Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho ngành linh kiện điện tử của các doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần huetronics (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1.2 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho ngành linh kiện điện tử của các doanh

nghiệp trong nước.

Việt Nam hiện đang phụthuộc rất lớn vào nguồn linh kiện điện tử nhập khẩu. Tỷ giá và giá nguyên liệu biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo ước tính của Bộ Công thương, ngành Công nghiệp phụtrợhiện phụthuộc đến 80% vào nguồn nguyên liệu, phụtùng, linh kiện nhập khẩu. Các loại nguyên liệu chính đểsản xuất linh kiện điện tửgồm sắt, nhôm, đồng, bạc, vàng và palladium. Giá các loại nguyên liệu đầu vào chính trong sản xuất linh kiện

điện tử sau khi tăng mạnh trong năm 2017 đã bắt đầu sụt giảm vào cuối quý 1/2018 và tiếp

tục xu hướng này trong 2 quý tiếp theo do lo ngại vềchiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây áp lực giảm giá lên thị trường. Tuy nhiên, giá một sốkim loại và kim loại quý đã có dấu hiệu tăng trưởng trởlại trong quý 3, đặc biệt là giá Palladium.

Biểu đồ 1: Giá nguyên vật liệu đầu vào (nhôm, đồng, sắt) linh kiện điện tử, 2012-9/2018

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tửvà linh kiện đứng vịtrí thứ3 trong nhóm 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI tăng hơn 15% so với cùng kỳnăm 2017.

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam, 2010 – 9/2018

Việt Nam đã xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang 38 thị

trường. Trong đó, có 5 thị trường đạt trên 1 tỷUSD. Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tửvà linh kiện lớn nhất từViệt Nam. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ với gần 2 tỷ, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm hơn 9.5% tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tửvà linh kiện của Việt Nam.

Nam theo quốc gia, 9T/2018

Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tửvà linh kiện của Việt Nam

đã tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng hàngnăm kép hàng năm (CAGR) đạt gần 30% trong giao đoạn 2011–2017. Theo sốliệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trong

9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt gàn 31 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI chiếm hơn 92% tổng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tửvà linh kiện của Việt Nam.

Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, 2011 – 9/2018

10 quốc gia xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tửvà linh kiện lớn nhất sang thị trường Việt Nam chiếm khoảng 93% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018. Trong đó, Hàn Quốc tiếp tục là thị thường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất sang Việt Nam trong 9

tháng đầu năm 2018. Đứng thứhai là Trung Quốc với kim ngạch đạt gần 5.5 tỷUSD,

Biểu đồ 5: Cơ cấu thị trường cung cấp máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vào Việt Nam theo giá trị, 9T/2018

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần huetronics (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)