2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Ch
2.1.3. Tình hình hoạt động tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2017 -2020
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1: Bảng số lượng tiền gửi huy động từ 2017 - 2020
Đơn vị: tỉ đồng So sánh 18/17 So sánh 19/18 Chỉ tiêu/năm 2017 2018 2019 6/2020 số tiền % số tiền %
Chia theo đối tượng:
Huy động cá nhân 1.036 1.081 1.269 1.286 45 4,34% 188 17,39% Huy động Tổ chức, Doanh nghiệp 1.901 1.959 1.813 2.011 58 3,05% -146 -7,45% Chia theo kỳ hạn: Huy động có kỳ hạn 2.643 2.766 2.820 3.030 123 4,65% 54 1,95% Huy động không kỳ hạn 294 274 262 267 -20 -6,80% -12 -4,38% Tổng Huy động 2.937 3.040 3.082 3.297 103 3,51% 42 1,38%
Theo bảng 2.1 cho thấy việc huy động vốn của chi nhánh tăng lên trong giai đoạn từ 2017-209, hoạt động huy động cá nhân chiếm tỉ lệ 35 % và huy động tổ chức, doanh nghiệp chiếm 75% trong tổng huy động vốn theo đối tượng, cịn theo kỳ hạn thì tại chi nhánh huy động vốn có kỳ hạn ln chiếm tỉ lệ cao đạt tới 89,9% trong tổng huy động vốn. Qua cơ cấu trên cho thấy tỷ lệ huy động giữa các kỳ hạn đảm bảo khả năng thanh toán cũng như lợi nhuận mang lại cho chi nhánh. So sánh tốc độ tăng trưởng của năm 2018/2017 là 4,34% có tăng nhưng khơng đáng kể là do năm 2018 tình hình kinh tế gặp nhiều biến động, nhưng trong năm 2019/2018 tăng khá nhanh đạt 17,39% trong năm 2019 huy động vốn đạt 3.082 tỷ đồng.
Tóm lại, trong 3 năm số dư huy động của đơn vị tăng bình quân gần 3%. Tại thời điểm 30/6/2020 số dư huy động là 3.297 tỷ đồng. Số dư năm 2019 so với 2018 tăng 42 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 1,38%. Như vậy HDBank Chi nhánh Hà Nội đã đẩy mạnh công tác huy động đảm bảo kế hoạch được giao, đồng thời đảm bảo kế hoạch lợi nhuận
Nhưng bước sang năm 2020, Thực tế cho thấy việc huy động vốn của chi nhánh từ đầu năm đến nay gặp khá nhiều thách thức, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 khiến doanh nghiệp, người lao động thất thu, cũng như tình trạng giãn cách xã hội đã khiến người dân ưu tiên nắm giữ tiền mặt. Trong khi đó, việc trần lãi suất huy động vốn kỳ hạn dưới 6 tháng tiếp tục giảm thêm 0,25% từ giữa tháng 3 cũng khiến kênh tiền gửi ngắn hạn kém hấp dẫn so với các tài sản khác đang “nổi sóng” như vàng, ngoại tệ hay chứng khoán.
Huy động vốn theo kỳ hạn 3500 3030 3000 2643 2766 2820 2500 2000 1500 1000 500 294 274 262 267 0 2017 2018 2019 Tháng 6/2020
Huy động khơng kỳ hạn Huy động có kỳ hạn
Biểu đồ 1: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng từ 2017 - 2020
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của HDBank Chi nhánh Hà Nội)
Biểu đồ 2: Huy động vốn theo kỳ hạn huy động từ 2017 - 2020
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của HDBank Chi nhánh Hà Nội)
Huy động vốn theo đối tượng 2500 1901 1959 2011 2000 1813 1500 1269 1286 1036 1081 1000 500 0 2017 2018 2019 Tháng 6/2020
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng và đầu tư:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2017 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng So sánh 18/17 So sánh 19/18 Chỉ tiêu/ Năm 2017 2018 2019 6/2020 số tiền % số tiền % Theo thời hạn: Vay ngắn hạn 1321,7 1432,8 1477,5 1695,6 111,1 8,4% 44,7 3,1% Vay trung và dài hạn 776,3 738,2 723,5 659,4 -38,1 -4,9% -14,7 -2,0%
Theo đối tượng Khách hàng:
Cá nhân 331,9 330,6 319,4 353,2 -1,3 -0,4% -11,2 -3,4%
Doanh nghiệp 1766,1 1840,4 1881,6 2001,8 74,3 4,2% 41,2 2,2%
Tổng dư nợ 2098 2171 2201 2.355 73 3,5% 30 1,4%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của HDBank Chi nhánh Hà Nội)
Qua bảng trên cho thấy cơ cấu dư nợ của ngân hàng vay ngắn hạn chiếm 63- 65-67% trong tổng dư nợ, vay trung và dài hạn chiếm 37-35-33%. Dư nợ tín dụng được tập trung đẩy mạnh gắn với việc rà soát, cơ cấu nền khách hàng và kiểm soát chất lượng tín dụng, sự chuyển biến trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh được cho là kết quả từ động thái tăng huy động vốn trung, dài hạn và phát hành trái phiếu nâng vốn cấp 2. Chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp để tăng nguồn huy động trung và dài hạn nhằm đáp ứng quy định của ngân hàng HDBank và NHNN như phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2, tăng lãi suất tiền gửi, thu hút người dân gửi tiền kỳ hạn trung và dài, phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao…Chi nhánh đã linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, đồng thời chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch đề ra. Cụ thể:
Về vay ngắn hạn, trong hai năm 2017 và 2018 vay ngắn hạn luôn đạt chỉ tiêu đề ra với tỉ trọng tăng trưởng năm 2018 là 8,4% so với năm 2017. Năm 2019 tỉ
trọng tăng trưởng 3,1 % so với năm 2018. Sang đến năm 2019, tình hình cho vay ngắn hạn có tăng trưởng nhưng kém hơn với tỉ trọng tăng trưởng là 3,1%. Vay ngắn hạn tập trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân, với các khoản vay về nhu cầu vay mua ô tô, vay cầm cố, vay sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng, vay du học …
Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay theo thời hạn
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của HDBank Chi nhánh Hà Nội)
Về vay trung và dài hạn có xu hướng giảm nhẹ, giai đoạn 2017-2019 chi nhánh tuy hoàn thành kế hoạch được giao, với tỉ lệ tăng trưởng âm qua các năm là năm 2018 -4,9% năm 2017, năm 2019 -2% so với năm 2018. Vay trung và dài hạn của chi nhánh tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu sản xuất kinh doanh và khách hàng cá nhân có nhu cầu vay mua nhà.
Biểu đồ 4: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của HDBank Chi nhánh Hà Nộ)i
Cho vay theo thời hạn Tháng 6/2020
2019 2018 2017
0 500 1000 1500 2000
Vay trung và dài hạn Vay ngắn hạn
Cho vay theo đối tượng khách hàng Tháng 6/2020
2019 2018 2017
0 500 1000 1500 2000 2500
Cho vay theo đối tượng khách hàng thì khách hàng doanh nghiệp ln chiếm khoảng 85% và khách hàng cá nhân chiếm khoảng 15 % trong tổng cho vay, khách hàng cá nhân có xu hướng giảm và tăng trưởng âm, năm 2018/2017 giảm 0,4% và năm 2019/2018 giảm mạnh hơn 3,4%. Trong khi đó, khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức lại có xu hướng tăng năm 2018/2017 là 4,2% và năm 2019/2018 là 2,2%.
Tính tới thời điểm 30/6/2020, mặc dù có sự ảnh hưởng của dịch bệnh làm cho nền kinh tế đi xuống, nhưng kết quả tổng dư nợ của chi nhánh đạt trong 6 tháng đầu năm đạt 2.355 tỷ đồng. Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng số dư của chi nhánh vẫn tăng 7% là do chi nhánh phát triển thêm được khách hàng tín dụng mới theo các sản phẩm đặc trưng của HDBank như: Tài trợ năng lượng tái tạo ( điện mặt trời, điện gió, tài trợ nhà thầu BĐS cơng nghiệp…), HDBank chi nhánh Hà Nội cấp mới cho 3 khách hàng điện mặt trời như: Công ty Rừng Xanh; Công ty Việt Nhật; Công ty Quý Hải Phát với dư nợ được cấp là hơn 500 tỷ đồng.
2.1.3.3. Tình hình cung ứng các dịch vụ khác
Thanh toán quốc tế: doanh số thanh toán quốc tế Chi nhánh đến ngày 30/6/2020 đạt 10,50 triệu USD, trong đó: doanh số thanh tốn mậu dịch đạt 0,5 triệu USD, tăng 19,8% so với năm 2019 và gần gấp 5 lần so với năm 2011; doanh số thanh toán xuất khẩu là 8 triệu USD, tăng 29% so với năm 2019. Kinh doanh ngoại tệ: doanh số mua bán ngoại tệ đến ngày 30/6/2020 đạt 2 triệu USD, tăng 0,6 triệu USD tương ứng tỷ lệ tăng 42,83% so với năm 2019.
Chuyển tiền kiều hối, thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch, thẻ ATM, dịch vụ cho thuê két sắt đều mạnh qua các năm góp phần đáng kể vào thu dịch vụ. Mạng lưới khách hàng được mở rộng; T6/2020 tăng 2.000 khách hàng mở tài khoản tiền gửi, 10.000 thẻ ATM được phát hành đến ngày 30/6/2020 tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2011, tăng gần 02 lần năm 2016; thêm 8 trung tâm du học; 8.000 khách hàng chi lương qua ATM. Các dịch vụ khác tăng bình quân trên 20% so với năm trước.
2.1.3.4. Tổng quát tình hình kết quả kinh doanh.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng So sánh 18/17 So sánh 19/18 Chỉ tiêu/ Năm 2017 2018 2019 6/2020 số tiền % số tiền % Tổng tài sản 3.008,6 3.161,6 3.328,6 3.916 153 5,1% 167 5,3% Tổng thu nhập 234,2 286,8 300,9 149,2 52,6 22,5% 14,1 4,9% Tổng chi phí 151,8 196,1 200,3 98,3 44,3 29,2% 4,2 2,1% Lợi nhuận trước thuế 82,4 90,7 100,6 50,9 8,3 10,1% 9,9 10,9% Lợi nhuận sau thuế 65,9 72,5 80,5 40,8 6,6 10,0% 8 11,0% Vốn Chủ Sở Hữu 215,4 230,6 234,9 269,1 15,2 7,1% 4 1,9%
ROA 2,19% 2,29% 2,42% 1,04% 0,1% 0,13%
ROE 30,59% 31,44% 34,27% 15,16% 2,8% 9,0%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của HDBank Chi nhánh Hà Nội)
Giai đoạn 2017-2019, Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, song với nỗ lực phấn đấu cao độ trên tất cả các mặt hoạt động. Năm 2017 Lợi nhuận trước thuế đạt 82,4 tỷ đồng, hoàn thành 104.1% kế hoạch năm 2016, Năm 2018 lợi nhuận trước thuế đạt 90,7 tỷ đồng, hoàn thành 102.5% kế hoạch năm 2017 và trong năm 2019 đã đạt 107 % so với kế hoạch được giao tương ứng là 100,6 tỉ đồng, đồng thời thực hiện trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định, qua đó cải thiện tình hình tài chính cũng như thu nhập của cán bộ Chi nhánh.
Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng năm 2018 tăng trưởng 10% so với năm 2017 và trong năm 2019 tăng 11% so với năm 2018 đạt 80,5 tỷ đồng năm 2019. Tính tới thời điểm 30/6/2020 thì lợi nhuận sau thế đạt 40,8 tỷ đồng, tuy tình hình kinh tế khó khăn và trong thời kỳ dịch bệnh nhưng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của chi nhánh vẫn rất khả quan. Tại chi nhánh Số nợ xấu có tăng lên nhưng chi nhánh vẫn có
lãi tăng, trong trường hợp này có thể giải thích ở khoản mục “lãi dự thu” hoặc “chi phí dự phịng rủi ro, với một món vay khơng thể địi được nhưng chi nhánh ngân hàng vẫn có thể hạch tốn vào sổ, vẫn ghi lãi dưới hình thức dự thu, tức tăng lợi nhuận trực tiếp. Hoặc giảm chi phí dự phịng rủi ro để ít bị khấu trừ lợi nhuận.
Biểu đồ 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của HDBank Chi nhánh Hà Nội)
ROA của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của chi nhánh khá tốt vì chỉ số ROA thể hiện 1 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản sẽ đem về bao nhiêu lợi nhuận. ROA năm 2027 đạt 2,19%, so sánh năm 2018/2017 thì ROA tăng 0,1% và 2019/2018 là 0,13%. Tuy có tăng trưởng đều đặn nhưng không được cao.
ROE là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn. RoE của chi nhánh năm 2017 đạt 30,59%, so sánh năm 2018/2017 thì ROE tăng 2,8% và năm 2019/2018 tăng mạnh 9% đạt 34,27% năm 2019.
Tại chi nhánh luôn chủ động đảm bảo các tỷ lệ an toàn, đảm bảo khả năng chi trả, chủ động dự báo và triển khai các phương pháp dự báo, phương pháp tính tốn vốn khả dụng, thanh khoản, khả năng chi trả.
40 35 34,27 30 30,59 31,44 25 20 15 15,16 10 5 2,19 2,29 2,42 0 2017 2018 2019 1,04 Jun-20 ROA ROE
Đối với các hoạt động khác như: Huy động vốn vẫn là hoạt động chủ lực của Chi nhánh, đặc biệt là hoạt dộng huy động vốn bán lẻ. Chi nhánh đã tích cực triển khai các giải pháp, biện pháp để tăng cường đẩy mạnh tiếp thị cả 3 đối tượng khách hàng nhằm gia tăng nền vốn và hiệu quả kinh doanh có hiệu quả, Dư nợ tín dụng được tập trung đẩy mạnh gắn với việc rà soát, cơ cấu nền khách hàng và kiểm soát chất lượng tín dụng, Hoạt động Ngân hàng bán lẻ tiếp tục phát huy lợi thế, ghi nhận sự chuyển biến tích cực của dư nợ bán lẻ. Chi nhánh đã nỗ lực thực hiện các hoạt động Ngân hàng bán lẻ theo từng cấu phần chỉ tiêu, xác định những sản phẩm bán lẻ mũi nhọn và là thế mạnh của Chi nhánh để tập trung phát triển