Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach Anphal, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Tác giả chỉ thực hiện phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập gồm 20 biến quan sát, được đưa vào phân tích sử dụng phương pháp Principal Component Analysis với phép quay Varimax. Kết quả phân tích nhân tố trích được 5 nhân tố hay 5 thành phần.
( Chi tiết bảng kết quả phân tích nhân tố xin xem phụ lục7)
Phân tích nhân tố trong bảng 4.13 , cho thấy hệ số KMO = 0,847 >0,5 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy phân tích nhân tố đã thỏa điều kiện.
Bảng 4.13.: Kiểm định hệ số KOM
KMO and Bartlett's Test
Trị số KOM ,847
Kiểm định Bartlett‟s
Kiểm định sự phân bố dữ liệu 1167.005
Bậc tự do 190
Mức ý nghĩa ,000
( Nguồn: Nghiên cứu từ tác giả)
Mô hình lý thuyết ban đầu có 7 nhân tố tác động tới việc đánh giá thanh khoản trong ngân hàng. Kết quả cho ra sau khi phân tích nhân tố khám phá còn lại 5 nhân tố, thỏa mãn các điều kiện về hệ số KMO, kiểm định Bartllet có ý nghĩa về mặt thống kê. Cả 5 nhân tố đều có Eigenvalues > 1 và có tổng phương sai trích hợp lý. Các trọng số nhân tố đều >0.5. do đó các nhân tố đều thỏa mãn nội dung của thang đo. Kết quả phân tích nhân tố (EFA) có sự tách gộp giữa các biến ( Chi tiết xin xem
phụ lục7). Để tiện lợi cho các phân tích tiếp theo, các biến có sự tách gộp được đặt
lại bằng một tên gọi khác có ý nghĩa. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các thang đo hiệu chỉnh như sau:
Nhân tố 1: Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận (SMR & EAR) - Sensitivity to Market Risk& Earnings
Nhân tố 2: Năng lực quản lý của ngân hàng (MAN) - Management Nhân tố 3: Mức độ an toàn vốn(CA) - Capital Adequacy
Nhân tố 5: Mức chênh tài sản nợ và tài sản có (LEV) - Level