Lựa chọn đường phẫu thuật vào hốc mắt

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt basedow mức độ nặng (Trang 126 - 128)

Để cắt thành trong hốc mắt trong trường hợp bệnh nhân có chèn ép thị thần kinh thì đường phẫu thuật đi qua kết mạc (qua cục lệ hoặc qua kết mạc cùng đồ) thường không để lại sẹo, gần đây hay được sử dụng [72], [83]. Cắt thành trong hốc mắt bằng phẫu thuật nội soi qua đường mũi được sử dụng lần đầu tiên và trong những năm gần đây bởi Kennedy cùng cộng sự [66]. Tuy nhiên khi phẫu thuật nội soi qua đường mũi cũng có thể găp một số biến chứng như tổn thương cơ thẳng trong, áp xe thành trong hốc mắt, rò dịch não tủy. Thêm nữa, phẫu thuật nội soi đòi hỏi phẫu thuật viên phải được đào tạo đi kèm với trang thiết bị đắt tiền cho nên đây cũng là một trở ngại khi áp dụng [44]. Năm 2006 tác giả Paridaens đề xuất một đường mổ khác có thể tiếp cận được cả 3 thành trong, dưới và ngoài của hốc mắt. Đường mổ này đi qua kết mạc cùng đồ dưới, kết hợp với đường rạch góc mắt ngoài được gọi là đường mổ vào hốc mắt bằng cách lật toàn bộ mi dưới (swinging eyelid) [112]. Mặc dù đường mổ kết hợp này sớm được phổ biến và sử dụng rộng rãi nhưng cũng có ngày càng nhiều những thông báo về biến chứng như lật mi, quặm mi, rách bờ mi. Điều này được giải thích có lẽ là do lúc đầu phẫu thuật viên chưa quen với đường mổ, kỹ thuật phẫu tích tại mi và góc ngoài mắt chưa tốt. Thêm nữa, do đường mổ này được sử dụng ngày càng nhiều trong các phẫu thuật như kết xương, sửa chữa dị dạng vùng hàm mặt, lấy bỏ khối U, giảm áp hốc mắt và

phẫu thuật thẩm mỹ mi mắt nên số lượng thông báo về biến chứng của nó cũng tăng lên tương ứng [112].

Trong nghiên cứu, chúng tôi dùng đường mổ lật toàn bộ mi dưới bởi vì đường mổ này đi qua kết mạc, không để lại sẹo sau mổ và có cắt cân bao mi dưới để đi xuống bờ dưới xương hốc mắt do đó làm giảm co rút mi. Hơn nữa sau khi kết thúc cuộc mổ chúng tôi khâu phần ngoài sụn mi dưới vào bờ trên của gân góc mắt ngoài cũng giúp nâng mi dưới lên thêm.

Để hạn chế những biến chứng của đường mổ này, chúng tôi cũng đồng ý với một số tác giả về vị trí của đường rạch kết mạc. Đường rạch nên được đặt ở giữa bờ dưới sụn mi dưới và điểm sâu nhất của túi cùng kết mạc. Nếu rạch cao hơn vị trí đó thì phải bóc tách mi theo chiều đứng làm tăng nguy cơ sơ hóa gây lật mi. Nếu cắt ở mức thấp hơn có nhiều nguy cơ gây tổn thương cơ chéo bé và phải bóc tách qua khối mỡ hốc mắt [97].

Chúng tôi cũng thấy rằng đường mổ lật toàn bộ mi dưới có thể được sử dụng trong phẫu thuật giảm áp cho cả hai thể bệnh là có chèn ép thị thần kinh và không có chèn ép thị thần kinh. Với thể có chèn ép thị thần kinh thì qua đường mổ này chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với thành trong hốc mắt để phá bỏ thành trong, mở thông hốc mắt vào xoang xàng để giảm áp thị thần kinh tại đỉnh hốc mắt. Với bệnh nhân bị lồi mắt nặng thì sau khi cắt bỏ thành trong và thành dưới hốc mắt chúng ta có thể cắt bỏ luôn thành ngoài hốc mắt cũng qua đường mổ này nếu thấy cần thiết.

Tất cả các bệnh nhân được chúng tôi sử dụng đường mổ lật toàn bộ mi dưới để phẫu thuật thì có hai bệnh nhân (3 mắt) có quặm sau mổ. Số bệnh nhân cần phải phẫu thuật điều trị co rút mi dưới sau khi giảm áp nhờ sử dụng đường mổ này giảm xuống chỉ còn 17 mắt (26,7%). Như vậy chúng tôi thấy đường mổ lật toàn bộ mi dưới là đường mổ nên được sử dụng trong phẫu

thuật giảm áp do những lợi ích mà nó mang lại như: phẫu trường rộng cho

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt basedow mức độ nặng (Trang 126 - 128)