoàn toàn biết