Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hoà (Trang 78 - 122)

Hoà:[7]

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BIÊN HOÀ

Tên viết tắt: AGRIBANK BIÊN HOÀ

Trụ sở: 1A Xa lộ Hà Nội, phường Bình Đa, Biên Hoà, Đồng Nai.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Biên Hoà được thành lập theo quyết định số: 430/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 07/11/2001 và quyết định số 145/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 27/04/2004 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo &PTNT Việt Nam V/v thành lập và đổi tên Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Biên Hoà thành chi nhánh NHNo&PTNT Khu công nghiệp Biên Hoà. Công văn số 1772/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 31/12/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam V/v thay đổi tên chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hoà

thành “Chi nhánh NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN BIÊN HOÀ”. NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà được chính thức đi vào hoạt động từ tháng 09/2004 trên cơ sở nâng cấp chi nhánh cấp 3 Tam Hoà trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Đồng Nai cũ. Thực hiện quyết định số: 953/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 12/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Biên Hoà được nâng cấp thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHNo &PTNT Việt Nam (không trực thuộc NHNo &PTNT Tỉnh Đồng Nai nữa).

Hội sở của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà nằm ở vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng giao dịch với dân cư sinh sống trên địa bàn. Bên cạnh đó để có thể phục vụ các nhu cầu cho dân cư ở các tỉnh lân cận NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà đã hình thành hệ thống mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp.

So với ngày đầu thành lập, đến nay chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể, các sản phẩm dịch vụ và tiện ích được đông đảo khách hàng là các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh tin cậy sử

41

dụng. Để đạt được những thành quả trên, ngoài sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, sự lãnh đạo của ban giám đốc và các đoàn thể còn là sự đoàn kết, phấn đấu của toàn thể cán bộ - công nhân viên của chi nhánh, vì sự phát triển đi lên của chi nhánh Biên Hòa trong thời gian tới.

Cơ cấu tổ chức:

Hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà gồm các phòng ban sau:

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự NHNo&PTNT Biên Hoà)

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà

Chi tiết cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà xin xem phụ lục 3.

4.3 Thực trạng cho vay KHCN tại NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà

PHÓ GIÁM ĐỐC Tổ Dịch Vụ Marketing Tổ Thanh Toán Quốc Tế Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Tổ Thẩm Định GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Kiểm Tra, Kiểm Soát Nội Bộ Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Giao Dịch Long Bình Phòng Giao Dịch Thống Nhất Phòng Giao Dịch An Phƣớc

42

4.3.1 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Biên Hoà:

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của tất cả các ngân hàng nói chung cũng như NHNo&PTNT nói riêng. Quy mô vốn huy động càng lớn thì khả năng hoạt động càng lớn. Chính vì vậy, đối với NHNo&PTNT Biên Hoà công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh. Bằng uy tín và vị thế của mình, Chi nhánh đã biết tận dụng và khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với các giải pháp huy động hiệu quả như lãi suất tiền gửi hấp dẫn, cung cấp thêm nhiều tiện ích cho khách hàng khi gửi tiền, khuyến mãi, huy động tiết kiệm dự thưởng…Bằng nhiều biện pháp đã triển khai, công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Biên Hoà qua ba năm 2009, 2010, 2011 đã đạt được những kết quả sau:

Biểu đồ 4.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Biên Hoà

Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn phân theo đối tượng

43

Qua biểu đồ nhận thấy tổng nguồn vốn huy động qua ba năm có nhiều biến động, cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn huy động là 1.406.669 triệu đồng giảm 100.782 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng giảm 6,69%. Tuy nhiên năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 1.536.000 triệu đồng tăng 129.331 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 9,19%. Điều đó cho thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng chậm và còn thiếu ổn định.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn huy động từ tiền gửi cá nhân tăng trưởng tốt cả về số lượng lẫn chất lượng, cụ thể năm 2010 đạt 424.884 triệu đồng tăng 54.327 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 14,66%, năm 2011đạt 498.806 triệu đồng tăng 73.922 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 17,4%. Để đạt được sự tăng trưởng này NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các sản phẩm về huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ, đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng đối tượng khách hàng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn từ các thành phần dân cư là nguồn vốn có tính ổn định cao nhằm bù đắp một phần tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

4.3.2 Tình hình dƣ nợ cho vay tại NHNo&PTNT Biên Hoà:

Trong những năm gần đây, Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới về tạo vốn và cho vay theo hướng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng mà chủ yếu là cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHNo&PTNT Biên Hoà. Chính vì vậy, nhằm mở rộng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT Biên Hoà đã có những biện pháp sử dụng vốn chiến lược, mở rộng khách hàng, đa phương hoá tín dụng, đa dạng hoá dịch vụ kinh doanh. Nhờ vậy, Chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả khích lệ, biểu hiện cụ thể:

44

Biểu đồ 4.3: Tình hình dƣ nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT Biên Hoà)

Qua biểu đồ nhận thấy dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2009, tổng dư nợ cho vay là 1.102.289 triệu đồng. Đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay là 1.195.181 triệu đồng, tăng 92.892 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 8,43%. Năm 2011, tổng dư nợ cho vay là 1.224.000 triệu đồng, tăng 28.819 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 2,41%.

Nhìn chung qua 3 năm, tình hình dư nợ cho vay cá nhân lẫn doanh nghiệp đều gia tăng. Cụ thể, đối với dự nợ cho vay KHCN năm 2010 là 248.598 triệu đồng tăng 28.140 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 12,76%, năm 2011 dư nợ cho vay KHCN là 265.608 triệu đồng tăng 17.010 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 6,84%. Đối với dư nợ cho vay KHDN năm 2010 là 946.583 triệu đồng tăng 64.752 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 7,34%, năm 2011 dư nợ cho vay KHDN là 958.392 triệu đồng tăng 11.890 triệu đồng, tương ứng tăng 1,25%. Nhìn vào biểu đồ nhận thấy tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN đã dần được cải thiện và tăng dần qua các năm tuy không đáng kể song điều này cho thấy NHNo&PTNT Biên Hoà đã quan tâm hơn đến việc cấp tín dụng cho các khách hàng là cá nhân đang có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ nhu

45

cầu sống. Việc làm này không những góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định, đảm bảo tỷ trọng mà còn giúp chia nhỏ và phân tán rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

4.3.3 Tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHN0&PTNT chi nhánh Biên Hoà: NHN0&PTNT chi nhánh Biên Hoà:

4.3.3.1 Tình hình dƣ nợ cho vay cá nhân theo kỳ hạn Bảng 4.1: Cơ cấu dƣ nợ cho vay cá nhân theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng dƣ nợ KHCN 220.458 248.598 265.608 28.140 12,76% 17.010 6,84% Dư nợ ngắn hạn 170.414 185.205 190.707 14.791 8,68% 5.502 2,97% Dư nợ trung, dài hạn 50.044 63.392 74.901 13.348 26,67% 11.509 18,16%

(Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT Biên Hoà)

Qua bảng số liệu nhận thấy, dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn năm 2010 tăng 14.791 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 8,68%, năm 2011 tăng 5.502 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 2,97%. Dư nợ cho vay KHCN trung dài hạn năm 2010 tăng 13.348 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 26,67%, năm 2011 tăng 11.509 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 18,16%. Qua đó nhận thấy Ngân hàng đang tập trung vào cho vay ngắn hạn, chưa tập trung cho vay dài hạn. Vì vậy ngân hàng cần nên điều chỉnh lại cơ cấu cho vay nhằm góp phần làm ổn định cơ cấu cho vay, đem lại thu nhập ổn định cho Ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng nâng cao được uy tín cũng như thương hiệu của mình.

46

(Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT Biên Hoà)

Biểu đồ 4.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm

Biểu đồ 4.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm

Biểu đồ 4.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm

47

Qua biểu đồ ta thấy sản phẩm cho vay ngắn hạn phục vụ SXKD luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay cá nhân tại NHNo&PTNT Biên Hoà, cụ thể năm 2009 là 61,95%, năm 2010 là 58,55%, năm 2011 là 57,27%. Đây là loại sản phẩm truyền thống, thời gian ra đời khá lâu. Các đối tượng của sản phẩm này tại NHNo&PTNT Biên Hoà chủ yếu: các tiểu thủ công nghiệp sản xuất mây tre lá xuất khẩu tại phường An Bình và Bình Đa, thương mại dịch vụ của các hộ kinh doanh cá thể… Các sản phẩm tín dụng còn lại như vay tiêu dùng, vay cầm cố giấy tờ có giá, vay mua phương tiện đi lại, vay xây dựng mua sửa chữa nhà… chiếm tỷ trọng thấp hơn so với sản phẩm cho vay ngắn hạn phục vụ SXKD, song dư nợ của các sản phẩm này tăng trưởng ổn định qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động cho vay cá nhân của NHNo&PTNT Biên Hoà ngày càng được mở rộng, góp phần đem lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng.

4.3.3.3 Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Biên Hoà:

Nhằm đưa hoạt động tín dụng tiến gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, NHNN đã ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD (ban hàng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Theo quy định này, nợ của khách hàng được phân thành 5 nhóm sau:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý (các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày)

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày) - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày) - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày) Việc phân loại chi tiết các nhóm nợ giúp cơ quan quản lý có cái nhìn cụ thể hơn về chất lượng nợ của các tổ chức tín dụng, tránh tình trạng tổ chức tín dụng gia hạn nợ tràn lan dễ gây rủi ro tín dụng. Cụ thể hiện nay công tác phân loại dư nợ cho vay theo nhóm của NHNo&PTNT Biên Hoà như sau:

48

Bảng 4.2: Cơ cấu dƣ nợ cho vay KHCN tại Agribank Biên Hoà phân theo nhóm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) 198.886 90,21% 230.181 92,59% 249.938 94,10% Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 19.323 8,76% 16.528 6,65% 14.156 5,33% Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) 1.952 0,89% 1.655 0,67% 1.336 0,50% Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) 255 0,12% 198 0,08% 157 0,06% Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) 42 0,02% 36 0,01% 21 0,01% Tổng dƣ nợ 220.458 100% 248.598 100% 265.608 100%

(Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT Biên Hoà)

Trong đó, tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay cá nhân:

Bảng 4.3: Tình hình nợ xấu Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ xấu 2.249 1.889 1.514 (359) (15,98%) (375) (19,87%) Tổng dư nợ 220.458 248.598 265.608 28.140 12,76% 17.010 6,84% Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 1,02% 0,76% 0,57% (0,26%) (0,19%)

(Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT Biên Hoà)

Qua bảng số nhận thấy nợ xấu giảm qua các năm. Cụ thể năm 2010 chiếm 1.889 triệu đồng giảm 359 triệu đồng so với năm 2009 chiếm 2.249 triệu đồng, tương ứng giảm 15,98%. Nợ xấu năm 2011 chiếm 1.514 triệu đồng giảm 375 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 19,87%. Với tình hình diễn biến nợ xấu như vậy đã thể hiện phần nào sự tích cực trong công tác thu hồi nợ của toàn thể cán bộ

49

tín dụng ngân hàng, đồng thời tình hình đó còn nói lên tinh thần trách nhiệm cao của CBTD khi thực hiện công tác thẩm định trước khi cho vay điều này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng và của ngân hàng nói chung.

4.3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Biên Hoà: cá nhân tại NHNo&PTNT Biên Hoà:

Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động cho vay là hoạt động chính của ngân hàng. Hoạt động cho vay diễn ra thường xuyên, liên tục và tăng giảm theo tính chất mùa vụ, biến động thị trường. Để đánh giá hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng của NHNo&PTNT Biên Hoà đạt hiệu quả không, rủi ro tín dụng như thế nào ta có thể tham khảo bảng số liệu sau:

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT Biên Hoà

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Tổng nguồn vốn huy động Triệu đồng 370.557 424.884 498.806

2. Doanh số cho vay Triệu đồng 313.429 340.945 386.566

3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 278.512 308.578 358.279

4. Tổng dư nợ Triệu đồng 220.458 248.598 265.608

5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 207.817 234.528 257.103

6. Nợ quá hạn Triệu đồng 21.572 18.417 15.670 7. Tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn huy động % 59,49% 58,51% 53,25% 8. Hệ số thu nợ % 88,86% 90,51% 92,68% 9. Nợ quá hạn/ tổng dư nợ % 9,79% 7,41% 5,9% 10. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,34 1,32 1,39

(Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT Biên Hoà)

Qua các chỉ tiêu trên ta thấy:

 Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2009 là 59,49%, năm 2010 là 58,51% và giảm xuống còn

50

53,25% năm 2011. Tỷ lệ này giảm cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động chưa hiệu quả.

 Hệ số thu nợ: phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng. Hệ số thu nợ phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số càng cao càng thể hiện đồng vốn cho vay càng an toàn và công tác thu nợ được thực hiện tốt. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hệ số thu nợ khá cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2009 là 88,86%, năm 2010 là 90,51% và tăng lên 92,68% năm 2011. Điều này cho thấy, công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện tốt, công tác thu nợ và xử lý nợ của ngân hàng ngày càng được chú trọng hơn thể hiện qua việc kiểm tra mục đích cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và lãi vay khi đến hạn, thường xuyên phân loại nợ để đề ra các biện pháp thu hồi và xử lý.

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hoà (Trang 78 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)