Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TP hồ chí minh HDBank chi nhánh hà nội (Trang 59 - 61)

Đơn vị: Tỷ đồng So sánh 18/17 So sánh 19/18 Chỉ tiêu/Năm 2017 2018 2019 6/2020 số tiền % số tiền % Tổng Dư nợ (tỷ đồng) 2098 2171 2201 2355 73 3,48% 30 1,38% Nợ quá hạn (nhóm 2-5) 41,9 42,6 41,9 42,5 0,7 1,67% -0,7 -1,64% Nợ xấu (nhóm 3-5) 20,9 21,4 22,4 23,3 0,5 2,39% 1 4,67% Nợ khó địi (nhóm 5) 2,5 2,9 3,2 3,4 0,4 16,00% 0,3 10,34% Tỷ lệ nợ quá hạn 2,00% 1,96% 1,90% 1,80% -1,75% -2,98% Tỷ lệ nợ xấu 1,00% 0,99% 1,02% 0,99% -1,05% 3,25% Tỷ lệ nợ khó địi 0,12% 0,13% 0,15% 0,14% 12,10% 8,84%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của HDBank Chi nhánh Hà Nội)

HDBank chi nhánh Hà Nội đã tuân thủ đúng quy định trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Quyết định của NHNN nên tỷ lệ nợ quá hạn có tăng so với những năm trước nhưng vẫn nằm trong tỷ lệ chấp nhận được. Qua bảng trên cho thấy, tỉ lệ nợ xấu tăng nhẹ qua các năm, năm 2017 nợ xấu của chi nhánh là 20,9 tỷ đồng với tỉ lệ nợ xấu 1%, năm 2018 tỉ lệ nợ xấu là 0,99% tương ứng là 21,4 tỉ đồng, năm 2019 nợ xấu tăng lên là 22,4 tỉ đồng với tỉ lệ nợ xấu là 1,02%. So sánh 2018/2017 nợ xấu tăng 0,5 tỉ đồng tương ứng là 2,39%, năm 2019/2018 nợ xấu tăng lên 1 tỷ đồng tương ứng tỉ lệ 4,67%

Về nợ quá hạn có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2017-2019 có chiều hướng giảm trong năm 2018 nhưn lại tăng lên năm 2019, từ 41,9 tỷ đồng năm 2017 lên 42,6 tỷ đồng năm 2018, năm 2019 có giảm 0.7 tỷ đồng nợ xấu so với năm 2018 là do thời gian này công tác Thu hồi nợ xấu, nợ HTNB, nợ bán VAMC được triển khai quyết liệt. Nhưng tới thời điểm 30/6/2020 thì tình hình nợ q hạn có xu hướng tăng nhanh lên 42,5 tỷ đồng, tuy chi nhánh đã xác định được vai trò cốt yếu của cơng tác thu nợ trong việc hồn thành kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể đối với việc xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng và có đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng đối tượng khách hàng để có điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên việc thu hồi nợ ngoại bảng hết sức khó khăn do hầu hết các khoản nợ có thời hạn lâu và áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa thu hồi được. Mặt khác, do tình hình kinh tế đang diễn ra trong bối cảnh khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động tăng mạnh trong khi Chính phủ rất quyết tâm cải thiện mơi trường kinh doanh, chiến tranh thương mại mỹ trung ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trong nước, …

Tóm lại, các chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng tín dụng đều được kiểm soát theo đúng mục tiêu. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh được kiểm sốt tốt, tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 ở mức thấp, chi nhánh đã ln chủ động trong việc phịng ngừa nợ xấu, tỉ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn này luôn dưới mức 2% thấp hơn so với quy định 3% , đây là điều rất tích cực đối với chi nhánh HDBank Chi nhánh Hà Nội trong bối cảnh nhiều ngân hàng phải vật lộn với những khoản nợ xấu như STB, BIDV, VPB. Chi nhánh đạt tỉ lệ nợ xấu thấp là vì hoạt động cho vay của chi nhánh chưa được đẩy mạnh hết mức trong những năm qua. Bên cạnh đó, với chiến lược cho vay thận trọng trong giai đoạn này cũng giúp cho HDBank chi nhánh Hà Nội không bị ảnh hưởng nhiều bởi nợ xấu, điều này giúp cho chi nhánh có một lợi thế đối với các đối thủ cùng phân khúc nhờ áp lực dự phòng cho nợ xấu thấp và giúp cho chi nhánh được tăng trưởng một cách vững chắc.

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển TP hồ chí minh HDBank chi nhánh hà nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)