Đặc điểm lâm sàng của bệnh mắt Basedow một bên và so sánh với bệnh mắt xuất hiện cả hai bên được trình bày trong hình 3.1 và bảng 3.4.
Bệnh nhân Nguyễn Hồng V. 28 tuổi, số hồ sơ BA 116
Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng của bệnh mắt một bên và bệnh mắt hai bên trên 44 bệnh nhân bị bệnh mắt Basedow Loại bệnh Đặc điểm Bệnh mắt một bên (6 BN) Bệnh mắt hai bên (38 BN) Giá trị P Giới 3 Nam ( 50%) 3 Nữ (50%) 10 Nam (26%) 28 Nữ (74%) 0,3394* Tuổi khi phẫu thuật (năm) 38 ± 11,40 39,63 ± 10,60 0,7483** Tuổi xuất hiện bệnh mắt (năm) 36,5 ± 10,89 36,40 ± 10,29 0,9835** Tuổi xuất hiện bệnh tuyến giáp 37 ± 10,23 36,10 ± 9,59 0,8263** Độ lồi trước mổ (mm) 20,83 ± 2,04 21,89 ± 2,56 0,2775** Mức độ giảm độ lồi 3,5 ± 0,54 2,55 ± 0,89 0,0049** Thời gian từ khi xuất hiện bệnh
mắt tới khi được phẫu thuật (năm) 1,5 ± 0,54 3,02 ± 0,36 0,0007**
* Fisher's exact test ; **T-Test
Có 6 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có bệnh mắt chỉ biểu hiện ở một bên (6 mắt). Mắt bên kia hoàn toàn bình thường cả về ngoại hình (không có lồi mắt và co rút mi) và các khám nghiệm (thị lực, thị trường, nhãn áp và trên phim CT không có hình ảnh phì đại cơ vận nhãn). Chúng tôi so sánh với nhóm 38 bệnh nhân bị bệnh cả 2 mắt (có 59 mắt mức độ nặng cần phẫu thuật và số mắt còn lại chưa có chỉ định phẫu thuật) thì thấy không có sự khác biệt về giới, tuổi xuất hiện bệnh tuyến giáp, tuổi xuất hiện bệnh mắt, mức độ lồi mắt trước mổ. Có sự khác biệt về thời gian từ khi xuất hiện bệnh mắt cho tới khi phẫu thuật 1,5 năm so với 3,2 năm (p < 0,05) và mức độ giảm độ lồi sau phẫu thuật 3,5 mm so với 2,55 mm (p < 0,05).