5.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ
5.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý và ổn định nền kinh tế vĩ mô
Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về ngân hàng, hệ thống pháp lý phải rõ ràng minh bạch. Phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và phù hợp với xu hướng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiện nay môi trường kinh tế vĩ mô luôn là yếu tố quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi thành phần trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế vĩ mô bất ổn thì các bộ phận trong nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Trước tình hình kinh tế vĩ mô đầy phức tạp này là một thách thức lớn đối với cộng đồng các doanh nghiệp, đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Agribank Biên Hòa huy động vốn và cho vay chủ yếu khách hàng
là tổ chức kinh tế và cá nhân, môi trường kinh tế vĩ mô tác động tới những đối tượng này thì tiền gửi và cho vay của ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ. Sự bất ổn về môi trường kinh tế vĩ mô làm tỷ giá hối đoái và giá tài sản giao động mạnh cũng ảnh hưởng xấu đến ổn định hệ thống tài chính, gián tiếp đưa ngân hàng vào nguy RRTK cao hơn. Để giảm bớt nguy cơ này chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế bằng những việc như:
Theo dõi và giám sát việc thực hiện nghị quyết 11/NQ - CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn cho xã hội.
Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác nếu cần thiết để bổ sung, hướng dẫn thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đã được nêu ra nhằm có những tác động tích cực và kiên quyết đưa nền kinh tế vĩ mô sớm trở về trạng thái ổn định.
5.3.1.2 Hƣớng đến cổ phần hóa NHTM nhà nƣớc
Chính phủ cần nhanh chóng cổ phần hóa các NHTM Nhà nước để phát triển nguồn vốn tự có cho các NHTM nhà nước, giúp các NHTM nhà nước có đủ nguồn vốn để chi trả cho các khoản nợ đến hạn nhằm đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh ngân hàng và hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra.
5.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc
5.3.2.1 Tăng cƣờng thanh tra, đảm bảo hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật pháp luật
Hoạt động của các ngân hàng trên toàn hệ thống ngân hàng có liên quan mật thiết với nhau. Chỉ cần một ngân hàng làm ăn không lành mạnh, không hiệu quả, không tuân thủ luật pháp và có nhiều sai phạm sẽ dẫn đến RRTK một ngân hàng rồi lan ra cả hệ thống thì hậu quả thật khôn lường. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, NHNN nên yêu cầu Bộ Thanh tra thường xuyên và đột xuất thực hiện thanh tra các NHTM, đặc biệt là các NH nhỏ và có dấu hiệu nguy hiểm.
5.3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các quy chế và văn bản quy định về QTRR mà cụ thể là QTRRTK. mà cụ thể là QTRRTK.
Sự ra đời của thông tư 13/2010/TT - NHNN sửa đổi thông tư 13 có thêm thông tư 22 là một bước chuyển trong nỗ lực xây dựng hệ thống chính sách, văn bản hướng tới chuẩn hóa các tiêu chuẩn, quy trình an toàn trong hoạt động của các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng tại Việt Nam trên cơ sở học hỏi và chọn lọc từ những thông lệ, chuẩn mực được sử dụng trên thế giới, cụ thể là Basel II. Trong thời gian gần đây, mối lo về rủi ro thanh khoản đã trở nên thường trực trong hệ thống ngân hàng và là một trong những đề tài nóng được nhắc đến nhiều trên báo chí. Trước tình hình này, NHNN nên tiếp tục xem xét việc ban hành các thông tư mới liên quan đến việc hướng dẫn cụ thể thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM theo hướng học hỏi, tiếp thu các chuẩn mực, thông lệ quốc tế khác, điển hình như 17 quy tắc trong “Principles for Sound Liquidity Risk Management and Supervision” (2008); “Principles for sound stress testing practices and supervision” (2009) và “Basel III: International framework for liquidity risk measurement, standards and monitoring” (2010) do BCBS ban hành.
Hiện nay đã có quy định 457 do NHNN ban hành ngày 19 tháng 4 năm 2005 thì đến bây giờ vẫn chưa có thêm một văn bản pháp quy nào về vấn đề tổ chức quản trị RRTK tại NHTM Việt Nam. Quy định 457 nói về đảm bảo khả năng chi trả cũng như quy định về nguồn vốn tối thiểu đối với các NHTM mà chưa thấy đề cập đến việc xây dựng mô hình thanh khoản ở các NHTM Việt Nam. Vì vậy NHNN cần có văn bản quy định cụ thể về tỷ lệ thanh khoản, các quy định về đảm bảo tài sản thanh khoản tại ngân hàng. Nói chung lại là các vấn đề về quản trị RRTK và các hình thức xử lý khi có NHTM kém về thanh khoản. Đồng thời NHNN phải hướng dẫn cụ thể những hình thức QTRRTK sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam.
5.3.2.3 Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt
Việc điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và phát triển các hoạt động của thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả, đặc biệt là công cụ thị trường mở, luôn là nhân tố tích cực cho QTRRTK của NHTM. Cụ thể, NHNN nên:
Tiếp tục sử dụng linh hoạt các công cụ nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện cung cấp nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng, để “cứu nguy” về thanh khoản trong thời gian hệ thống ngân hàng đang thiếu thanh khoản như hiện nay. Để tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ tiếp cận được với nguồn vốn này, tránh tình trạng các ngân hàng nhỏ cần vốn lại không vay được mà phải đi vay lại các khoản vốn này từ các ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn, NHNN cần tăng số lượng các phiên giao dịch, tăng khối lượng giao dịch và mở rộng các loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch.
Công cụ dự trữ bắt buộc cần được xem xét kĩ lưỡng trước khi được điều chỉnh trong tình hình hiện nay. Công cụ này còn trực tiếp tác động đến thanh khoản của ngân hàng, một khi tăng DTBB, tuy có thể giảm lượng tiền cho vay ra của ngân hàng nhưng đồng thời làm giảm đáng kể khả năng thanh khoản của ngân hàng. Thanh khoản của cả hệ thống trước mắt sẽ còn rất căng thẳng, nội lực của các ngân hàng còn yếu, lại tiếp tục tăng DTBB sẽ như đổ thêm dầu vào lửa. NHNN chỉ nên xem xét sử dụng công cụ này vào cuối năm, nếu tăng trưởng tín dụng vẫn cao hơn nhiều so với định hướng đề ra.
Phát triển thị trường tiền tệ cả về quy mô và chiều sâu để có khả năng truyền tải cơ chế điều tiết của NHNN đối với nền kinh tế. NHNN cần tiếp tục đa dạng và chuẩn hoá các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ, nới lỏng hợp lý các điều kiện gia nhập thị trường, chuẩn hoá quy trình và phương thức giao dịch giúp các NHTM nâng cao hiệu quả mua bán vốn, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản.
5.3.2.4 Có các chính sách khuyến khích huy động vốn và các chính sách đảm bảo hoạt động trung thực và an toàn trong hoạt động này. đảm bảo hoạt động trung thực và an toàn trong hoạt động này.
Công văn 9779/NHNN - CSTT quy định mức lãi suất tối đa huy động ở mức 14% của Thống đốc NHNN nhằm ổn định lãi suất trên thị trường, chặn đứng cuộc
chạy đua lãi suất của các ngân hàng nhưng lại đem đến một mối lo mới. Trong tình
hình lạm phát cao như vậy, cơn sốt vàng và USD vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống, người dân và các doanh nghiệp không mấy mặn mà với chuyện gửi tiền, lại càng không muốn gửi tiền có kì hạn dài. Để có thể thu hút được khách về gửi tiền tại ngân hàng mình, nhiều ngân hàng đã sử dụng các sản phẩm huy động cho phép rút tiền trước hạn với lãi suất cao, tạo nguồn vốn vô cùng bất ổn và nguy hiểm. Đã có đề xuất được đưa ra là “tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không được rút trước hạn, trừ
trường hợp đặc biệt khi khách hàng có thoả thuận trước với ngân hàng”, vì vậy NHNN nên chọn cách phát triển hợp đồng huy động có lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát. Theo đó, NHNN cần xem xét, đánh giá tính hiệu quả các ý kiến được nêu để có giải pháp hợp lý nhất mà vẫn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng huy động vốn.
Ngoài ra, NHNN cần tiếp tục có những chính sách như 04/2011/TT - NHNN quy định áp lãi suất thấp nhất (không kỳ hạn) đối với các khoản tiền gửi rút trước hạn để hạn chế tối đa việc hình thành các nguồn vốn không ổn định này. Hiệp hội ngân hàng cũng nên kiến nghị NHNN xem xét việc linh hoạt lãi suất huy động, bởi với mức cố định như trên, trong tình trạng huy động vốn khó khăn, có thể sẽ dẫn đến các hoạt động ngầm, không minh bạch chỉ để huy động các nguồn vốn nóng, tạo nên một hệ thống ngân hàng không lành mạnh, nhạy cảm với rủi ro thanh khoản nhiều hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5
Chương 5 tác giả đã nêu lên định hướng trong ngắn hạn cũng như dài hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa. Đồng thời đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể, thông qua quá trình phân tích thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng giúp chi nhánh có thể hạn chế một cách tối đa thiệt hại do rủi ro mang lại để có biện pháp khắc phục tốt hơn. Và đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Những hoạt động kinh doanh nào càng mang lại nhiều lợi nhuận thì rủi ro chứa đựng trong nó thông thường càng nhiều, đặc biệt ngân hàng là ngành kinh doanh nhạy cảm và rủi ro thanh khoản là đáng quan tâm nhất. Hậu quả của nó mang lại có ảnh hưởng rất lớn làm thua lỗ, mất vốn, tình hình tài chính xấu đi, giảm uy tín ngân hàng và gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia. Nhưng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì rủi ro thanh khoản là không thể tránh khỏi, bởi nó chịu tác động và gắn liền với nhiều rủi ro khác nữa. NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa cũng đang gặp phải nhiều vấn trong khâu kiểm soát rủi ro, ngân hàng đang cố gắng từng bước và nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro để có thể phòng tránh kịp thời trong các trường hợp bất ngờ.
Trong thời gian qua NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa cũng đang dần tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản. Nhưng đó cũng là giai đoạn bước đầu, vì vậy rủi ro thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Từ những tìm hiểu thực tế đó và cộng với những kiến thức đúc rút được trong quá trình học tập, tác giả xin đề xuất một số biện pháp nhằm quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa.
Tuy nhiên do thời gian thực tập tại chi nhánh không nhiều cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế, bài báo cáo nghiên cứu khoa học không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, các anh / chị phòng Kế toán Ngân Quỹ tại NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa.