Các hình thức tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hoà (Trang 47 - 122)

a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

 Tín dụng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục vụ sinh hoạt cá nhân.

 Tín dụng trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ một năm đến năm năm, thường được cho vay để cung cấp vốn, mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ

10

thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.

 Tín dụng dài hạn: là khoản vay có thời hạn trên năm năm, thường được cho vay để cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các doanh nghiệp sử dụng để đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, xây dựng nhà xưởng, xây dựng cơ bản, cải tiến kỹ thuật và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng:

 Tín dụng vốn lưu động: được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho dự trữ hàng hoá đối với các doanh nghiệp thương nghiệp, cho vay mua phân bón, thuốc trừ sâu…đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, thường được chia ra thành các loại sau: cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.

 Tín dụng vốn cố định: được dùng hình thành tài sản cố định, thường được đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung và dài hạn.

c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

 Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá.

 Tín dụng bất động sản: là loại tín dụng liên quan đến mua sắm, xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

 Tín dụng công nghiệp và thương mại: là loại tín dụng ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

 Tín dụng nông nghiệp: là loại tín dụng để trang trải các chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…

11

 Tín dụng tiêu dùng: dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: mua sắm nhà cửa, xe…Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hoá, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do ngân hàng, quỹ tiết kiệm và các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Ngoài ra, còn có hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình thức bán hàng trả góp do các công ty, cửa hàng thực hiện.

d) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

 Tín dụng không đảm bảo: là tín dụng không có tài sản thế chấp, chỉ cho vay đối với những khách hàng quen thuộc, được tín nhiệm, có nguồn vốn mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định có lời hoặc những đối tượng do Chính phủ quy định.

 Tín dụng có đảm bảo: là tín dụng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh của chính bên vay hoặc tài sản hình thành từ vốn vay hay tài sản được thế chấp, cầm cố bởi người thứ ba.

e) Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng:

 Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán hàng hoá. Nguyên nhân của sự xuất hiện tín dụng thương mại là do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc điểm thời vụ trong sản xuất và mua hoặc bán sản phẩm. Vì vậy có hiện tượng một số doanh nghiệp muốn bán sản phẩm, trong lúc đó có một số doanh nghiệp muốn mua nhưng chưa kịp thanh toán tiền hàng. Trong trường hợp này với tư cách là người muốn bán sản phẩm của họ có thể bán chịu hàng hoá cho người mua.

Mua bán hàng hoá là hình thức tín dụng vì:

- Người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong thời gian nhất định.

- Đến thời hạn đã được thoả thuận người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và lãi tức.

 Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng là:

12

- Thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

- Thúc đẩy sự tăng tốc độ lưu thông hàng hoá và lưu chuyển tiền tệ. - Thúc đẩy sự mở rộng và phát triển ngành ngoại thương.

- Tài trợ đầu tư cho các ngành kinh tế then chốt và các ngành kinh tế kém phát triển.

- Góp phần tác động các đơn vị sử dụng vốn vay có hiệu quả.

- Tạo tiền trong nền kinh tế, góp phần bình ổn giá cả trong nền kinh tế.

 Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người đi vay để đảm bảo các khoản chi tiêu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời là người cho vay để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình trong quản lý kinh tế - xã hội và phát triển quan hệ đối ngoại.

f) Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:

 Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay theo định kỳ.

 Tín dụng phi trả góp: là loại tín dụng mà vốn gốc được trả một lần khi đáo hạn.

 Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả nhiều lần theo khả năng trong thời hạn hợp đồng.

2.1.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 2.1.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân: [6]

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng cá nhân sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

2.1.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân: [15]

- Số lượng tài khoản và số hồ sơ giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch lại thấp.

13

- Số lượng khách hàng đông nhưng lại phân tán rộng khắp khiến cho việc giao dịch không được thuận tiện. Để giải quyết trở ngại này ngân hàng phải mở nhiều chi nhánh hoặc đầu tư giao dịch online rất tốn kém.

- Cho vay khách hàng cá nhân thường có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp, vì vậy lãi suất cho vay khách hàng cá nhân cũng thường cao hơn so với các loại lãi suất cho vay trong những lĩnh vực này.

- Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. - Nhu cầu vay của khách hàng cá nhân hầu như ít co giãn với lãi suất. Thông thường, người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu.

- Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến cố có quan hệ rất mật thiết tới nhu cầu vay của khách hàng cá nhân.

- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. - Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của từng người này.

- Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay.

2.1.2.3 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với hình thức cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.[15] các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.[15]

Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thường có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vay linh hoạt ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, có tính ổn định cao. Mỗi khoản vay đều đòi hỏi. Mỗi khoản vay đều đòi hỏi một quy trình thẩm định cũng như phân tích phải hết sức nghiêm ngặt do giá trị của mỗi khoản vay này là rất lớn. Bất kỳ một sự sai sót nào trong các khâu này có thể dẫn đến hậu quả rất lớn tới kết quả hoạt động của ngân hàng cho vay. Vì vậy đối với nhóm khách hàng này các NHTM cần tạo dựng các mối quan hệ hiểu biết lâu dài và liên tục.

14

Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường là các khoản vay nhỏ lẻ, và tính không thường xuyên và không ổn định của các khoản vay. Các khoản này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậy việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay này là mục tiêu mà các NHTM phải hướng tới. Cho vay đối với nhóm khách hàng này giúp các NHTM phân tán được rủi ro thông qua việc cho vay được nhiều món vay đối với nhiều khách hàng. Các đối tượng thường được các NHTM xếp vào đối tượng khách hàng cá nhân không căn cứ vào giá trị của khoản vay là lớn hay nhỏ mà căn cứ vào tư cách của đối tượng xin vay trước pháp luật. Do với tư cách là cá nhân chứ không phải là một tổ chức nên đối tượng khách hàng cá nhân không có tư cách pháp nhân, vì vậy quan hệ với khách hàng là quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng cho vay với người đến xin vay. Còn cho vay đối với các tổ chức thì người đến xin vay ngân hàng là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, cá nhân này có tư cách của tổ chức chứ không mang tư cách của một cá nhân.

2.1.2.4 Các loại hình cho vay khách hàng cá nhân: [2]

a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn dưới 1 năm và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các cá nhân – tổ chức và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn.

- Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, thường được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng cho các dự án mới có quy mô nhỏ và thu hồi vốn nhanh.

- Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm, được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn…

Phân chia theo thời gian, thời hạn khoản vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian khoản vay liên quan mật thiết tới tính an toàn và sinh lời của khoản vay cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.

15

- Cho vay theo mục đích sử dụng vào kinh doanh: là loại vốn vay được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Đối tượng khách hàng vay kinh doanh có thể là cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh, trong đó chủ yếu là các đơn vị kinh doanh nhưng do một cá thể đứng ra vay.

- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích tiêu dùng là chủ yếu. Đối tượng vay chủ yếu là các cá nhân (phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng) và Chính phủ (phục vụ cho mục đích chi thường xuyên).

Việc phân loại theo mục đích giúp ngân hàng thiết lập quy trình cho vay thích hợp và có chế độ quản lý riêng đối với từng khoản vay.

2.1.2.5 Các quy định về hoạt động cho vay KHCN của NHTM:

a) Nguyên tắc và điều kiện vay vốn: [5]

 Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

 Điều kiện vay vốn:

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: + Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.

+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hàng vi dân sự;

+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

16

- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp luật đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay thao quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

b) Hồ sơ thủ tục khi vay: [5]

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay.

c) Đối tượng không được vay và hạn chế cho vay: [5]

 Những trường hợp không được vay:

 Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau đây:

- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;

- Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay;

17

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).

 Không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác.

 Việc áp dụng quy định đối với người vay là bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng do tổ chức tín dụng xem xét quyết định.

 Hạn chế cho vay:

Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:

- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;

- Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hoà (Trang 47 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)