Phân loại bệnh mắt Basedow

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt basedow mức độ nặng (Trang 30 - 32)

Mặc dù sinh lý bệnh của bệnh mắt Basedow còn chưa hoàn toàn được biết rõ nhưng những thay đổi của hốc mắt như sự phát triển của tổ chức xơ và mỡ hậu nhãn cầu, sự phì đại của các cơ trực và rối loạn chức năng của nó cũng có thể giải thích được cho các biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Lồi mắt (được coi như cách giảm áp tự nhiên của hố mắt) cùng với co rút mi, lộ giác mạc gây ra cảm giác dị vật, đau, chảy nước mắt và sợ ánh sáng. Rối loạn chức năng cơ vận nhãn gây ra hạn chế vận động, song thị và nhìn mờ. Tăng về thể tích của các tổ chức trong hốc mắt dẫn tới chèn ép thị thần

Hoặc Rối loạn hóc môn giáp Lồi mắt Bệnh thị thần kinh

Biểu hiện rối loạn của cơ ngoại nhãn Co rút mi Rối loạn hóc môn giáp Lồi mắt Bệnh thị thần kinh

Biểu hiện rối loạn

của cơ ngoại nhãn

kinh làm giảm thị lực. Phản ứng viêm làm cho các tĩnh mạch dãn rộng và sưng nề tổ chức quanh nhãn cầu. Nếu đúng theo cơ chế trên, biện pháp điều trị là nhằm mục đích làm giảm thể tích các tổ chức trong hốc mắt, làm giảm áp lực hốc mắt (dùng cocticoid hoặc tia xạ) hoặc mở rộng thể tích hốc mắt (phẫu thuật giảm áp). Việc lựa chọn biện pháp điều trị nào phải căn cứ vào mức độ nặng và sự tiến triển của bệnh. Đa số bệnh nhân bị bệnh mắt Basedow ở mức độ nhẹ và bệnh không tiến triển nên không cần biện pháp điều trị đặc biệt, thêm nữa nếu không phải ở mức độ nặng bệnh thường dần giảm đi [105]. Do đó hai câu hỏi được đặt ra khi khám một bệnh nhân là: nếu bị bệnh mắt Basedow thì đang ở mức độ nào, có cần điều trị không và nếu cần thì nên chọn phương pháp nào.

Trong nhiều nghiên cứu trước đây, đánh giá mức độ bệnh chủ yếu dựa trên sự thay đổi độ lồi còn các dấu hiệu khác bị bỏ qua. Một tiến bộ đáng kể trong đánh giá là dùng phân loại NOSPECS của hiệp hội tuyến giáp Mỹ (American Thyroid Association 1969) [13].

Bảng 1.1. Đánh giá mức độ năng theo NOSPECS

- No: không tổn thương.

- Độ I = Only: chỉ có rối loạn chức năng - co cơ mi trên, mất đồng vận mi mắt nhãn cầu, ít nháy mắt.

- Độ II = Soft: tổn thương phần mềm - tổn thương kết mạc và phù mi, phù kết mạc, chảy nước mắt, cảm giác có dị vật ở mắt, sợ ánh sáng.

- Độ III = Protrusion: lồi mắt quá 3mm so với giá trị bình thường - đo bằng thước Hertel.

- Độ IV = Extraocular: vận nhãn bị hạn chế, thị lực bị rối loạn hoặc song thị. - Độ V = Cornea: tổn thương giác mạc - đục giác mạc, loét giác mạc vì không nhắm kín được mắt.

- Độ VI = Sight: giảm thị lực đến mất thị lực - tổn thương dây thần kinh thị giác.

Mặc dù rõ ràng là một tiến bộ quan trọng trong tiêu chuẩn đánh giá, NOSPECS sau đó cũng bị phê phán do những hạn chế [13]. Đó là: rất khó xếp loại khi bệnh nhân có nhiều triệu chứng nằm trong các nhóm khác nhau và trong thực tế, bệnh mắt không tiến triển lần lượt qua các mức độ. Do đó cách phân loại NOSPECS cần được đánh giá lại [13].

Theo Bartalena, việc phân loại nên dựa trên sự đánh giá hai yếu tố là giai đoạn viêm và mức độ nặng của bệnh [15].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt basedow mức độ nặng (Trang 30 - 32)