động của kênh huy động vốn Crowdfunding.
3.2.1.1. Nâng cao vai trò của các tổ chức nền tảng Crowdfunding.
Thứ nhất, cần thiết phải đưa crowdfunding trở thành một kênh huy động vốn phổ biến hơn nữa đối với thị trường vốn Việt Nam. Thực tế cho thấy, đây là một kênh huy động rất mới và còn khá non trẻ ở Việt Nam khi chỉ mới xuất hiện từ tháng 3 năm 2013 với sự giới thiệu của website Ignite. Số lượng DNVVN ở Việt Nam cũng như các nhà đầu tư biết đến kênh huy động vốn này còn khá ít,chưa kể còn có những suy nghĩ lệch lạc về kênh huy động này và hợp nhất “Huy động vốn đám đông” và “kêu gọi quỹ từ thiện” ở một bộ phận nhà đầu tư cũng như công chúng. Cùng với đó là niềm tin chưa được xây dựng, tính rủi ro còn khá cao khi kinh nghiệm của những nhà quản lý còn chưa được phát huy tối đa, Crowdfunding vẫn là kênh huy động vốn mới mẻ và chưa phải là một lựa chọn cho kênh huy động vốn hiệu quả của các DNVVN cũng như các chủ dự án nhỏ lẻ.
Thứ hai, cần xây dựng Crowdfunding như một diễn đàn lớn cho các nhà đầu tư và DN vay vốn. Đây không chỉ là một môi trường nơi mà các nhà đầu tư sử dụng đồng vốn nhàn rỗi của mình và các DNVVN cũng như các dự án, chương trình khởi nghiệp có thể tìm được nhà cung cấp vốn, mà còn là nơi để các DNVVN thể hiện tính khả thi, hấp dẫn trong dự án của mình và bước đầu tạo nên hình ảnh và tên tuổi cho dự án. Đồng thơi, đây cũng là nơi để những nhà đầu tư được tham gia vào một phần của dự án, được chia sẻ kinh nghiệm cũng như những lời khuyên quý báu cho những ý tưởng, đề án mà mình quan tâm.
Thứ ba, cần tạo ra môi trường khuyến khích phát triển huy động vốn đám đông. Crowdfunding trở thành một nơi để các DNVVN hay các chủ dự án trẻ tuổi thể hiện, trình bày dự án của mình. Các tổ chức nền tảng Crowdfunding cần phải hỗ trợ, giúp đỡ các dự án, đặc biệt là các dự án non trẻ tạo dựng hình ảnh và thương hiệu trong quá trình huy động vốn, các chủ dự án cũng cần ghi nhận những kinh nghiệm, chia sẻ từ nhiều phía thông qua mô hình huy động vốn đám đông này.
Thứ tư, cần có tư vấn hoạt động cho các tổ chức nền tảng Crowdfunding. Không chỉ phát triển về cách thức hoạt động, đem lại hiệu quả huy động vốn cho các chủ dự án cũng như giúp các nhà đầu tư tìm được dự án mà mình ấn tượng, cần phải không ngừng
bổ sung và cải tiến về mặt tổ chức vận hành, quản lý của những nền tảng Crowdfunding thông qua việc cung cấp các dịch vụ.
Thứ năm, cần cập nhật những quy định mới về Crowdfunding. Các tổ chức huy động vốn đám đông cần liên tục cập nhật những quy định về cách thức tổ chức huy động vốn, bổ sung kiến thức pháp luật, đồng thời bắt kịp xu hướng và quy trình huy động vốn từ các mô hình lớn trên thế giới.
3.2.1.2. Nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư
Nhận thức của các nhà đầu tư tiềm năng, các nhà tài trợ, người cho vay về các cơ hội mà nền tảng Crowdfunding mang lại cần được nâng cao, củng cố. Các tổ chức Crowdfuning cần thường xuyên tạo và giữ mối liên hệ với các nhà đầu tư, nâng cao nhận thức của họ về các dự án, hiệu quả huy động vốn đám đông, ý nghĩa và tác động của kênh huy động vốn này đối với nền kinh tế. Đặc biệt, những người duy trì nền tảng crowdfunding cần cho các nhà đầu tư thấy rõ được lợi ích mà các nhà đầu tư nhận được khi tham gia vào quy trình huy động vốn bằng kênh crowdfunding.
Các nhà đầu tư Việt Nam cũng cần được nâng cao hiểu biết của mình về kênh huy động vốn này. Họ cần phải được khuyến khích hơn nữa để tham gia góp vốn. Khi họ đã nhận thức được lợi ích họ đạt được, và nếu họ cân bằng được với tính rủi ro mà họ nghĩ tới, họ sẽ cân nhắc đến việc tham gia góp vốn cho các dự án trên kênh huy động vốn đám đông.
3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp huy động vốn
Việt Nam cũng cần nâng cao nhận thức cho các DNVVN cách thức sử dụng phương thức huy động vốn Crowdfunding. Các chủ dự án cần phải được tiếp cận với kiến thức cơ bản về kênh huy động vốn đám đông, gao gồm khái niệm, cách thức hoạt động, các điều khoản, các quy định pháp lý, và các khả năng có thể xảy ra… Từ đó, họ có thể đưa ra các chiến lược huy động vốn hiệu quả thông qua kênh huy động vốn crowdfunding này.
Đồng thời, như đã trình bày ở trên, các tổ chức nền tảng huy động vốn đám đông cần có những chính sách thu hút dự án, khuyến khích phát triển dự án, hỗ trợ các dự án trong quá trình huy động vốn. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống các chiến lược và cách
tiếp cận nhằm khuyến khích DNvừa và nhỏ nói riêng và các DNnói chung sử dụng Crowdfunding.
3.2.1.4. Nâng cao vai trò của Chính phủ.
Chính phủ nên đầu tư tài trợ cho các nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn các tác động của Crowdfunding đối với nền kinh tế. Vì đây là một kênh huy động vốn còn mới ở Việt Nam nên vai trò của chính phủ là rất quan trọng để phát triển hình thức huy động vốn này. Trước hết là sự hỗ trợ cho các nghiên cứu, các khóa đào tạo cơ bản để nâng cao kiến thức, nhận thức cũng như góp phần làm kênh Crowdfunding được phổ biến hơn trong cộng đồng các nhà đầu tư và cộng đồng DNVVN cũng như các chủ dự án khác.
Hơn nữa, Chính phủ nên là người tiên phong trong việc tin tưởng và tham gia góp vốn vào các dự án huy động trên crowdfunding. Thị trường vốn là thị trường cho vay niềm tin, vì thế, không có phương pháp nào để phát triển một kênh huy động vốn hiệu quả hơn việc trực tiếp tạo niềm tin cho nó. Khi chính phủ tham gia góp vốn, không những tạo được uy tín cho các nền tảng Crowdfunding, mà còn vừa khuyến khích các dự án mới lạ và sáng tạo của các chủ dự án tiềm năng nhưng gặp khó khăn về vay vốn, vừa tạo niềm tin để các nhà đầu tư sẳn sàng đầu tư khoản vốn nhàn rỗi của mình vào các dự án. Đây là một bài học quý báu từ các quốc gia Châu Âu, nơi mà Crowdfunding phát triển mạnh và tầm quan trọng của Chính phủ với vai trò là người góp vốn đem lại hiệu quả cao.