Khám nghiệm cận lâm sàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt basedow mức độ nặng (Trang 81 - 162)

Kết quả đánh giá chèn ép thị thần kinh trong bệnh mắt Basedow dựa trên phim chụp CT hốc mắt (bảng 3.6 và bảng 3.7).

Bảng 3.6: Tỉ lệ giữa mắt bệnh nhân có bệnh thị thần kinh do chèn ép và không có bệnh thị thần kinh do chèn ép theo chỉ số Barett.

Chỉ số Barett Mắt có chèn ép thị thần kinh (n = 43) Mắt không có chèn ép thị thần kinh (n = 22) P* 40% 43 (100%) 17 (77,3%) < 0,0001 50% 43 (100%) 12 (54,5%) < 0,0001 60% 32 (74,41%) 6 (27,3%) 0,0004 70% 10 (23,25%) 0 (0%) 0,0124

* Fisher's exact test

Bảng 3.6 trình bày số liệu được tính toán theo chỉ số Barett. Chỉ số Barett theo chiều đứng bằng tổng độ dày của cơ thẳng trên và thẳng dưới chia cho độ dài hốc mắt theo chiều đứng. Chỉ số Barett theo chiều ngang bằng tổng độ dày của cơ thẳng ngoài và thẳng trong chia cho độ dài hốc mắt. Vị trí lát cắt của phim theo mặt phẳng đứng đi qua giữa mặt sau nhãn cầu và đỉnh hốc mắt. Với mỗi mắt lấy vào tính toán chỉ số Barett chiều nào có giá trị cao hơn (theo tỉ lệ %). Trong nghiên cứu chúng tôi lấy vào các mức tỉ lệ 40%, 50%, 60%, 70% và mắt bị bệnh cũng được phân thành hai nhóm có và không có chèn ép thị thần kinh như của tác giả Barett để so sánh [26].

Theo bảng 3.6 với chỉ số Barett là 50% thì 100% mắt có chèn ép thị thần kinh được chẩn đoán nhưng cũng có tới 54,5% mắt không có chèn ép thị thần kinh cũng được chẩn đoán là chèn ép. Với chỉ số Barett là 70% thì không có mắt nào thuộc nhóm không có chèn ép thị thần kinh bị chẩn đoán là chèn ép thị thần kinh (0%), nhưng tỉ lệ chẩn đoán mắt chèn ép thị thần

kinh chỉ đạt 23,25%. Do đó cần phải đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu để tìm ra giá trị thích hợp của chỉ số Barett để áp dụng trên lâm sàng.

Bảng 3.7: Độ nhậy, độ đặc hiệu và tỉ lệ chênh lệch của những mắt được chẩn đoán có bệnh thị thần kinh và những mắt không có bệnh thị thần kinh.

Chỉ số

Barett Độ nhậy Độ đặc hiệu

Tỉ lệ chênh lệch (OR) 40% 100% 23% I 50% 100% 45% I 60% 74% 73% 7,75 70% 24% 100% I I (infinity): Vô cực

OR-odds ratio: tỉ lệ chênh lệch

Bảng 3.7 đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của chỉ số Barett. Với các giá trị của chỉ số Barett lần lượt từ 40% tới 70% thì độ nhạy sẽ từ 100% tới 24% và độ đặc hiệu từ 23% tới 100%. Tỉ số OR được tính tương ứng cho tất cả các giá trị của chỉ số Barett. Kết quả cho thấy giá trị kết hợp tốt nhất giữa độ nhạy và độ đặc hiệu là 74% / 73% khi chỉ số Barett = 60% và tỉ số OR lúc đó là 7,75.

3.1.10. Tình trạng song thị trước mổ của những bệnh nhân được chỉ định mổ do chèn ép thị thần kinh:

Kết quả đánh giá song thị trước mổ của những bệnh nhân được chỉ định mổ do chèn ép thị thần kinh được trình bày trong biểu đồ 3.5.

Biểu đồ 3.5: Điểm song thị của số bệnh nhân bị bệnh thị thần kinh do chèn ép trước mổ

Điểm song thị được tính cho 28 bệnh nhân được phẫu thuật giảm áp do chèn ép thị thần kinh. Có một tỉ lệ lớn bệnh nhân có song thị khi liếc hoặc song thị khi nhìn thẳng (mức độ 2 và mức độ 3). Sự phân bố điểm song thị khá là giống giữa bệnh nhân bị chèn ép thị thần kinh chỉ một bên mắt và bệnh nhân bị cả hai mắt. Hạn chế liếc mắt ra ngoài và lên trên ít hơn 300 gặp ở 30 trong số 43 mắt bị chèn ép thị thần kinh (69,76%), tương tự như vậy tỉ lệ hạn chế liếc mắt ra ngoài là 12 mắt (27,90%), liếc xuống dưới là 2 mắt (4,65%). Tỉ lệ này cũng phù hợp với kết quả hình ảnh phim chụp CT của các bệnh nhân thấy chủ yếu tổn thương phì đại cơ thẳng trong và thẳng dưới.

3.2. Kết quả sau phẫu thuật

3.2.1. Thị lực sau mổ trên nhóm mắt được chỉ định phẫu thuật giảm ápdo lồi mắt: do lồi mắt:

Thị lực sau phẫu thuật giảm áp 6 tháng trên nhóm 18 mắt có chỉ định phẫu do lồi mắt được trình bày trong biểu đồ 3.6.

Biểu đồ 3.6: Thị lực sau mổ giảm áp trên nhóm 18 mắt có chỉ định phẫu thuật do lồi mắt

Tất cả 18 mắt sau mổ thị lực đều tăng, không có mắt nào thị lực dưới 0,8. Một mắt thị lực 5/10 sau mổ mi nhắm được kín, giác mạc hết viêm thị lực đạt 1,0.

3.2.2. Thị lực LogMAR trước mổ và sau mổ trên nhóm mắt được chỉđịnh phẫu thuật giảm áp do lồi mắt: định phẫu thuật giảm áp do lồi mắt:

Thị lực LogMAR của 18 mắt trước mổ, sau mổ 7 ngày và sau 6 tháng được trình bày trong biểu đồ 3.7.

Biểu đồ 3.7: Thị lực logMAR trước và sau mổ trên nhóm 18 mắt có chỉ định phẫu thuật do lồi mắt

Thị lực logMAR của 18 mắt trước phẫu thuật là −0,06 ± 0.08 và sau phẫu thuật 7 ngày là 0,0 và sau 6 tháng vẫn là 0,0. Có sự khác nhau rõ rệt giữa thị lực trước và sau mổ với p < 0,05 ( Z test; p = 0,001).

3.2.3. Thị lực sau mổ trên nhóm mắt có chèn ép thị thần kinh:

Thị lực sau mổ 6 tháng của nhóm 40 mắt được phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh được trình bày trong biểu đồ 3.8.

Biểu đồ 3.8: Thị lực sau mổ giảm áp trên nhóm chỉ định phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh.

Sau phẫu thuật giảm áp, cả 40 mắt nghiên cứu không thấy có trường hợp nào thị lực bị giảm. Thị lực của 40 mắt này được xắp xếp các mức thị lực từ 0.0 tới 1.0 theo biểu đồ 3.8. Trong đó 16 mắt đạt thị lực từ 0,8 tới 1.0 là nhiều nhất chiếm 40%, thị lực từ 0,6 tới 0,8 là 14 mắt (35%). Còn lại 2 mắt thị lực dưới 0,2 là không tăng vì những mắt này trước mổ đĩa thị đã có biểu hiện bạc màu do bị chèn ép.

3.2.4. Thị lực LogMAR trước mổ và sau mổ trên nhóm mắt bị chèn ép thịthần kinh: thần kinh:

So sánh thị lực LogMAR trước mổ, sau mổ 7 và sau mổ 6 tháng trên nhóm 40 mắt được chỉ định phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh được trình bày trong biểu đồ 3.9.

Biểu đồ 3.9: Thị lực logMAR trước và sau mổ trên nhóm mắt có chỉ định phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh.

Thị lực logMAR của 40 mắt trước phẫu thuật là −0,28 ± 0,34 và sau phẫu thuật 7 ngày là −0,14 ± 0,23 và sau 6 tháng là −0,12 ± 0,21. Có sự khác nhau rõ rệt giữa thị lực trước và sau mổ với p < 0,05 (Z test; p = 0,01).

3.2.5. Độ lồi trước mổ và sau mổ trên nhóm mắt được chỉ định phẫuthuật giảm áp do lồi mắt: thuật giảm áp do lồi mắt:

Kết quả độ lồi trước mổ và sau mổ trên 16 bệnh nhân (22 mắt) được chỉ định phẫu thuật do lồi mắt được trình bày trong biểu đồ 3.10.

Biểu đồ 3.10: Độ lồi trước và sau mổ của những mắt được chỉ định do lồi mắt

Độ lồi trung bình trước mổ của 22 mắt là 21,31mm ± 1,93mm, độ lồi trung bình sau mổ của 22 mắt là 18,04mm ± 1,81mm. Độ lồi sau mổ giảm trung bình 3,27 mm ± 0,55 mm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001 (Z test). 7 mắt có độ lồi sau mổ giảm 4 mm và không có mắt nào độ lồi sau mổ giảm hơn 4 mm.

Bệnh nhân Nguyễn Văn H. 24 tuổi, số hồ sơ BA 35

Hình 3.2: Ảnh trước và sau mổ của bệnh nhân được phẫu thuật do lồi mắt và sau đó là phẫu thuật điều trị co rút mi trên

Bệnh nhân Vũ Thị Minh T. 45 tuổi, số hồ sơ BA 656

Hình 3.3: Ảnh trước và sau mổ của bệnh nhân được phẫu thuật do lồi mắt đã được tuyến trước khâu cò mi.

3.2.6. Độ lồi trước mổ và sau mổ trên nhóm mắt được chỉ định phẫu thuậtgiảm áp do chèn ép thị thần kinh: giảm áp do chèn ép thị thần kinh:

Kết quả độ lồi trước mổ và sau mổ trên 28 bệnh nhân (43 mắt) được chỉ định phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh được trình bày trong biểu đồ 3.11.

Biểu đồ 3.11: Độ lồi trước và sau mổ của những mắt được chỉ định phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh

Độ lồi trung bình trước mổ là 22,04mm ± 2,76mm và độ lồi trung bình sau mổ là 19,72mm ± 2,59mm. Độ lồi giảm trung bình sau mổ là 2,32mm ± 1,01mm, sự khác biệt về độ lồi trước và sau mổ có ý nghĩa thông kê với p < 0,001 (Z test). Có 8 mắt độ lồi giảm chỉ 1,0 mm mặc dù đã cắt các thành xương như các bệnh nhân khác. Có 5 mắt độ lồi giảm 4 mm và đặc biệt có 1 mắt độ lồi giảm được 5 mm. 6 mắt độ lồi sau mổ giảm lớn hơn 4 mm này được chẩn đoán tổn thương thị thần kinh do bị kéo dãn.

Độ lồi trung bình trước mổ của 43 mắt do chèn ép thị thần kinh là 22,04 mm và của 22 mắt không do chèn ép thị thần kinh là 21,31 mm. Độ lồi trung bình sau mổ của nhóm mắt do chèn ép thị thần kinh là 19,72 mm so với 18,08 mm trong nhóm không do chèn ép thị thần kinh. Độ lồi giảm trung bình là 2,32 mm trong nhóm bị chèn ép thị thần kinh và 3,27 mm trong nhóm không bị chèn ép thị thần kinh.

Nhóm mắt được chỉ định phẫu thuật do thị thần kinh bị chèn ép và nhóm không bị chèn ép thị thần kinh có độ lồi trước mổ khác nhau (22,04 mm so với 21,31 mm) không có ý nghĩa thống kê (p = 0,2149; Z test). Mức độ giảm độ lồi ở hai nhóm (2,32 mm so với 3,27 mm) khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001; Z test). Kết quả này cho thấy rằng mắt bị chèn ép thị thần kinh không nhất thiết phải là những mắt có độ lồi lớn hơn và kỹ thuật giảm áp bằng cách cắt thành trong và thành dưới hốc mắt kết hợp với lấy mỡ hốc mắt là phù hợp với cả hai nhóm bệnh mắt.

Bệnh nhân Hồ Văn T. 44 tuổi, số hồ sơ BA 197

Hình 3.4: Ảnh của bệnh nhân được phẫu thuật giảm áp do chèn ép thị thần kinh và sau đó là phẫu thuật chỉnh lác

Bệnh nhân Thái Thị B. 49 tuổi, số hồ sơ BA 117

Hình 3.5: Ảnh của bệnh nhân được phẫu thuật giảm áp do chèn ép thị thần kinh và sau đó là phẫu thuật chỉnh lác

3.2.7. Tình trạng song thị trước mổ và sau mổ trên những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật do lồi mắt:

Điểm song thị trước mổ và sau mổ của những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật do lồi mắt được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8: Điểm song thị trước mổ và sau mổ 3 tháng của những bệnh nhân chỉ định phẫu thuật do lồi mắt

Sau mổ Trước mổ 0 1 2 3 0 14 2 1 2 3 0 = Không có song thị

1 = Song thị khi cố gắng liếc mắt

2 = Song thị không liên tục khi nhìn thẳng và / hoặc khi đọc sách 3 = Song thị liên tục khi nhìn thẳng và / hoặc khi đọc sách = Song thị giảm

= Song thị không đổi = Song thị tăng lên

Bảng 3.8 cho thấy 16 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật giảm áp do lồi mắt thì có 2 bệnh nhân sau mổ xuất hiện song thị. Hai bệnh nhân này ban đầu không có song thị (độ 0) sau mổ xuất hiện song thị khi cố gắng liếc mắt (độ 1). 14 bệnh nhân trước mổ không có song thị thì sau mổ cũng không có song thị. Như vậy tỉ lệ song thị mới xuất hiện do ảnh hưởng của phẫu thuật là 2 trên 16 bệnh nhân (12,5%).

3.2.8. Tình trạng song thị trước mổ và sau mổ trên những bệnh nhân bị chèn ép thị thần kinh:

Điểm song thị trước mổ và sau mổ của những bệnh nhân bị chèn ép thị thần kinh được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9: Điểm song thị trước và sau mổ 3 tháng của những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh

Sau mổ Trước mổ 0 1 2 3 0 10 1 1 2 2 7 3 8 0 = Không có song thị

1 = Song thị khi cố gắng liếc mắt

2 = Song thị không liên tục khi nhìn thẳng và / hoặc khi đọc sách 3 = Song thị liên tục khi nhìn thẳng và / hoặc khi đọc sách = Song thị giảm

= Song thị không đổi = Song thị tăng lên

Sau khi mổ hạ áp 3 tháng chúng tôi sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh lác nếu bệnh nhân có song thị. Kết quả trong bảng 3.9 được tính vào thời điểm trước khi phẫu thuật chỉnh lác. Trong số 28 bệnh nhân được mổ giảm áp do chèn ép thị thần kinh có 10 bệnh nhân trước mổ không có song thị thì sau mổ cũng không xuất hiện song thị. Một bệnh nhân trước mổ có song thị độ 1 thì sau mổ song thị tăng lên độ 2. Trong 9 bệnh nhân trước mổ song thị độ 2 thì sau mổ có 7 bệnh nhân song thị tăng lên độ 3 còn 2 bệnh nhân song thị không thay đổi vẫn ở mức độ 2. Nhóm 8 bệnh nhân trước mổ đã có mức độ song thị

độ 3 thì sau mổ mức độ song thị vẫn là độ 3. Như vậy tỉ lệ song thị nặng lên do ảnh hưởng của phẫu thuật là 8 trên 28 bệnh nhân (28,57%).

So sánh tỉ lệ song thị nặng lên và / hoặc mới xuất hiện của hai nhóm phẫu thuật giảm áp do chèn ép thị thần kinh (28,75%) và nhóm do lồi mắt (12,5%) thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,2834 (Fisher's exact test).

3.2.9. Lượng mỡ lấy bỏ trong quá trình phẫu thuật của hai nhóm chỉđịnh phẫu thuật giảm áp do chèn ép thị thần kinh và do lồi mắt: định phẫu thuật giảm áp do chèn ép thị thần kinh và do lồi mắt:

Lượng mỡ trung bình lấy được của hai nhóm chỉ định phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh và do lồi mắt được trình bày trong biểu đồ 3.10.

Biểu đồ 3.12: Lượng mỡ trung bình lấy được của hai nhóm

Lượng mỡ trung bình lấy được trong phẫu thuật của 22 mắt chỉ định do lồi mắt là 1,35ml ± 0,31ml và của 43 mắt chỉ định do chèn ép thị thần kinh là là 0,63ml ± 0.24ml. Sự khác biệt về lượng mỡ lấy giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001 T-test). Trong cả hai nhóm, chúng tôi thấy tổ chức mỡ hốc mắt đều bị xơ hóa và dính vào các tổ chức xung quanh với

mức độ khác nhau nên rất khó bóc tách. Lượng mỡ lấy được ít nhất ở 3 mắt được chỉ định do chèn ép thị thần kinh chỉ 0,3 ml và lượng mỡ lấy được nhiều nhất trên một mắt được chỉ định do lồi mắt là 2 ml.

3.2.10. Kết quả điều trị tăng nhãn áp:

Kết quả điều trị bệnh nhân bị bệnh mắt Basedow có tăng nhãn áp được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11: Nhãn áp và thị trường sau phẫu thuật hạ áp 3 tháng

BN số (tuổi (năm) Giới NA(mmHg) P/T lúc vào NA(mmHg) P/T (dùng thuốc) Đĩa thị Thị trường Chỉ định điều trị Chỉ định phẫu thuật NA(mmHg) P/T > 3 tháng Thị trường sau mổ giảm áp 4 (37) Nam 26/26 22/23, (Betoptic S) Phù Ám điểm cạnh tâm Steroids TM, Phẫu thuật Chèn ép thị TK 18/18 BT 7 (48) Nữ 24/23 20/20, (Betoptic S) BT BT Phẫu thuật Chèn ép thị TK 21/21 BT 19 (28) Nữ 25/24 21/22, (Betoptic S) BT Ám điểm cạnh trung tâm Steroids TM, Phẫu thuật Chèn ép thị TK 22/22 BT 30 (42) Nữ 25/21 19/19, (Betoptic S) Phù BT Steroids TM, Phẫu thuật Chèn ép thị TK 19/20 BT 40 (35) Nữ 28/24 23/22, (Betoptic S) BT Ám điểm hình cung Steroids TM, Phẫu thuật Chèn ép thị TK 18/16 BT

Steroids TM: dùng steroid đường tĩnh mạch BT: bình thường

Bảng 3.11 gồm 5 bệnh nhân. Đây là những bệnh nhân có bệnh mắt Basedow và kèm theo một trong những biểu hiện sau:

- Được chẩn đoán glôcôm ở tuyến trước và đang dùng thuốc điều trị. - Có tổn hại thị trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt basedow mức độ nặng (Trang 81 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w