Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần huetronics (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình

trình sản xuất, gia cơng linh kiện điện tử tại cơng ty cổ phần Huetronics

Năm 2018 có thể nói làmột năm khá thành công của ngànhcông nghiệp điện tử Việt Nam, trong đó có cơng ty cổ phần Huetronics. Cơng ty luôn nỗ lực không ngừng cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất, ln do đó

cơng ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể đến là “Doanh nghiệp 30 năm xuất sắc

trong quá trình kinh doanh vầ sản xuất” do Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Huế trao tặng. Song song với những thành cơng thì cơng ty cũng gặp nhiều vấn đề cần phải khắc phục, đặc biệt là trong cơng tác quản trị vật tư nói chung là ngun vật liệu nói riêng. Muốn nâng cao sản lượng tiêu thụ thì hoạt động sản xuất phải hiệu quả về cả số

lượng và chất lượng. Để làm được điều đó, trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Huetronics đưa ra những định hướng, phương án hành động cụ thể cho từng phòng ban và tồn cơng ty để có thể hồn thiện, nâng cao được hiệu quả công tác quản trị vật tư trong doanh nghiệp:

Về quản trị mua hàng nguyên vật liệu, hàng hóa dự án: Tiến hành đánh giá nhà cung cấp và khách hàng nội bộ hàng tháng, đảm bảo tỷ lệ giao hàng đúng hẹn,

đúng số lượng và đúng chất lượng và manglại sự hài lịng cho cả hai bên. Bên cạnh đó

thường xuyên khảo sát thị trường để phát triển danh sách nhà cung ứng hạn chế sự phụ

thuộc đối với nhà cung ứng.

Về quản trị chi phí xuất nhập khẩu: Hàng tháng, đánh giá thực hiện các hợp

đồng nhập khẩu (thời gian khai báo hải quan, thời gian gửi đề nghị tạm ứng, đề nghị

nộp thuế, chi phí nhập khẩu, chứng từ gốc (tờ khai, invoice, packing list, giấy nộp tiền thuế,...), đảm bảo tình hình cung ứng nguyên vật liệu, giảm các chi phí phát sinh.

Về quản trị định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Kiểm kê và đánh giá ngay sau khi kết thúc các lơ sản xuất để kiểm sốt lượng tiêu dùng, biết được tỷ lệ hao hụt các loại linh kiện, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, nhằm phân tích làm rõ được

nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục ngay và có kế hoạch cung ứng kịp thời, phù hợp để tránh tình trạng thừa thiếu nguyên vật liệu quá nhiều ảnh hưởng đến chất

lượng và tiến độ hoàn thành đơn hàng theo kế hoạch. Kết hợp đánh giá và kiểm soát

định mức tiêu dùng nguyên vật liệu (BOM –Bill of material): kiểm soát chặt chẽ việc xuất và mua nguyên vật liệu theo đúng BOM đã quyđịnh, tiến hành kiểm tra phân tích và báo cáo tăng/giảm định mức cho phép của BOM ngoài thực tế theo từng thời gian nhất định, thời gian cập nhật vào ERP sau cải tiến là 1 ngày, tỷ lệ công thức áp dụng

đúng với kế hoạch đề ra.

Nâng cao tỷ lệ chất lượng : cần phải xây dựng định mức tồn kho chiến lược cho nguyên vật liệu : việc xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, từ đó

mua hàng theo định mức quy định nhằm giảm số lượng cũng như chi phí tồn kho.Bên cạnh đó cơng ty nên chuẩn hóa các tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra đánh giá chất

lượng nguyên vật liệu để luôn đạt được tỷ lệ đạt tiêu chuẩn nhập kho là 100%, đồng

thời tăng cường tìm kiếm ít nhất hai cung ứng có một loại ngun vật liệu. Đánh giá và kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, trên từng cơng đoạn để kịp thời khắc phục những sai sót xảy ra.

Kiểm sốt chi phí định mức điện, đại tu, sửa chữa, bảo trì: bằng cách kiểm tra máy móc, thiết bị thường xuyên và có những kế hoạch bảo trì tránh ảnh hưởng đến tiến độ cũng như số lượng, chất lượng sản phẩm. Đánh giá, kiểm sốt chi phí điện nhằm tìm ra giải pháp sử dụng tiết kiệm điện.

Về tiêu chuẩn kỹ thuật: giảm sai lệch kích thước cũng như độhở chân của các linh kiện, luôn chú trọng trong việc đồng bộ về linh kiện trong quá trình sản xuất.

Về quản trị hàng tồn kho: Tiến hành kiểm soát kế hoạch sản xuất thơng qua đánh giá tình hình thực hiện, hiệu quả tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.

Tiến hành kiểm soát, đánh giá, phát hiện và dự báo rủi ro kho nguyên vật liệu: thơng qua kiểm sốt mua nguyên vật liệu, kế hoạch mua phải phù hợp với định mức

tồn kho và kế hoạch sản xuất của công ty. Giảm tồn kho hàng ngưng sản xuất, bỏ mẫu, nguyên vật liệu không sử dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần huetronics (Trang 84 - 86)