Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 61 - 103)

Để đi sâu phân tích, đánh giá tình hình thanh khoản tại ngân hàng Agribank chi nhánh Biên Hòa trong giai đoạn 2010 - 2011, báo cáo sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số thanh khoản sau: Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt H3, Chỉ tiêu năng lực cho vay H4, Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản H5, tỷ số thành phần tiền biến động H6, Tỷ lệ tài sản có sinh lời H7.

Các chỉ số trên đây giúp đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng qua nhiều hướng khác nhau, như đánh giá qua tài sản thanh khoản, đánh giá qua khả năng sinh

lời của tài sản hay sự thay đổi của các yếu tố có thể mang đến RRTK như tiền biến động... Các chỉ số H1 ( Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động), H2(Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có) do có thành phần là vốn tự có nên không thể áp dụng cho chi nhánh mà chỉ áp dụng cho bảng cân đối kế toán hợp nhất của toàn hệ thống. Vì trong bảng cân đối kế toán chi tiết của chi nhánh thì phần vốn chủ sở hữu sẽ không bao gồm vốn điều lệ nên sẽ không đánh giá chính xác các chỉ số trên.

Bảng 4.6 : Bảng số liệu để tính toán các chỉ số thanh toán của Agribank Biên Hòa

Đơn vị:Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu 2010 2011 ( + / -) %

1 Chứng khoán kinh doanh 46.900 53.248 6.348 113,54%

2 Chứng khoán sẵn sàng để bán 0 0 0 0

3 Dư nợ cho vay 797.000 816.000 19.000 102,38%

4 Nguồn vốn huy động 938.000 1024.000 86.000 109,17%

5 Tài sản có sinh lời 911.000 1002.000 91.000 109,99%

6 Tiền gửi thanh toán tại TCTD 1.197 1.423 226 118,9%

7 Tiền gửi khách hàng 868.588 947.2 78.612 109,05%

8 Tiền gửi không kỳ hạn 122.878 135.168 12.29 110%

9 Tiền mặt 32.765 33.597 832 102,54%

10 Tổng tài sản có 867.000 946.000 79.000 109,11%

(Nguồn:Bảngcân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)[5],[6]

Bảng 4.7 : Các chỉ số thanh toán của Agribank Biên Hòa

Số TT Chỉ tiêu 2010 2011 ( + / -) 1 H3 3,9% 3,6% -0,3% 2 H4 91,9% 86,25% -5,65% 3 H5 5,4% 5,63% 0,23 4 H6 14,15% 12,73% -1,42% 5 H7 98,27% 99,4% 1, 13%

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả[5],[6]

Dựa vào số liệu tính toán các chỉ tiêu trên có thể đánh giá rõ thực trạng thanh khoản của Agribank Biên Hòa như thế nào. Cụ thể ta xét chi tiết từng chỉ tiêu trên qua phân tích dưới đây:

Xét chỉ tiêu trạng thái ngân quỹ tiền mặt H3

Biểu đồ 4.3: Biến động chỉ tiêu trạng thái tiền mặt H3 của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tácgiả)[5],[6]

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tỷ số trạng thái ngân quỹ của ngân hàng tương đối thấp thấp, năm 2010(3,9%)và 2011(3,6%) xấp xỉ như nhau. Với tỷ lệ này thì khi có rủi ro xảy ra ngân hàng khó khăn trong việc chi trả cho các khoản nợ đến hạn. Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng khoảng năm 2010 là 122.878 triệu đồng và năm 2011 là 135.168 triệu đồng, là khoản nợ mà ngân hàng phải đáp ứng tức thời ngay khi khách hàng có nhu cầu rút tiền ra khỏi ngân hàng, với loại tiền gửi này thì tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD của ngân hàng ( khoảng 1,4 tỷ đồng) khó đáp ứng khả năng chi trả cho khách hàng. Như vậy có thể nói dự trữ thanh khoản của ngân hàng có thể gặp rủi ro. Trong giai đoạn này khủng hoảng tài chính đã tạm lắng xuống nhưng tình hình vẫn còn tác động đến nền kinh tế nước ta, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chỉ tiêu trạng thái ngân quỹ tiền mặt của ngân hàng năm 2011 của ngân hàng giảm 0,3% so với năm 2010, điều này có nguyên nhân từ việc tổng tài sản của Agribank Biên Hòa năm 2011 tăng so với năm 2010, bình quân tăng xấp xỉ 80 tỉ đồng khiến cho tỉ trọng các tài sản có tính thanh khoản rất cao như tiền mặt, và tiền gửi tại các TCTD khác tuy tăng nhưng không theo kịp khiến tỉ trọng trong tổng tài sản giảm,chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền và giải ngân các khoản vay

tức thời của ngân hàng tương đối ổn nhưng đang ngày càng giảm đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro thanh khoản cao hơn.

Xét chỉ tiêu năng lực cho vay H4

Biểu đồ 4.4: Biến động chỉ tiêu năng lực cho vay H4 của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán củatácgiả)[5],[6]

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy chỉ số H4 năm 2011 giảm so với năm 2010, cụ thể là giảm 5,65%. Điều này là do tốc độ tăng trưởng tín dụng ( 102%) thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có(109%). Như được biết thì tín dụng được xem là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất, nhưng dư nợ tín dụng lại chiếm trên 80% tổng tài sản, thể hiện ngân hàng kém về mặt thanh khoản. Tuy nhiên tỷ số H4 lại có xu hướng giảm đi nên nguy cơ về rủi ro thanh khoản cũng được giảm. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng nhằm tìm kiếm lợi nhuận, Agribank Biên Hòa đã cố gắng duy trì kết cấu dư nợ hợp lý trong tổng tài sản để đảm bảo thanh khoản và đồng thời thu được lợi nhuận từ hoạt động này.

Dư nợ tín dụng của ngân hàng năm 2011tăng 18 tỷ đồng so với năm 2010 cũng cho thấy được rằng tuy thị trường tín dụng đang chịu tác động của khủng hoảng tài chính cùng với nhiều yếu tố thị trường khác nhưng ngân hàng Agribank chi nhánh Biên Hòa vẫn có sự tăng trưởng về tín dụng. Điều này khẳng định được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Xét chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản H5

Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0,23%, tỉ lệ trên cho thấy Agribank Biên Hòa chủ động nắm giữ một lượng chứng khoán chính phủ bao gồm trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu và linh hoạt điều chỉnh theo thị trường để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Nhất là trong năm 2010, nền kinh tế biến động, thanh khoản chung trong hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, ngân hàng tăng tỉ trọng chứng khoán chính phủ vào năm 2011 nhằm giữ để giao dịch loại tài sản thanh khoản cao này trên thị trường tiền tệ nếu cần thiết. Tỉ số chứng khoán thanh khoản tương đối trong hai năm qua cho thấy khả năng tiếp cận thanh khoản ổn định hơn và chủ động hơn cho ngân hàng.

Xét tỷ số thành phần biến động tiền gửi H6

Biểu đồ 4.5: Biến động chỉ tiêu tỷ số thành phần tiền biến động H6 của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán củatácgiả)[5],[6]

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, tỷ số H6 của ngân hàng năm 2011 (12.73%) giảm so với năm 2010 ( 14,15%) là 1,42%. Điều này cho thấy tính ổn định của tiền gửi tăng, làm giảm nguy cơ rủi ro thanh khoản. Tỷ số này khoảng 13% là cũng tương đối thấp, vì vậy cần duy trì tỷ lệ này để có thể đảm bảo khả năng thanh khoản được tốt hơn. Tỷ số H6 giảm là do tiền gửi khách hàng năm 2011 (947.2 triệu đồng) tăng hơn so với năm 2010 (868.588 triệu đồng) tương ứng tăng 78.612 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 109,05%. Trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng

nhưng chỉ tăng với tỷ trọng 110% so với năm 2010. Trong giai đoạn 2010 – 2011, thời kỳ khủng hoảng đã tạm lắng xuống nhưng vẫn còn tiềm còn tiềm ẩn nhiều biến động xấu, điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công của Hi Lạp và các nước ở Châu Âu. Tình hình kinh tế trong nước còn ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn, chỉ số lạm phát gia tăng, giá nguyên liệu đầu vào, lãi suất vay vốn ngân hàng tăng cao, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nhưng ngân hàng vẫn có biện pháp huy động vốn từ khách hàng tương đối ổn định trong hai năm qua. Điều này thể hiện khả năng đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý.

Xét chỉ tiêu tỷ lệ tài sản có sinh lời H7

Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ tài sản có sinh lời của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010-2011 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán củatácgiả)[5],[6]

Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ tài sản có sinh lời của ngân hàng năm 2011 ( 99,4%) tăng so với năm 2010 (98,27%) tương ứng với tăng 1,13%. Vì tài sản có sinh lời bao gồm dư nợ cho vay có khả năng thu được lãi, tiền gửi ở TCTD khác, các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và cáckhoản đầu tư khác... nên việc dư nợ tín dụng năm 2011 tăng cũng làm cho tỷ lệ tài sảncó sinh lời tăng lên. Tỷ lệ tài sản có sinh lời của Agribank Biên Hòa khá cao, trên 98% nên ta có thể nói tính thanh khoản của ngân hàng đang được đảm bảo bởi các tài sản có sinh lời.

Dựa vào việc phân tích các tỉ số thanh khoản trên, có thể đưa ra tóm lược về tình hình của Agribank Biên Hòa như sau: nguy cơ đối mặt với rủi ro thanh khoản của ngân hàng tương đối thấp (qua phân tích trạng thái thanh khoản ròng

dương) nhưng vẫn có thể tiềm ẩn rủi ro thanh khoản do ngân hàng duy trì một lượng ngân quỹ và chứng khoán chính phủ nhằm đảm bảo thanh khoản tương đối thấp, trong khi đó dư nợ cho vay lại cao. Như vậy tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản thì thấp so với tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản kém. Khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản do không thể chuyển đổi các tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng. Hơn nữa rủi ro thanh khoản lại mang tính hệ thống, với tình hình kinh tế biến động như hiện nay thì việc quan tâm chặt chẽ và có những biện pháp phòng chống rủi ro là vấn đề bất cập nhất, không những NHNo & PTNT Biên Hòa và đối với toàn hệ thống NHTM Việt Nam.

4.2.3 Nhận định công tác quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh Biên Hòa.

4.2.3.1 Những mặt tích cực

Nhìn chung, kết quả của việc quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank biên Hòa là khá tốt. Thanh khoản của ngân hàng trong thời gian qua rất khả quan do khả năng huy động vốn tốt với mức tăng trưởng vốn ổn định, ngân hàng luôn đảm bảo dư nợ cho vay ở mức hợp lý với nguồn vốn huy động được. Cụ thể các thành tựu của NHNo & PTNT Biên Hòa trong việc triển khai QTRRTK như sau:

Bảng 4.8: Tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay của NHNo & PTNT Biên Hòa

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Tỷ lệ Tỷ lệ

Tổng huy động vốn 1.005 938 1.024 -67 -7% 86 9%

Tổng dƣ nợ cho vay 735 797 816 62 8% 19 2%

( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2010, 2111 NHNo & PTNT BiênHòa)[1],[2]

Xét về tổng huy động và tổng cho vay của Agribank Biên Hòa thì ta thấy tổng vốn huy động của ngân hàng năm 2010 giảm so với năm 2009 là 67 tỷ đồng tương ứng giảm 7%, nhưng đến năm 2011 thì có xu hướng tăng lên so với năm 2010 là 86 tỷ đồng tương ứng tăng 9% và tương đối ổn định. Tuy tổng cho vay luôn luôn tăng qua các năm nhưng tổng huy động vốn qua các năm đều lớn hơn mức tăng tín dụng.

Khe hở giữa cung và cầu thanh khoản dương và tương đối ổn định trong những năm qua là dấu hiệu về khả năng đảm bảo thanh khoản tốt của ngân hàng.

Trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng của tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng của huy động vốn, là dấu hiệu báo động nguy cơ rủi ro thanh khoản ngày càng tăng do tăng trưởng tín dụng nóng. Tuy nhiên đến năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng của tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của huy động vốn cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt. Điều này cho thấy nỗ lực của Agribank Biên Hòa trong việc cân đối tốc độ tăng trưởng tín dụng sao cho phù hợp với tốc độ tăng huy động để đảm bảo thanh khoản tốt nhất.

Bảng 4.9: Vốn tiền gửi và cho vay khách hàng của ngân hàng giai đoạn 2009 –2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Tỷ lệ Tỷ lệ

Tiền gửi khách hàng 964.8 868.588 947.2 -96.21 -10% 78.612 9%

Cho vay khách hàng 732 795 813 63 9% 18 2%

( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2010, 2111 NHNo & PTNT BiênHòa)[1],[2]

Xét về tiền gửi huy động và cho vay khách hàng có thể thấy lượng tiền gửi cũng luôn lớn hơn mức cho vay, có nghĩa là Agribank Biên Hòa cho vay trong giới hạn huy động được, đảm bảo khả năng chi trả hợp lý cho các khoản vay này. Lượng tiền gửi tăng lên hàng năm luôn lớn hơn lượng tiền cho vay tăng thêm, khe hở thanh khoản thặng dư.

Xét về tốc độ tăng trưởng ta thấy tốc độ tăng trưởng cho vay trong năm 2010 lớn hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi, do vốn tiền gửi khách hàng năm 2010 giảm so với năm 2009 là 96.21 triệu đồng, làm tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong năm. Nhưng đến năm 2011 thì tình hình đã được cải thiện, tăng trưởng tiền gửi lớn hơn tăng trưởng cho vay. Như vậy dựa trên tiền gửi khách hàng kết hợp với tổng nguồn vốn huy động Agribank Biên Hòa vẫn đảm bảo một khe hở thanh khoản an toàn cho đến cuối năm 2011.

Bảng 4.10: Cấu trúc huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011 của Agribank Biên Hòa

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tiền gửi, vay của các TCTD 1,2 1,7 1,5

Tiền gửi của khách hàng 96 92,6 92,5

Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 0,3 0,8 0,8

Phát hành giấy tờ có giá 2,5 5 5,2

(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo & PTNT Biên Hòa năm 2010, 2011)[3],[4]

Biểu đồ 4.7: Cấu trúc huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011 của Agribank Biên Hòa (Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo & PTNT Biên Hòa năm 2010, 2011)[3],[4]

Qua bảng trên ta thấy nguồn cung vốn huy động chủ yếu của ngân hàng vẫn là tiền gửi của khách hàng. Lượng tiền gửi của khách hàng chiếm trên 90% tổng vốn huy động, giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn trong hoạt động kinh doanh của Agribank Biên Hòa, tuy nhiên đang có xu hướng giảm tỉ trọng. Tỉ trọng tiền vay và tiền gửi của các TCTD và phát hành giấy tờ có giá khác lại đang có xu hướng tăng thể hiện sự phụ thuộc vào thị trường 2 đang tăng lên, và cũng thể hiện nỗ lực đa dạng hóa nguồn vốn huy động của Agribank Biên Hòa.

Xét về cấu trúc nguồn vốn tiền gửi của Agribank Biên Hòa:

Xét về loại tiền tệ thì tiền được gửi vào NHNo & PTNT Biên Hòa chủ yếu ở dạng VND hoặc USD, EURO và các đồng ngoại tệ khác được sử dụng rất ít.

Bảng 4.11: Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng và theo loại hình tiền gửi của ngân hàng giai đoạn 2009-2011.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng 964.8 868.588 947.2

Tiền gửi của tổ chức kinh tế 501.696 260.5764 236.8

Tiền gửi của cá nhân 463.104 608.0116 710.4

Cấu trúc tiền gửi theo loại hình TG 1005.000 938.000 1.024.000

Ký quỹ 4.713 2.143 2.682

Có kỳ hạn 871.91 812.979 886.15

Không kỳ hạn 128.917 122.878 135.168

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Biên Hòa năm 2010, 2011)[3],[4]

Biểu đồ 4.8: Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng và theo loại hình tiền gửi giai đoạn 2009-2011

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Biên Hòa năm 2010, 2011)[3],[4]

Nguồn tiền gửi khách hàng tại Agribank Biên Hòa có cấu trúc tương đối hài hòa giữa các tổ chức kinh tế và các cá nhân. Nó giao động qua từng năm. Cụ thể năm 2009 thì tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân tương ứng với tỷ trọng 52% và 48%. Năm 2010 có tỷ trọng khoảng 30% và 70%, đến năm 2011 thì tỷ trọng giữa tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân là 25% và 75%.

Cơ cấu tiền gửi khách hàng theo loại hình tiền gửi thay đổi không nhiều trong giai đoạn từ 2009-2011, với vốn tiền gửi không kì hạn, loại tiền gửi được xem là có khả năng cao bị rút khỏi ngân hàng, thường có tỉ trọng khoảng 13% tổng số tiền gửi. Tỉ trọng này là thấp nên ẩn chứa rủi ro thanh khoản thấp. Do đó có thể thấy

lượng vốn nóng dễ bị rút khỏi Agribank Biên Hòa thực chất có thể có tỉ trọng không cao nên khả năng gặp rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng được giảm bớt.

Nhƣ vậy nhìn chung, ngân hàng có lợi thế về huy động vốn. Các nguồn này chủ yếu vẫn có cơ sở là nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối ổn định. Là một trong

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 61 - 103)