Rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hoà (Trang 59 - 122)

2.2.1 Khái niệm rủi ro từ hoạt động cho vay cá nhân: [1]

Rủi ro tín dụng (Credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách hàng nợ không còn khả năng chi trả. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là loại tổn thất tài

22

chính xuất phát do người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc người vay mất khả năng thanh toán. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngân hàng không thể lường trước được rủi ro tín dụng do đây là một biến cố không thể đo lường bởi tác động từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Trong NHTM các hình thức cấp tín dụng đều ẩn chứa rủi ro tín dụng. Chính vì thế, để hoạt động tín dụng của NHTM đạt hiệu quả các NHTM phải nắm vững các loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng để có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất thiệt hại đối với ngân hàng.

2.2.2 Các loại rủi ro cho vay: [14]

- Nợ quá hạn:

+ Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn trả nợ như thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

Chỉ tiêu này ảnh hưởng đáng kể tới tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng, ảnh hưởng tới chi phí gia tăng làm giảm thu nhập của ngân hàng.

- Nợ khó đòi:

+ Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã qua một kỳ gia hạn nợ. Những khoản nợ này ngân hàng phải có những biện pháp thích hợp để thu lại tiền vay sao cho hợp lý nhất. Bởi vì các khoản nợ này hi vọng thu lại tiền vay là khó, lúc này khả năng chi trả của khách hàng hạn hẹp. Loại nợ này chứa đựng rủi ro cao và thường mang lại tổn thất cho ngân hàng.

- Rủi ro lãi suất:

+ Là loại rủi ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ.

+ Lạm phát tăng lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, chi phí của ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay.

+ Do cơ cấu tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng không hợp lý. Ngân hàng dung tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có dài hạn. Nếu lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên, trong khi thu nhập ở tài sản có dài hạn vẫn giữ

23

nguyên, như vậy thu nhập của ngân hàng không đủ bù đắp chi phí kinh doanh, dẫn đến ăn mòn vào vốn.

+ Ngoài rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất thị trường. Hoặc do yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố thị trường… Khi nhà nước có quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả. Như vậy lãi suất cho vay bị giảm thấp nhưng phần trả lãi cho những khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng dẫn đến rủi ro lãi suất.

- Rủi ro tỷ giá:

+ Rủi ro hối đoái là loại rủi ro do sự biến động tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.

+ Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của loại tiền tệ khác nhau do tác động của nền kinh tế chính trị của các nước.

2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro: [14]

2.2.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng cá nhân:

- Do tình trạng sức khoẻ, bệnh tật hoặc mâu thuẫn trong gia đình.

- Người vay bị thất nghiệp tạm thời, hoặc lâu dài ảnh hưởng đến thu nhập. - Do người đi vay hoạch định ngân sách không chính xác, hoặc có thể do người đi vay dùng tiền vay sai mục đích, hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh dẫn đến trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

Trong tương lai nhu cầu vay trong dân cư có khả năng tăng mạnh, do mức sống của các tầng lớp dân cư ngày càng tăng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, bản thân các ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng thích hợp để hạn chế rủi ro trong cho vay, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng.

2.2.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ phía người vay, từ môi trường khách quan có thể gây tình trạng rủi ro cho vay, còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía các ngân hàng.

24

+ Khâu phân tích thẩm định còn yếu đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng. Do cán bộ tín dụng năng lực thấp, chưa được đào tạo đầy đủ, ít kinh nghiệm trong ngành nghề mà mình tài trợ, ngoài ra cũng do vấn đề đạo đức không tốt của cán bộ thẩm định như không trung thực, thiếu trách nhiệm, cấu kết với người đi vay để chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

+ Do ngân hàng không thực hiện không đầy đủ khâu bảm đảm tín dụng. + Do ngân hàng không thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng. Bởi vì trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cho vay hạn chế, thiếu thực tế, chỉ dựa trên giấy tờ, số liệu báo cáo của khách hàng.

+ Ngoài các nguyên nhân trên, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro tín dụng do cho vay quá tập trung vào một đối tượng, một khu vực, một ngành cho nên đã hạn chế sự linh hoạt của ngân hàng trước những biến động của thị trường cạnh tranh, gây ra tổn thất cho ngân hàng.

2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM NHTM

25

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay KHCN của NHTM

Chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN của NHTM xin xem ở phụ lục 2.

2.4 Mô hình hồi quy tuyến tính bội:[9]

Định nghĩa: Hồi quy tuyến tính bội là mô hình với một biến phụ thuộc với hai hoặc nhiều biến độc lập.

Mô hình hồi quy tuyến tính bội cho tổng thể :

Yi = β0 + β1 X1i + β2 X2i + β3 X3i + β4 X4i +…+ βk Xki + εi Ngân hàng Môi trường pháp lý Hoạt động cho vay KHCN của NHTM Khách hàng Yếu tố khác Tình hình kinh tế Chính sách cho vay Khả năng trả nợ của khách hàng Mục đích sử dụng vốn Tình hình tài chính của khách hàng Tài sản đảm bảo Quy trình cho vay

Đội ngũ cán bộ tín dụng

26

Với: Yi : là biến phụ thuộc

β0, β1, β2, β3,… βk: các hệ số hồi quy

Xki: giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i εi: sai số của hồi quy

Các vấn đề chính liên quan đến mô hình hồi quy tuyến tính bội:

 Ý nghĩa của hệ số hồi quy trong mô hình:

βk đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữa các biến độc lập còn lại không thay đổi.

 Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội:

Hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. R2 điều chỉnh là hệ số thể hiện % sự biến thiên của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi biến độc lập (Xk).

 Kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, đặt giả thuyết: H0: β0 = β1 = β2 = β3 = … = βk (hay R2 = 0)

Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, kết luận kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.

2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM: [8] 2.5.1 Tỷ lệ tổng doanh số cho vay trên vốn huy động:

Doanh số cho vay

Tỷ lệ tổng doanh số cho vay trên vốn huy động = x 100% Vốn huy động

27

Tỷ lệ này phản ánh phần trăm nguồn vốn huy động dùng để thực hiện cho vay đối với khách hàng. Giá trị tỷ lệ tổng doanh số cho vay trên vốn huy động tiến gần đến 1, thể hiện hoạt động tín dụng hiệu quả, vì vốn huy động được sử dụng gần hết để cho vay. Nếu giá trị tỷ lệ tổng doanh số cho vay trên vốn huy động lớn hơn 1, thể hiện hoạt động tín dụng không hiệu quả, vì ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn từ các nguồn vay khác với lãi suất cao và rủi ro lớn.

2.5.2 Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động:

Tổng dư nợ

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = x 100% Vốn huy động

Tỷ lệ thể hiện tính hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng cao, nó cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa phát huy hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng thấp, nó thể hiện tính hiệu quả của hoạt động tín dụng.

2.5.3 Hệ số thu nợ:

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ của ngân hàng, nó thể hiện được hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn, đây là điều rất tốt đối với ngân hàng.

2.5.4 Vòng quay vốn tín dụng:

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng đối với các khoản vay của khách hàng. Tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng càng cao và nguồn vốn vay của ngân hàng ít bị rủi ro hơn. Ngược lại, tốc độ luân chuyển vốn càng chậm thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng càng thấp và nguồn vốn vay của ngân hàng có thể gặp rủi ro cao hơn.

28

2.5.5 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ:

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay, nó thể hiện tính hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao thì hiệu quả tín dụng kém, khả năng rủi ro tín dụng cao. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thấp thì hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng rất cao, ngân hàng ít bị rủi ro. Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5.

2.5.6 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ:

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ = x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay, nó thể hiện tính hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Nếu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cao nói lên nhóm nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) của ngân hàng lớn, ngân hàng đứng trước rủi ro cao.

2.5.7 Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dƣ nợ:

Nợ mất khả năng thanh toán

Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán/tổng dư nợ = x100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán (nợ nhóm 5) trên tổng dư nợ cao thì hiệu quả tín dụng kém, ngân hàng sẽ mất đi một nguồn vốn lớn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng sau này. Ngược lại, một ngân hàng có tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dư nợ thấp thì thể hiện hoạt động tín dụng hiệu quả và ngân hàng sẽ hứng chịu ít rủi ro hơn.

29

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Để nắm rõ nguyên lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tác giả đã tìm hiểu từ các khái niệm đến chức năng, vai trò về hoạt động cho vay của ngân hàng. Thông qua đó tác giả tìm hiểu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân: các quy định về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, những nhân tố tác động tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM.

Chương 1 chỉ tập trung vào các khái niệm, các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN. Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động cho vay KHCN của NHTM. Đồng thời thông qua đó làm cơ sở để nghiên cứu các chương tiếp theo. Chương 3 sẽ trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu.

30

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã trình bày về cơ sở lý luận về nghiệp vụ cho vay nói chung và nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM nói riêng. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Trong đó sẽ mô tả quy trình nghiên cứu, trình bày phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN.

3.1 Quy trình nghiên cứu:

Quy trình nghiên cứu được thể hiện chi tiết trong phần 3.1. Quy trình này mở đầu bằng đặt vấn đề nghiên cứu và kết thúc bằng việc trình bày báo cáo nghiên cứu. Đặc biệt, hai phương pháp chính trong quy trình này gồm có: (1) nghiên cứu định tính để khám phá và xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN, (2) nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà.

31

(Nguồn: tác giả tự minh hoạ)

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.2 Thu thập dữ liệu:

3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Thu thập dữ liệu từ sách, tạp chí, internet, các đề tài nghiên cứu, luận văn.

Khảo sát thử: Để điều chỉnh thang đo (n = 30)

Nghiên cứu định tính:

Phương pháp chuyên gia, thảo luận tay đôi.

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định lƣợng: Điều tra bằng bảng câu hỏi

Viết báo cáo

Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy

Thang đo nháp

Thang đo 2

Thang đo hoàn chỉnh Thang đo 1

32

Thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của Thành phố Biên Hoà, các thông tin về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN như số liệu về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh…

Thống kê, tìm hiểu các chỉ tiêu về tình hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng như: tình hình dư nợ, nợ quá hạn, danh mục khoản vay…Đồng thời thu thập dữ liệu về phương hướng, qui mô và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp:

Lập bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà. Khảo sát các khách hàng là cá nhân đã và đang tham gia hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà.

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: 3.3.1 Nghiên cứu định tính: 3.3.1 Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi, phương pháp chuyên gia nhằm khám phá và xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN.

Đối tượng chuyên gia: Trưởng phòng, các anh, chị cán bộ tín dụng - phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà.

Qua quá trình nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành tổng hợp ý kiến của

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hoà (Trang 59 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)