Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty CP

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần huetronics (Trang 86 - 91)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty CP

Huetronics

Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá ở phần 2 và những định hướng cho công tác quản trị nguyên vật liệu ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu cho Cơng ty Cổ phầnHuetronics :

3.2.1 Hồn thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

- Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tối đa quy dịnh cấp phát cho đơn vị nội bộ trong thời gian nhất định để thực hiện nhiệm vụ sản xuất

được giao. Cơng việc này địi hỏi phải có sự hợp tác của Phân xưởng, Phịng kế hoạch,

Kế tốn,… Hạn mức cấp phát cần phải đạt các yếu tố cơ bản sau: phải chính xác tức là số nguyên vật liệu quy định trong hạn mức phải phù hợp với nhu cầu thực tế và được tính tốn một cách khoa học, phải được quy định trong một thời gian nhất định hoặc hoàn thành một cơng việc nhất định, phải biết rõ mục đích sử dụng vật tư và phải đa dạng hóa các hình thức hạn mức bằng cả giá trị và hiện vật làm căn cứ để kiểm tra

điều chỉnh hạn mức cho phù hợp. Quá trình này phải được tiến hành đồng thời với việc kiểm tra tình hình sử dụng. Do đó, Ban giám đốc cùng các phịng bancó liên quan cần phải giám sát thường xuyên, chặt chẽ hơn việc sử dụng nguyên vật liệu theo định mức

đã ban hành hàng ngày và lập báo cáo vào cuối tháng để tìm ra nguyên nhân đưa ra

giải pháp hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, cơng ty nên xem xét, đánh giá lại thực trạng cơng nghệ, kỹ thuật, các máy móc thiết bị… để giảm lượng hao hụt xuống mức thấp nhất có thể cũng như xem xét trình độ tay nghề của cơng nhân, cán bộ KCS,… để có

những giải pháp phù hợp.

3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác mua sắm nguyên vật liệu

- Mua sắm nguyên vật liệu: là hoạt động đầu tiên có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

tình trạng khi thừa khi lại thiếu nguyên vật liệu bằng cách theo dõi sát sao tình hình sử dụng, dự trữ của những tháng trước, kế hoạch sản xuất, định mức tồn kho, đơn hàng,.... và cả kinh nghiệm để đưa ra kế hoạch mua hàng một cách chính xác.

Nhà cung ứng: Như đã trình bày, công ty vẫn tiến hành mua của những nhà

cungứng quen thuộc và qua sự giới thiệu. Với tình hình cạnh tranh như hiện nay, đối

thủ cạnh tranh cũng như các nhà cung ứng tiềm năng ngày càng nhiều. Để có thể mua

được nguyên vật liệu tốt, giá cả phải chăng, công ty nên tiến hành tìm hiểu và nghiên

cứu thêm về thị trường nhà cung ứng bằng cách ngoài việc tiếp nhận lời chào hàng của các nhà cung ứng, công ty nên tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích các thơng tin

cần thiết trước khi mua như tìm hiểu thơng tin trên các phương tiện truyền thông, phỏng vấn trực tiếp hay cử nhân viên tới tham dự các buổi triễn lãm giới thiệu sản phẩm,... những thơng tin về tình hình tài chính, khả năng sản xuất, giá cả, trình độ cơn nghệ,... để nắm bắt tình hình thực tế một cách chính xác, sau đó tổng hợp, phân tích chọn lọc để lựa chọn nhà cung ứng tìm năng, cụ thể ít nhất hai, ba nhà cung ứng cho một loại nguyên liệu.Song song với việc tìm nhà cung ứng mới thì cơng ty cũng phải

thường xun có những đánh giá dựa trên quá trình khảo sát thực tế đối với các nhà

cung ứng hiện tại để tìm ra các hạn chế trong việc cung ứng từ đó những buổi đàm phán đề ra giải pháp nâng cao nâng cao lợi ích cho cả hai bên.

Công ty cũng nên kiểm soát việc tiến hành mua hàng, quán triệt, yêu cầu các nhân viên phải thực hiện theo đúng quy trình đã đề ra, nhất là về mặt thời gian, tránh để tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, trường hợp có vấn đề phát sinh

phải báo cáo, trình bày với cơng ty để có biện pháp xử lý. Và mới đây, cơng ty cũng đã hồn thiện quy trình mua hàng và bắt buộc tất cả các nhân viên phải thực hiện theo

đúng quy trình, do phải làm theo thủ tục rườm rà, theo trật tự nên một số nhân viên

vẫn chưa thực sự tự giác tuy nhiên khoản thời gian sau tình trạng này sẽ được cải thiện

hơn và đem lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất của công ty.

3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận nguyên vật liệu

Công ty cần phải quán triệt, yêu cầu thủ kho và nhân viên có liên quan phải thực hiện theo đúng quy trình, đúng tiến độ, đặc biệt là các chừng từ nhập kho, tránh

ảnh hưởng đến việc sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất. Tiến hành kiểm tra chất

lượng nguyên vật liệu đầu vào một cách nhanh chóng để phát hiện vấn đề kịp thời từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để không làm gián đoạn đến tiến độ sản xuất.

3.2.4 Đảm bảo dự trữ nguyên vật liệu hợp lý an tồn

Như đã trình bày, mức tồn kho quá lớn sẽ dẫn đến chi phí lưu kho cao, bảo

quản tăng cao, ứ động vốn, tồn lâu ngày dẫn đến hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng nguyên vật liệu.Nhưng nếu tồn kho không đủ cũng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Vì vậy tính tốn, xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Để xây dựng định mức tồn kho phù hợp, ngoài căn cứ vào đặc điểm hoạt

động của cơng ty, cần phải tính các loại chi phí như chi phí đặt hàng (tồn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng, thực hiện và vận chuyển về cơng ty...), chi

phí lưu kho (chi phí phát sinh trong việc lưu kho),... làm sao đạt được mức tối ưu trong

dự trữ, đảm bảo hiệu quả sản xuất của công ty.

3.2.5 Tăng cường sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu

Qua phân tích cũng như thực tiễn ta thấy mặc dù đã xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cụ thể cho từng sản phẩm tuy nhiên, tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu vẫn xảy ra, do đó cơng ty cần có biện pháp:

Xác định và xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu hợp lý: để lập được một kế hoạch nguyên vật liệu một cách chính xác cần phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao cụ thể cho từng sản phẩm, tồn kho thực tế từng chủng loại nguyên vật liệu cụ thể ở thời kỳ cụ thể ở thời gian lập kế hoạch, tỷ lệ phần trăm hao hụt, mất mát; các hợp đồng mua sắm và bàn giao nguyên vật liệu,… Khi xây dựng cần phải đảm bảo nguyên tắc: không bị ứ đọng vốn ở khâu dự trữ, đảm bảo dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng và quy cách; góp phần nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả trong sử dụng vốn, tính tốn mức sử dụng vốn, tính tốn mức sử dụng cho từng nhóm nguyên vật liệu hoặc từng mã nguyên vật liệu cần thiết.

Cải tiến công thức cấu thành sản phẩm sao cho chi phí nguyên vật liệu càng ít càng tốt, cố gắng dùng nguyên vật liệu thay thế. Bên cạnh đó, cải tiến quy trình cơng

nghệ, giảm thiểu đến mức thấp nhất sản phẩm hỏng. Phải hạch toán tiêu hao nguyên vật liệu để tránh tình trạng sử dụng lãng phí.

Phát động chính sách tiết kiệm nguyên vật liệu đối với từng cơng đoạn, từng

cán bộ cơng nhân viên vì họ là những người sử dụng trực tiếp nguyên nhiên vật liệu, biết rõ giá trị nguyên vật liệu cũng như cơng dụng của nó. Cơng ty khơng chỉ thực hiện bằng cách kêu gọi mọi người sử dụng tiết kiệm mà cần phải trang bị cho họ những kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp theo là nâng cao ý thức lao động của họ, bằng cách nào đó làm cho mọi người thấy được lãng phí ngun vật liệu đã làm mất đi

bao nhiêu đồng vốn và sự lớn mạnh của cơng ty gắn liền với đóng góp và quyền lợi

của mỗi cá nhân, có những biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần thích đáng, kịp thời đối với mọi việc tiết kiêm. Bên cạnh đó cần có chính sách phạt đối với cá nhân vi phạm,gây thất thoát nguyên vật liệu.

Giảm bớt các phế liệu, phế phẩm, các tổn thất trong quá trình sản xuất:

Phế liệu là những thứ phát sịnh trong q trình sản xuất. Phế liệu có hai loại là loại sử dụng lại được và loại không thể sử dụng lại được. Để giảm bớt phế liệu cần cải tiến cơng cụ máy móc thiết bị vì đa số hiện nay máy móc của cơng ty cũng sử dụng lâu

năm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình cơng nghệ và sử dụng tối đa loại phế liệu mà có thể sử dụng lại trong q trình sản xuất. Bên cạnh đó, cần phải

có biện pháp giảm lượng phế phẩm bởi nó cũng liên quan đến quy trình cơng nghệ,

đến chất lượng sản phẩm, đến công cụ sản xuất đến tay nghề của công nhân và cả các điều kiện khác như điều kiện làm việc, cung ứng các yếu tố sản xuất, khí hậu,…

3.2.6 Tăng cường cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho cán bộ cơng nhân viên

Có thể nói nguồn nhân lực đóng vai trị rất quan trọng trong cơ cấu nguồn lực của doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực tay nghề cho nhân viên là điều cần thiết phải làm đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác quản trị nguyên vật liệu. Bởi lẽ, họ chính là người quyết định đến việc quản lý cũng như sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu. Và nó là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc áp dụng

những tiến bộ của khoa học công nghệ, nâng cao trình độ nhận thức và lí luận cũng

như kiến thức thực tế cho mỗi cán bộ công nhân viên, tạo ra đội ngũ lao động làm việc

khoa học, năng suất và tiết kiệm. Hiện tại, đội ngũ nhân viên trong các phịng ban của cơng ty mặc dù là những người trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình trong cơng việc, tuy nhiên kinh nghiệm của họ vẫn còn hạn chế, chủ yếu là học hỏi và qua sự truyền đạt lại của nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm. Do đó, cơng tác đào tạo và nâng cao trình độ, kiến thức chun mơn cho các nhân viên là một việc quan trọng cần phải thực hiện và thông qua một số biện pháp như mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, mời thêm chuyên gia đến chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực như quản lý, sử dụng NVL và vận hành máy móc, thiết bị, cách sử dụng phần mềm trong quản trị; bêncạnh đó, cơng ty cũng nên khuyến khích bằng các biện pháp vật chất nhằm tạo

động lực làm việc, thu hút mọi người nhiệt tình hơn và đem lại năng suất, chất lượng để hồn thành mọi cơng việc được giao.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá hoạt động quản trị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và gia công linh kiện điện tử tại công ty cổ phần huetronics (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)