Một số giải pháp kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc huy động

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 64 - 65)

động vốn

Để giúp DN tăng cường khả năng tiếp cận vốn, nhóm xin trình bày một số các kiến nghị, liên quan đến việc cải thiện hệ thống pháp lý, sự hợp tác của ngân hàng.

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho DNVVN hoạt động.Đầu tiên cần thúc đẩy nhanh việc ban hành luật các DNVVN để tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, quy định chi tiết các chính sách hỗ trợ đối với các DN vừa và nhỏ. Các quy định phải được thực hiện theo hướng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho DN.Có như thế thì các DNVVN mới có thể tham gia các hoạt động với các quyền lợi và nghĩa vụ riêng, dễ dàng được hưởng các ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước.

Thứ hai, tăng cường năng lực tiếp cận thông tin chính sách pháp luật cho DNVVN. Việc xây dựng trang thông tin điện tử và hỗ trợ pháp lý cho DN là rất cần thiết và quan trọng, tuy nhiên hiện nay ở nước ta thì chưa có một trang riêng biệt về hỗ trợ pháp lý và cung cấp các chính sách hỗ trợ cho DN. Đặc biệt là với thực tế hiện nay, các chính sách được đưa ra rất nhiều nhưng nằm tản mạn ở các bộ phận ngành, địa phương khiến cho DN khó tiếp cận được với thông tin. Việc kết nối trang thông tin điện tử với trang thông tin của tổ chức đại diện cho DN sẽ giúp cho DN cập nhật được các thông tin nhanh chóng và chính xác.

Thứ ba, cần thành lập nhanh quỹ phát triển DNVVN. Quỹ phát triển DNVVN sẽ hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy các DN phát triển, thông qua việc tương trợ lẫn nhau về vốn, kinh nghiệm giữa các thành viên.Quỹ sẽ giúp các DNVVN hỗ trợ tài chính cho các DN có dự án, phương án xản xuất kinh doanh khả thi thuộc các lĩnh vực ưu tiên, được Nhà nước khuyến khích. Bên canh đó sẽ đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương

trình đổi mới, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tạo ra các san phẩm mới, trang thiết bị, máy móc hiện đại… Quỹ cũng đại diện tham gia vào các chương trình hợp tác hỗ trợ cho các DN

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN, tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, khuyến cáo DNthực thi pháp luật.Thực tế cho thấy thì việc các DN khó tiếp cận được với các chính sách pháp luật chủ yếu do trình độ, kiến thức, chuyên môn hỗ trợ pháp lý cho DN của đội ngũ cán bộ còn kém. Các nguồn lực, đội ngũ cán bộ của DN không được đào tạo bài bản về chuyên môn và nghiệp vụ pháp lý.

Thứ năm, cần có sự hợp tác của các tổ chức tài chính. Ngân hàng cần điều chỉnh các điều kiện vay vốn nới lỏng hơn, tạo điều kiện cho DN đồng thời cần tổ chức hợp tác với các hiệp hội ngành nghề qua đó có thể hỗ trợ kịp thời cho DN.Sự hợp tác tạo điều kiện cho ngân hàng hiểu rỏ hơn về năng lực tài chính của DN và triển vọng tương lai qua đó có thể đầu tư vốn cho DN.

Thứ sáu, các DNVVN cần tìm kiếm các kênh huy động vốn mới. Cũng như các dự án cần vốn cần nên tiếp cận với các hình thức huy động vốn mới, không quá phụ thuộc vào các phương thức huy động vốn truyền thống. Ở nước ta hiện nay thì các DNVVN có thể huy động vốn theo phương thức thuê tài chính như đã đề cập ở trên. Ngoài ra thì các DNVVN cũng như các dự án, có các ý tưởng dự án hay có thể thực hiện việc gọi vốn thông qua các website crowdfunding, phương thức này theo như phân tích ở trên có nhiều lợi thế cho DN, phù hợp với tình hình tài chính của DN và vẫn có thể đáp ứng được nguồn vốn cho DN.

Một phần của tài liệu crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 64 - 65)