Một số chiến lƣợc, biện pháp và công cụ cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 35 - 36)

Sử dụng thang đáo hạn: Deutsche Bank đối ứng tài sản và nợ theo thời

gian đáo hạn, có sự điều chỉnh theo đặc điểm thanh khoản thực tế của tài sản kinh doanh và các dấu hiệu được kéo dài hoặc gia hạn của tài sản và vốn. Thang đáo hạn này cho biết sự thặng dư hay thâm hụt tài sản so với nợ tại mỗi nhóm thời gian, hỗ trợ việc quản trị các rủi ro về thanh khoản.

Định giá chuyển nội bộ: Cơ chế FTP của NH đảm bảo giá trị của tài sản phù hợp với RRTK tương ứng, giá trị nợ phù hợp với thời gian đáo hạn và rủi ro dự phòng phù hợp với chi phí duy trì lượng thanh khoản tương xứng để tài trợ các yêu cầu bất thường về tiền mặt. Nhờ khung định giá này, NH phân bổ vốn, chi phí RRTK và lợi nhuận tới các chi nhánh, tạo động lực tài chính phù hợp với các hướng dẫn QTRRTK.

Thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích kịch bản: đóng vai trò quan trọng trong khung QTRRTK, được sử dụng nhằm đánh giá tầm ảnh hưởng của các căng thẳng thanh khoản bất ngờ, từ đó xây dựng các bước cần thiết để có thể bù đắp nguồn cung thanh khoản thiếu hụt trong từng kịch bản, là cơ sở để NH lập kế hoạch tài trợ dự phòng. Các kịch bản của Deustche Bank dựa trên các sự kiện lịch sử như sự sụp đổ thị trường chứng khoán 1987, căng thẳng thanh khoản Mỹ 1990, tấn công khủng bố 2001, khủng hoảng tài chính 2008, các case-study và các sự kiện giả định khác. Các kịch bản cũng gồm các sự kiện liên quan đến NH (bị sụt hạng), đến thị trường (rủi ro mang tính hệ thống) cũng như việc kết hợp cả hai sự kiện này. Thử

nghiệm được thực hiện hàng tháng trên các danh mục tiềm ẩn rủi ro trong và ngoài bảng cân đối. Ngoài ra, hàng quý, NH còn nghiên cứu tầm ảnh hưởng của cuộc căng thẳng thanh khoản giả định kéo dài đến 1 năm, cùng với các biện pháp giảm nhẹ tổn thất cần thiết.

Chiến lược duy trì tài sản thanh khoản: Biện pháp đối phó trong trường

hợp xấu là nắm giữ một lượng dự trữ bao gồm các tài sản trữ kho, tiền mặt tồn quỹ và dự trữ thanh khoản chiến lược. Khối lượng và tỉ lệ từng loại được xác định dựa vào kết quả của cuộc thử nghiệm khả năng chi trả. NH lọc ra các tài sản thanh khoản nhất trong ba nhóm trên để thành lập Quỹ dự trữ thanh khoản, đến 2010, quỹ này đạt 145 tỉ euro.

Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn: Đa dạng hóa nguồn vốn về dạng nhà

đầu tư, địa phương, sản phẩm và công cụ đầu tư là một yếu tố quan trọng. Nguồn vốn cơ bản của NH đến từ thị trường bán lẻ và các khách hàng của ngân hàng thanh toán. Một nguồn tài trợ khác là các khoản tiền gửi và vay nợ từ thị trường bán buôn.

Hệ thống thông tin, báo cáo nội bộ : Hệ thống báo cáo theo dõi các dòng

tiền trong vòng 18 tháng tiếp theo và được xây dựng logic tạo điều kiện cho các nhà quản lý nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận các thông số và trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng tại từng địa phương, vùng lãnh thổ và tổng hợp toàn cầu được phân chia theo loại tiền, loại sản phẩm dịch vụ và theo các ban chức năng.

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa (Trang 35 - 36)