Đánh giá hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh BiênHòa

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 54 - 103)

 Tình hình huy động vốn:

Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Tỷ đồng, ngàn USD Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 % % Nguồn vốn huy động 1.005 938 1.024 -67 -7% 86 9%

Trong đó:TG dân cư 468 639 783 171 36,65% 144 23%

I/Nguồn vốn nội tệ 966 884 981 -82 -8,49% 97 11%

Trong đó:TG dân cư 436 589 747 153 35,09% 158 27%

II/Nguồn vốn ngoại tệ 2.164 2.866 2.062 702 32,44% -804 -28,05%

Trong đó:TG dân cư 1.756 2.663 1.729 907 51,65% -934 -35,07%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009,2010,2011 Agribank Biên Hòa)[1],[2]

Nhìn vào bảng ta thấy tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2010 đạt 938 tỷ đồng giảm so với năm 2009 là 67 tỷ đồng tương đương với giảm 7%. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính 2008, 2009 vẫn còn tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, hoạt động ngân hàng do đó cũng chịu ảnh hưởng, giá cả thị trường thế giới tăng cao gây áp lực đối với thị trường trong nước như giá vàng giá dollar tăng mạnh và không ổn định, sự sa sút của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản…gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ. Năm 2011 tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến động xấu, giá

cả thị trường vẫn biến động bất ổn, chỉ số lạm phát gia tăng, chênh lệch lãi suất đầu ra – vào… Vì vậy nguồn vốn huy động có tăng nhưng không nhiều, cụ thể năm 2011 huy động được 1.024 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 86 tỷ với mức tăng trưởng là 9%.

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn vốn:

Năm 2010 tổng nguồn vốn là 938 tỷ đồng thì tiền gửi dân cư đạt 639 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 171 tỷ đồng với mức tăng trưởng 36,65% chiếm tỷ trọng 68% trên tổng nguồn vốn huy động. Còn lại tiền gửi của các TCTD khác, TCKT chiếm 32% trên tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động được là 1.024 tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cư là 783 tỷ đồng tăng 144 tỷ(+23%) so với năm 2010 chiếm 76% trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ là 1.729 ngàn USD giảm 934 ngàn USD(-35,07%) so với năm 2010.Tiền gửi các TCKT, TCTD quy đổi là 241 tỷ đồng giảm 58 tỷ (-19%) so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 24% cơ cấu nguồn vốn  Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ:

Năm 2010 tổng nguồn vốn là 938 tỷ đồng thì nguồn vốn nội tệ là 884 tỷ giảm 82 tỷ so với năm 2009 tương ứng với giảm 8,49%, nguồn ngoại tệ đạt 2.866 ngàn USD tăng 702 ngàn USD so với năm 2009 với mức tăng trưởng là 32,44%.

Năm 2011 nguồn vốn nội tệ là 981 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 97 tỷ (+11%) chiếm tỷ trọng 95,8% cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ là 2.062 ngàn USD giảm so với năm 2010 là 804 ngàn USD (-28,5%) và chiếm tỷ trọng 4,2% cơ cấu nguồn vốn.

Qua phân tích ta thấy NHNo & PTNT Biên Hòa đã bám sát chỉ đạo trong việc điều hành kinh doanh, nắm bắt quan hệ cung cầu thị trường vốn để có bước điều chỉnh phù hợp về lãi suất huy động vốn cũng như lãi suất cho vay. Chi nhánh đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các sản phẩm về huy động vốn của NHNo & PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng đối tượng khách hàng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn từ các thành phần dân cư là nguồn vốn có tính ổn định cao, đưa tỷ trọng tiền gửi dân cư lên 76% tăng 8% so với

năn 2010 góp phần ổn định nguồn vốn, bớt phụ thuộc vào tiền gửi các tổ chức kinh tế là nguồn vốn có nhiều biến động. Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm hạn mức dư có, dư nợ tài khoản điều chuyển vốn nội, ngoại trong kỳ kế hoạch hàng quý do NHNo & PTNT Việt Nam giao, đảm bảo an toàn thanh khoản thường xuyên.

 Tình hình dƣ nợ cho vay

Bảng 4.2: Tình hình dư nợ cho vay của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 %% Tổng dư nợ 735 797 816 62 8% 19 2% Dư nợ trung hạn 195 203 156 8 4,1% -47 -23% Dư nợ dài hạn 16 11 61 -5 -31,25% 50 455% Tỷ trọng dư nợ TDH 27,6% 26,85% 26,62% -0,75% -2,72% -0,23% -1%

( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009,2010,2011 Agribank Biên Hòa)[1],[2]

Nhìn vào bảng ta thấy năm 2010 tổng dư nợ của NHNo & PTNT Biên Hòa đạt 797 tỷ đồng giảm so với kế hoạch ( 79 tỷ đồng) là 9% và tăng so với năm 2009 ( 62 tỷ đồng ) tương ứng tăng là 8%. Trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 26,85% vào năm 2010, còn lại 73,15% là dư nợ ngắn hạn. Năm 2011 vừa qua tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 816 tỷ đồng giảm so với kế hoạch ( 119 tỷ đồng) là 23% và tăng so với năm 2010 ( 19 tỷ) tương đương mức tăng là 2%. Trong đó dư nợ trung dài hạn vào năm 2011 là 26,62%, còn lại 73,38% là dư nợ ngắn hạn.

Bảng 4.3: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009 – 2011

2009 2010 2011

Tỷ lệ nợ xấu 3,9 % 5,95% 9,13%

( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2010, 2111 NHNo & PTNT BiênHòa)[1],[2]

Đến ngày 31/12/2011 nợ xấu là 74.462 triệu đồng, tăng 27.040 triệu đồng( + 57%) so với 31/12/2010, chiếm tỷ trọng 9,13% trên tổng dư nợ. Nợ xấu tăng nhanh so với năm 2010 tập trung vào một số doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản do khủng hoảng kinh tế suy giảm khả năng trả nợ.

Chất lượng tín dụng chưa tốt và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu tăng cao, vượt tỷ lệ cho phép của NHNN & PTNT Việt Nam, nợ lãi tồn đọng nhiều ( 22 tỷ đồng), nợ đã

xử lý rủi ro thu hồi chậm và không đạt kế hoạch giao. Đã bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác quản lý, thiếu kiểm tra sâu sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc phân tích đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng chưa được tiến hành thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời, các biện pháp xử lý đã triển khai nhưng kém hiệu quả.

4.1.4.2 Tình hình lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4: Lợi nhuận thực tế của Agribank Biên Hòa trong giai đoạn 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng thu 100.244 124.352 131.246 24.107 24,05% 6.894 5,54% Tổng chi 91.996 115.926 122.374 23.930 26,01% 6.448 5,57% LNTT 8.248 8.426 8.872 178 2,16% 446 5,3%

(Nguồn:Báo cáo phân tích tài chính năm 2010,2011 của Agribank Biên Hòa)[3],[4]

Nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng tăng nhưng tăng nhẹ. Cụ thể năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 178 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 2,16%. Riêng đối với năm 2011 LNTT là 8.872 triệu đồng tăng hơn so với năm 2010 là 446 triệu đồng chiếm tỷ lệ tăng trưởng là 5,3%. Nguyên nhân lợi nhuận ngân hàng tăng nhưng không đáng kể là giai đoạn này tình hình kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đó hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng. Đặc biệt có một số yếu tố chủ yếu tác động đến lĩnh vực kinh doanh tiền tệ như: giá vàng, giá ngoại tệ tiếp tục biến động và cần có thời gian kiểm soát, lạm phát kinh tế có chiều hướng tăng, cạnh tranh gay gắt về lãi suất phí dịch vụ và công nghệ giữa các ngân hàng.Và còn một số vấn đề về thời tiết môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Biên Hòa 4.2.1 Cơ cấu tổ chức và thực hiện các chính sách QTRRTK

4.2.1.1 Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản

Hiện nay NHNo & PTNT Biên Hòa vẫn chưa có phòng quản trị rủi ro chính thức. Nó chỉ là một bộ phận của phòng nguồn vốn ( Phòng kế toán ngân quỹ). Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tổng hợp và tính toán thì phòng ngân quỹ sẽ điều chỉnh dự trữ cho phù hợp.

4.2.1.2 Tuân thủ các quy định của NHNN liên quan đến RRTK

Ngân hàng luôn chú trọng tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN nhằm đảm bảo tốt tính an toàn nói chung và về thanh khoản ngân hàng nói riêng.

-Về dữ trữ tại NHNN, ngân hàng luôn thực hiện đủ 100% DTBB theo tỉ lệ DTBB được NHNN quy định tại từng thời kì, bên cạnh đó, cũng duy trì một lượng hợp lí dự trữ vượt mang tính dự phòng và để thanh toán LNH.

-Tuân thủ chặt chẽ các quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động các tổ chức tín dụng của NHNN và vốn điều lệ tối thiểu do CP ban hành (cho đến 31/12/2011, Agribank Biên Hòa thực hiện quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, thông tư 15/2009/TT - NHNN và nghị định 141/NĐ - CP, sau tháng 10/2010, NH thực hiện thông tư 13/2010/TT - NHNN và thông tư 19 sửa đổi thông tư 13.).

Tỷ lệ khả năng chi trả (%) = Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay Tài sản"nợ" phải thanh toán ngay

Tổ chức tín dụng (TCTD) phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả đối với từng loại đồng tiền, vàng như sau:[20]

- Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các khoản tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.[20]

- Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm tiếp theo.[20]

4.2.1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản theo kịch bản:

NHNo & PTNT Biên Hòa cũng đã bắt đầu triển khai thực hiện triển khai xây dựng và phân tích những tình huống về tình hình thanh khoản trong tương lai nhằm đảm bảo khả năng có thể ứng phó kịp thời.

4.2.1.4 Tự đảm bảo các nguồn thanh khoản cho bản thân.

Agribank Biên Hòa thực hiện đảm bảo các nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng thông qua:

 Duy trì số dư tiền mặt tại quỹ ở mức phù hợp trên cơ sở phân tích số liệu trong quá khứ và dự báo nhu cầu thanh khoản trong tương lai.

 Duy trì tài sản lỏng lớn hơn nghĩa vụ thanh toán đến hạn

4.2.2 Đánh giá rủi ro thanh khoản của NHNo & PTNT Biên Hòa giai đoạn 2010-2011

Có nhiều phương pháp để quản lý rủi ro thanh khoản như phương pháp duy trì một tỷ lệ dự trữ hợp lý. Đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả hay phương pháp dự báo nhu cầu thanh khoản. Nhưng đối với thực tế Agribank Biên Hòa chưa tổng hợp được số liệu về tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ khả năng chi trả, nên báo cáo hướng đến phân tích dự báo nhu cầu thanh khoản theo chỉ số thanh toán. Để đánh giá tình hình thanh khoản tại Agribank Biên Hòa như thế nào, báo cáo phân tích những chỉ tiêu sau:

4.2.2.1 Phân tích trạng thái thanh khoản ròng của Agribank Biên Hòa

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu trạng thái thanh khoản ròng của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 ( +/ -) %

Tổng cung thanh khoản 1.087.242 1.187.173 99.931 109,19%

Các khoản tiển gửi đang đến 913.247 1006.230 92.983 110,18%

Thu nhập bán các dịch vụ 75.342 79.153 3.811 105,06% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu hồi tín dụng đã cấp 42.134 41.982 -152 99,64%

Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng 27.538 36.710 9.172 133,3%

Các khoản cung khác 28.981 23.098 -5.883 79,7%

Tổng cầu thanh khoản 1082.535 1173.308 75.773 108,39%

Khách hàng rút các khoản tiền gửi 896.763 976.521 79.758 108,9%

Yêu cầu cấp các khoản tín dụng 76.410 78.201 1.791 102,34%

Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi 19.098 23.895 4.797 125,18%

Chi phí phát sinh khi kinh doanh sản phẩm và dịch vụ

90.264 94.691 4.427 105%

Thanh toán cổ tức cho cổ đông - - - -

Trạng thái thanh khoản ròng 4.707 13.865 9.158 295%

Đơn vị tính:Triệu đồng

Biểu đồ 4.1: Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011

( Nguồn: báo cáo phân tích tài chính Agribank Biên Hòa năm 2010,2011)[3],[4]

Qua biểu đồ ta thấy trạng thái thanh khoản ròng ( NLP) của ngân hàng Agribank Biên Hòa năm 2010 và năm 2011 đều dương. Cụ thể năm 2010 NLP của ngân hàng là 4.707 triệu đồng, và năm 2011 NLP của ngân hàng là 13.865 triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng thặng dư thanh khoản, các khoản thu đáp ứng đủ các khoản chi. Tuy nhiên với diễn biến thị trường đang vô cùng phức tạp, mặt bằng lãi suất còn ở mức khá cao, chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào ngày càng thu hẹp, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn… có thể xảy ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp quản trị RRTK một cách hiệu quả hơn, nhằm phòng tránh rủi ro thanh khoản.

Đơn vị tính:Triệu đồng

Biểu đồ 4.2: Biến động tổng cung và tổng cầu thanh khoản của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011

(Nguồn:báo cáo phân tích tài chính của Agribank Biên Hòa năm 2010,2011)[3],[4] Năm 2011, trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tăng 9.158 triệu đồng đạt 295% so với năm 2010, điều này là do cả cung thanh khoản và cầu thanh khoản đều tăng xấp xỉ 9% so với năm 2010. Nhìn vào biểu đồ và bảng trên ta thấy trạng thái thanh khoản tăng chủ yếu là do cung thanh khoản năm 2011 tăng 99.931 triệu đồng so với năm 2010, trong khi đó cầu thanh khoản năm 2011 tăng 75.773 triệu đồng so với năm 2010. Khi ngân hàng có thặng dư thanh khoản, nhà quản lý ngân hàng nên đầu tư số vốn thặng dư để mang lại hiệu quả cho ngân hàng, việc đầu tư này phải cân nhắc đến độ rủi ro, khả năng sinh lợi và khả năng thanh khoản của các khoản đầu tư để phòng tránh rủi ro.

4.2.2.2 Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản

Để đi sâu phân tích, đánh giá tình hình thanh khoản tại ngân hàng Agribank chi nhánh Biên Hòa trong giai đoạn 2010 - 2011, báo cáo sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số thanh khoản sau: Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt H3, Chỉ tiêu năng lực cho vay H4, Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản H5, tỷ số thành phần tiền biến động H6, Tỷ lệ tài sản có sinh lời H7.

Các chỉ số trên đây giúp đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng qua nhiều hướng khác nhau, như đánh giá qua tài sản thanh khoản, đánh giá qua khả năng sinh

lời của tài sản hay sự thay đổi của các yếu tố có thể mang đến RRTK như tiền biến động... Các chỉ số H1 ( Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động), H2(Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có) do có thành phần là vốn tự có nên không thể áp dụng cho chi nhánh mà chỉ áp dụng cho bảng cân đối kế toán hợp nhất của toàn hệ thống. Vì trong bảng cân đối kế toán chi tiết của chi nhánh thì phần vốn chủ sở hữu sẽ không bao gồm vốn điều lệ nên sẽ không đánh giá chính xác các chỉ số trên.

Bảng 4.6 : Bảng số liệu để tính toán các chỉ số thanh toán của Agribank Biên Hòa

Đơn vị:Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu 2010 2011 ( + / -) %

1 Chứng khoán kinh doanh 46.900 53.248 6.348 113,54%

2 Chứng khoán sẵn sàng để bán 0 0 0 0

3 Dư nợ cho vay 797.000 816.000 19.000 102,38%

4 Nguồn vốn huy động 938.000 1024.000 86.000 109,17% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Tài sản có sinh lời 911.000 1002.000 91.000 109,99%

6 Tiền gửi thanh toán tại TCTD 1.197 1.423 226 118,9%

7 Tiền gửi khách hàng 868.588 947.2 78.612 109,05%

8 Tiền gửi không kỳ hạn 122.878 135.168 12.29 110%

9 Tiền mặt 32.765 33.597 832 102,54%

10 Tổng tài sản có 867.000 946.000 79.000 109,11%

(Nguồn:Bảngcân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)[5],[6]

Bảng 4.7 : Các chỉ số thanh toán của Agribank Biên Hòa

Số TT Chỉ tiêu 2010 2011 ( + / -) 1 H3 3,9% 3,6% -0,3% 2 H4 91,9% 86,25% -5,65% 3 H5 5,4% 5,63% 0,23 4 H6 14,15% 12,73% -1,42% 5 H7 98,27% 99,4% 1, 13%

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả[5],[6]

Dựa vào số liệu tính toán các chỉ tiêu trên có thể đánh giá rõ thực trạng thanh khoản của Agribank Biên Hòa như thế nào. Cụ thể ta xét chi tiết từng chỉ tiêu trên

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 54 - 103)